Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút
Download ở dưới.
Số trang: 132 |
Định dạng: pdf |
Người đăng: Chaiko |
Ngày: 13/01/2025
Tên tài liệu
Định dạng
Luận văn Đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai tại thành phố Bắc Giang, năm 2010
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí
tại đây
Từ khóa:
Mô tả tài liệu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRẦN THI PHƯƠNG LAN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CUNG CÂP VÀ sử DỤNG DỊCH vụ Tư VẤN, XÉT NGHIỆM HIV Tự NGUYỆN CHO PHỤ NỮ MANG THAI TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG, NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TÊ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.76 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH TUÂN HÀ NỘI - 2010 1 / 15 LỜI CẢM ƠN Qua 2 năm học tập, được sự giúp đỡ, hướng dẫn và quan tâm của các thày, các cô, các bạn học, đồng nghiệp và gia đĩnh, giờ đây, em đã hoàn thành luận văn của mình, bằng tĩnh cảm chân thành nhất em xin gửi lời cảm ơn tới: Các thầy, cô giảo trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa học. TS. Nguyễn Anh Tuấn, đã nhiệt tĩnh hướng dẫn cho em, chia sẻ thông tin để em hoàn thành luận văn này. Thạc sĩ Đo Mai Hoa, Ths Lê Bảo Châu, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu đã đóng góp nhiều ý tưởng cho nghiên cứu. Lãnh đạo và cản bộ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, bệnh viện Phụ sản tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Y tế dự phòng thành pho và bệnh viện Đa khoa thành phố Bắc Giang đã tạo điểu kiện giúp đỡ và tham gia vào nghiên cứu. Các bạn bè lớp Cao học 12 đã chia sẻ kinh nghiệm học tập, động viên suốt quá trình học tập trong 2 năm qua. Gia đĩnh, những người thân đã cùng chia sẻ những vất vả, vui, buồn là nguồn động viên, nâng đỡ em trong suốt thời gian học tập. Một lần nữa em xỉn gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc tới tất cả. Trần Thị Phương Lan 2 / 15 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AIDS Acquired Immuno-Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) ARV BVĐKTP BVPS CBTV CBYT CSSKSS CTV ĐTNC HIV Antiretrovirus - Thuốc kháng retrovirus Bệnh viện Đa khoa thành phố Bệnh viện Phụ sản tỉnh Bắc Giang Cán bộ tư vấn Cán bộ y tế Chăm sóc sức khoẻ sinh sản Cộng tác viên Đối tượng nghiên cứu Human Immunodeficiency Virus (Virut gây suy giảm miễn dịch ở người) HV PC PLTMC PNMT PVS STIs THTP TLN TPBG TT YTDP TP TVXN TVXNTN UNAIDS Học viên Phòng chống Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con Phụ nữ mang thai Phỏng vấn sâu Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục Trung học phổ thông Thảo luận nhóm Thành phố Bắc Giang Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Bắc Giang Tư vấn, xét nghiệm Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện United Nations Programme on HIV/AIDS (Chương trình Liên hợp quốc về phòng chong HIV/AIDS) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giớĩ) 3 / 15 MỤC LỤC TÓM TẮT NGHIÊN cứu...........................
. NGUYỄN ANH TUÂN HÀ NỘI - 2010 1 / 15 LỜI CẢM ƠN Qua 2 năm học tập, được sự giúp đỡ, hướng dẫn và quan tâm của các thày, các cô, các bạn học, đồng nghiệp và gia đĩnh, giờ đây, em đã hoàn thành luận văn của mình, bằng tĩnh cảm chân thành nhất em xin gửi lời cảm ơn tới: Các thầy, cô giảo trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa học. TS. Nguyễn Anh Tuấn, đã nhiệt tĩnh hướng dẫn cho em, chia sẻ thông tin để em hoàn thành luận văn này. Thạc sĩ Đo Mai Hoa, Ths Lê Bảo Châu, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu đã đóng góp nhiều ý tưởng cho nghiên cứu. Lãnh đạo và cản bộ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, bệnh viện Phụ sản tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Y tế dự phòng thành pho và bệnh viện Đa khoa thành phố Bắc Giang đã tạo điểu kiện giúp đỡ và tham gia vào nghiên cứu. Các bạn bè lớp Cao học 12 đã chia sẻ kinh nghiệm học tập, động viên suốt quá trình học tập trong 2 năm qua. Gia đĩnh, những người thân đã cùng chia sẻ những vất vả, vui, buồn là nguồn động viên, nâng đỡ em trong suốt thời gian học tập. Một lần nữa em xỉn gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc tới tất cả. Trần Thị Phương Lan 2 / 15 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AIDS Acquired Immuno-Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) ARV BVĐKTP BVPS CBTV CBYT CSSKSS CTV ĐTNC HIV Antiretrovirus - Thuốc kháng retrovirus Bệnh viện Đa khoa thành phố Bệnh viện Phụ sản tỉnh Bắc Giang Cán bộ tư vấn Cán bộ y tế Chăm sóc sức khoẻ sinh sản Cộng tác viên Đối tượng nghiên cứu Human Immunodeficiency Virus (Virut gây suy giảm miễn dịch ở người) HV PC PLTMC PNMT PVS STIs THTP TLN TPBG TT YTDP TP TVXN TVXNTN UNAIDS Học viên Phòng chống Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con Phụ nữ mang thai Phỏng vấn sâu Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục Trung học phổ thông Thảo luận nhóm Thành phố Bắc Giang Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Bắc Giang Tư vấn, xét nghiệm Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện United Nations Programme on HIV/AIDS (Chương trình Liên hợp quốc về phòng chong HIV/AIDS) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giớĩ) 3 / 15 MỤC LỤC TÓM TẮT NGHIÊN cứu.......................................................................................vi ĐẶT VẨN ĐÈ..........................................................................................................1 MỤC TIÊU...............................................................................................................3 TỎNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................4 1.1.Tình hình dịch HIV/AIDS............................................................................4 1.2.Một sổ khái niệm và nội dung về tư vấn và xét nghiệm HIV......................7 1.3.Chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con..................................9 1.4.Địa bàn thành phố Bắc Giang.....................................................................16 1.5.Các nghiên cứu về hoạt động tư vấn trong chương trình PLTMC..............20 1.6.Thảo luận với các bên liên quan.................................................................22 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu ...........................................................................24 2.1.Thiết kế nghiên cứu....................................................................................24 2.2.Đối tượng nghiên cứu.................................................................................24 2.3.Thời gian và địa điểm.................................................................................24 2.4.Cỡ mẫu và cách chọn mẫu..........................................................................24 2.5.Các chỉ số đánh giá.....................................................................................26 2.6.Một số tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu.............................................28 2.7.Phương pháp xử lý, phân tích số liệu.........................................................29 2.8.Đạo đức trong nghiên cứu..........................................................................30 2.9.Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục...............................................30 KÉT QUẢ NGHIÊN cứu......................................................................................32 3.1.Thực trạng hoạt động TVXN HIV cho PNMT tại các cơ sở sản phụ khoa cung cấp dịch vụ trên địa bàn TP BG..........................................................................32 3.2.Thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ TVXN HIV của PNMT................42 3.3.Nhận xét và góp ý của PNMT về Dịch vụ TVXN HIV tại TP BG.............57 4 / 15 BÀN LUẬN............................................................................................................60 4.1.Thực trạng cung cấp dịch vụ TVXNTN cho PNMT tại các cơ sở sản phụ khoa trên địa bàn TP BG.............................................................................................60 4.2.Đặc điểm PNMT trên địa bàn TPBG - Khách hàng/Đối tượng đích của dịch vụTVXN HIV.....................................................................................................69 4.3.Sự tiếp cận với dịch vụ TVXN HIV của PNMT trên địa bàn TP BG.........70 4.4.PNMT sử dụng dịch vụ TVXN HIV ở các cơ sở sản phụ khoa trên địa bàn TPBG..................................................................................................................74 KÉT LUẬN............................................................................................................81 5.1.Đánh giá thực trạng hoạt động TVXN HIV cho PNMT tại các cơ sở sản phụ khoa cung cấp dịch vụ trên địa bàn TP BG.........................................................81 5.2.Đánh giá sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ TVXN HIV của PNMT trên địa bàn TP BG82 KHUYỂN NGHỊ VÀ PHÔ BIẾN KÉT QUẢ......................................................84 6.1.Khuyến nghị...............................................................................................84 6.2.Phổ biến kết quả nghiên cứu.......................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................86 PHỤ LỤC...............................................................................................................89 Phụ lục 1. Cây vấn đề..........................................................................................89 Phụ lục 2. Các bên liên quan và mối quan tâm...................................................90 Phụ lục 3. Bản kế hoạch thu thập thông tin.........................................................92 Phụ lục 4. Công cụ thu thập thông tin.................................................................98 5 / 15 V DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Cơ sở hạ tàng phục vụ TVXN HIV cho PNMT......................................32 Bảng 3.2. Các tài liệu, sổ sách và biểu mẫu dùng cho TVXNTN cho PNMT.........33 Bảng 3.3. Thông tin về kinh phí cho Dịch vụ và chi phí xét nghiệm HIV...............34 Bảng 3.4. Cán bộ phục vụ TVXN HIV cho PNMT.................................................35 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá thực hành tư vấn của các tư vấn viên...........................36 Bảng 3.6. Kết quả tư vấn và thời gian trả kết quả xét nghiệm.................................39 Bảng 3.7. Các dịch vụ chuyển tiếp cho PNMT được cán bộ tư vấn giới thiệu........41 Bảng 3.8. Thông tin về các phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu (N = 200)........43 Bảng 3.9. Nguồn cung cấp về dịch vụ TVXN HIV cho PNMT (N=200)................44 Bảng 3.10. Khám thai và làm xét nghiệm HIV của PNMT.....................................45 Bảng 3.11. Lý do không làm XN HIV hoặc lựa chọn một cơ sở để XN HIV..........46 Bảng 3.12. Sử dụng dịch vụ TVXN HIV ở PNMT (N = 131).................................49 Bảng 3.13. Nội dung tư vấn cho PNMT tham gia nghiên cửu.................................51 Bảng 3.14. Một số tỷ lệ ở nhóm PNMT có làm xét nghiệm HIV............................53 Bảng 3.15. Mối liên quan của một số yếu tố nhân khẩu học với TVXNTN............55 Bảng 3.lóa. Khám thai và tư vấn trước XN.............................................................56 Bảng 3.16b. Tư vấn trước XN với thông báo kết quả và tư vấn sau XN.................56 Bảng 3.lóc. Thời điểm làm XN với thông báo kết quả và tư vấn sau XN...............56 Bảng 3.17. Nhận xét của PNMT về Dịch vụ TVXN HIV (N = 131)......................57 DANH MỤC BIẺU ĐÒ • Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ xét nghiệm HIV trong thời gian mang thai ở PNMT..................47 Biểu đồ 3.2. Kết quả tư vẩn XN cho PNMT............................................................50 Biểu đồ 3.3. Tư vấn và xét nghiệm ở PNMT...........................................................54 Biểu đồ 3.4. Nhận xét của khách hàng (PNMT) về Dịch vụ TVXN HIV................58 Biểu đồ 3.5. Những góp ý của PNMT cho Dịch vụ TVXN HIV.............................59 6 / 15 TÓM TẮT NGHIÊN cứu Tư vấn, xét nghiệm (TVXN) HIV hay tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện (TVXNTN) cho phụ nữ mang thai (PNMT), một nội dung quan trọng trong gói dịch vụ chăm sóc và điều trị toàn diện Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) của chương trình PLTMC đã được triển khai tại tỉnh Bắc Giang từ năm 2007. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện trong năm 2009 chỉ là 35% đang còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chương trình (60%). Thêm vào đó, hầu hết phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm HIV vào thời điểm muộn khi chuyển dạ. Thành phố Bắc Giang (TPBG) là nơi được lưu tâm triển khai dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện và đến nay là nơi có lượng khách hàng đông nhất, do vậy tìm hiểu hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai của TPBG sẽ cho ta hiểu hơn những lý do dẫn đến tỷ lệ phụ nữ mang thai được tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện lại thấp như vậy trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để cải thiện thực trạng hiện tại. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Đảnh giả tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ tư van, xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai tại thành phổ Bắc Giang, năm 2010" nhằm mục tiêu: 1) Đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai tại các cơ sở sản phụ khoa cung cấp dịch vụ trên địa bàn thành phố Bắc Giang; và 2) Đánh giá việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện của phụ nữ mang thai trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang: Nghiên cứu định tính thông qua 11 cuộc phỏng vấn: 01 phỏng vấn sâu (PVS) với lãnh đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, 06 bà mẹ đã và chưa từng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, phỏng vấn 04 lãnh đạo/cán bộ phụ trách các cơ sở tư vấn, xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và 01 cuộc thảo luận nhóm (TLN) với 08 cán bộ tham gia thực hiện TVXNTN cho PNMT tại các cơ sở sản phụ khoa trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu định lượng thông qua quan sát 10 cuộc tư vấn của cán 7 / 15 vii bộ thực hiện tư vấn trong hoạt động TVXNTN tại 4 cơ sở, phỏng vấn theo bộ câu hỏi trên 200 PNMT đã sinh con trong khoảng thời gian từ 1/2010 - 3/2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện tại các cơ sở sản phụ khoa trên địa bàn thành phố Bắc Giang: - Hầu hết cơ sở vật chất của dịch vụ còn thiếu thốn chưa đạt tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đã quy định; - Các cơ sở dịch vụ chưa có đủ các tài liệu, phương tiện và công cụ cần thiết theo quy định; Sinh phẩm chưa được cung cấp đầy đủ; - Kinh phí dành cho dịch vụ còn thiểu; Nhân lực chưa đồng đều về sổ lượng cũng như trình độ; và - Thái độ phục vụ của cán bộ tham gia tư vấn, xét nghiệm HIV cho PNMT chưa đạt yêu cầu. Trên 200 phụ nữ mang thai được phỏng vấn, có 67,5% phụ nữ mang thai biết đến dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện qua ti vi, 66% phụ nữ mang thai biết đến dịch vụ tại bệnh viện Phụ sản (BVPS) tỉnh, 64,1% phụ nữ mang thai được làm xét nghiệm khi đi đẻ, và 61,8% tin tưởng vào trình độ chuyên môn của các cán bộ y tế (CBYT). Liên quan đển chất lượng dịch vụ, có 36,6% cho ràng dịch vụ hiện tại là chưa tốt. Đã có 65,5% làm xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai và chuyển dạ. Trong số đó có 58,8% người được tư vấn trước xét nghiệm, 49,6% được tư vấn sau xét nghiệm và 84,7% đã làm xét nghiệm tại bệnh viện Phụ sản. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện và được tư vấn xét nghiệm tự nguyện đẩy đủ các nội dung tương ứng là 31,0% và 3,5%. Sau đây là một số khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu: 1) xếp đặt phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho PNMT hợp lý hơn về phương tiện trang bị, nhân lực; 2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo; 3) Tìm nguồn kinh phí thường xuyên ổn định cho một sổ cơ sở dịch vụ trọng điểm; 4) Tăng cường theo dõi, giám sát và đánh giá hoạt động; và 5) Tăng cường tuyên truyền, quảng bá dịch vụ bằng nhiều nguồn thông tin. 8 / 15 ĐẶT VẤN ĐÈ Đại dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục gia tăng trên phạm vi toàn cầu và ở mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, tính đến 31/12/2009 số trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống là 160.019, số bệnh nhân AIDS còn sổng là 35.603 và 44.540 trường hợp tử vong do AIDS [5]. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMT ngày càng gia tăng, nên số trẻ em nhiễm HIV từ mẹ cũng ngày càng tăng. Ước tính, mỗi năm có từ 1,8 - 2 triệu phụ nữ sinh con, thì có khoảng 5.000 - 7.000 PNMT nhiễm HIV sinh con và ước tính mỗi năm có thêm khoảng 1.800 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ nếu không được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút (ARV) [6]. Hiện nay, Chương trình PLTMC đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc nhưng mới được tiến hành ở các bệnh viện phụ sản lớn; các cơ sở sản phụ khoa tuyến tỉnh và một số huyện nằm trong các dự án có nội dung PLTMC. Mặc dù, đến nay đã có các văn bản và quy trình triển khai hướng dẫn “Chăm sóc và điều trị phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con” nhưng các cơ sở sản phụ khoa mới chủ yểu là xét nghiệm HIV hàng loạt cho phụ nữ đến sinh mà thiếu tư vẩn. Chưa triển khai hoạt động TVXNTN ở tuyến xã, do đó PNMT khó tiếp cận được với dịch vụ TVXNTN và PLTMC. Qua nghiên cứu từ các nước có chương trình quốc gia PLTMC cho thấy cần chú trọng tới công tác TVXNTN cho PNMT nhằm phát hiện PNMT nhiễm HIV để họ có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ PLTMC. Cũng đã có một vài nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của chương trình PLTMC nhưng chủ yếu là đánh giá công tác triển khai chương trình PLTMC của các cơ sở y tế mà chưa tập trung vào nghiên cửu đánh giá hoạt động TVXNTN. Tỉnh Bắc Giang, tính đến 12/2009 phát hiện được 2093 người nhiễm HIV, TPBG nơi có số người nhiễm HIV cao nhất trong tỉnh: 1002/2093 người (chiếm 47,9%). Trong những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMT có chiều hướng tăng (0,13% năm 2005 đến 0,9% năm 2008 và 0,75% vào năm 2009) [2], tỷ lệ này cao hơn so với tỉ lệ trung bình trong cả nước (0,28% năm 2009) [5]. Chương trình PLTMC tại Bắc Giang bắt đầu triển khai từ năm 2007 sử dụng nguồn kinh phí 9 / 15 2 Chương trình mục tiêu quốc gia gồm các hoạt động TVXNTN cho PNMT, chăm sóc, điều trị PLTMC cho bà mẹ mang thai nhiễm HIV và con của họ, cung cấp sữa cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV đến ít nhất 6 tháng tuổi và giới thiệu đến các dịch vụ chăm sóc, điều trị và hỗ trợ phù hợp. Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS tỉnh năm 2009 cho thấy tỷ lệ PNMT được tư vấn, tự nguyện xét nghiệm HIV là 35% [2], thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chương trình quốc gia (60%) [6]. Trong 3 năm qua toàn tỉnh Bắc Giang mới chỉ phát hiện được 17 PNMT nhiễm HIV trong đó chỉ có 3 trường hợp phát hiện trong thời gian mang thai còn 14 trường hợp là phát hiện khi chuyển dạ. Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý chương trình tại Bắc Giang là tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ TVXNTN cho PNMT tại Bắc Giang đã và đang hoạt động như thế nào? Việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ TVXNTN cho PNMT ra sao? Có nhũng thuận lợi và khó khăn gì trong hoạt động TVXNTN cho PNMT?... Cho đến nay, chưa có nghiên cứu đánh giá nào trong lĩnh vực TVXNTN cho PNMT của TPBG và tỉnh Bắc Giang. Các số liệu có được đều từ báo cáo hàng năm tại BVPS tỉnh, các bệnh viện huyện/TP và trạm y tế xã/phường/thị trấn... nhưng không đầy đủ về chất lượng và hiệu quả của công tác này. Mặt khác, TPBG là nơi triển khai các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV trong chương trình PLTMC cả ở cấp tỉnh và thành phố nên PNMT đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ sẽ thuận tiện hơn các huyện trong tỉnh. Do vậy, đánh giá dịch vụ TVXNTN trên địa bàn TPBG sẽ phản ánh được một phần thực trạng hoạt động TVXNTN của tỉnh Bắc Giang. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ”Đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai tại thành phổ Bắc Giang, năm 2010” với mục tiêu: 10 / 15 3 MỤC TIÊU 1.Đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai tại các cơ sở sản phụ khoa cung cấp dịch vụ trên địa bàn thành phố Bắc Giang, năm 2010. 2.Đánh giá việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện của phụ nữ mang thai. 11 / 15 4 Chương 1 TÔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Tình hình dịch HIV/AIDS 1.1.1.Trên thế giới Đại dịch HIV/AIDS đã đặt một gánh nặng lớn về bệnh tật và tử vong lên phụ nữ và trẻ em. Theo Báo cáo về sức khoẻ phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu do Tố chức Y tế Thể giới (WHO) mới công bố vào đầu 11/2009 thì các bệnh liên quan đến AIDS đang là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Theo thống kê của WHO đến tháng 12/2007 toàn thế giới có khoảng 33,2 triệu người hiện đang bị nhiễm HIV, 50% người đang sổng với HIV trên thế giới là phụ nữ và 7,5% là trẻ em dưới 15 tuổi [7]. Phụ nữ đang trở thành nhóm dân số có tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV, ở những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch như khu vực cận Sahara Châu Phi, hai phần ba tổng số người đang sống với HIV và 77% số phụ nữ nhiễm HIV của toàn thế giới đang sống tại khu vực này [19], Số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV ngày một tăng. Chỉ tính riêng trong năm 2008, ước tính trên toàn cầu có khoảng 430.000 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ, 12 / 15 5 hơn 90% trong số trẻ mới nhiễm năm 2008 là ở các nước vùng cận Sahara châu Phi [1]. Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, trong 115 triệu ca sinh mỗi năm, ước tính 1,5 triệu ca là từ các bà mẹ nhiễm HIV. Gần 90% tổng số phụ nữ mang thai nhiễm HIV tập trung ở 20 quốc gia, tỉ lệ cao nhất thuộc về Nam Phi (15%), tiếp đó là Nigeria (13%) (2007) [26]. Gánh nặng của dịch HIV/A1DS đã chuyển hướng từ đàn ông sang phụ nữ và trẻ em. Trong số các trường hợp nhiễm HIV trên toàn cầu năm 2007 thì con số 15,4 triệu phụ nữ sống chung với HIV đã tăng thêm 1,6 triệu so với năm 2001 (13,8 triệu), tại vùng Cận Sahara Châu Phi gần 61% người lớn đang sống cùng HIV là phụ nữ, Châu Á tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV năm 2007 là 29% (so với 26% năm 2001). 13 / 15 5 Sổ lượng trẻ em đang sống với HIV trên toàn cầu tăng từ 1,5 triệu năm 2001 lên 2,5 triệu năm 2007, chủ yếu lây nhiễm HIV do từ mẹ bị nhiễm truyền sang [20] 1.1.2.Tại Việt Nam Tính đến 31/12/2009, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 160.019 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 35.603 và 44.540 trường hợp đã tử vong do AIDS, số trường họp nhiễm HIV ở nam giới cao gần gấp 3 lần so với nữ giới, tuy nhiên so với năm 2008 và các năm trước, phân bố theo giới trong năm 2009 có sự thay đổi và có xu hướng dịch chuyển sang nữ giới. Trong năm 2009 phân bố các trường hợp nhiễm HIV vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 20 - 39 tuổi chiếm 85,1% số trường hợp nhiễm HIV và tỷ lệ này hầu như không thay đổi nhiều trong khoảng 5 năm trở lại đây. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMT có xu hướng tăng lên từ 0,21% năm 2008 lên 0,28% năm 2009, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với những năm trước đây [5]. Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam hiện vẫn trong giai đoạn tập trung với tỷ lệ hiện nhiễm cao nhất nằm trong các nhóm quần thể những người tiêm chích ma tuý (18,4%), phụ nữ mại dâm (3,2%) và nam tình dục đồng giới (50%). Theo ước tính hiện nay tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 0,28% và con số phát hiện được từ đầu vụ dịch đến nay là 0,23% [5], về cơ bản chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của đại dịch thể hiện tỷ lệ hiện nhiễm HIV dưới 0,3% so với mục tiêu của chiến lược quốc gia đề ra [8]. Hình thái lây nhiễm HIV có xu hướng chuyển dịch từ lây truyền qua đường máu sang lây truyền qua đường tình dục. Trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ người nhiễm HIV lây qua con đường quan hệ tình dục không an toàn tăng dần từ 12% năm 2004 lên 27% năm 2008 và 29% năm 2009, đồng thời tỷ lệ này có sự khác nhau giữa các vùng sinh thái [5]. 1.1.3.Tình hình dịch HIV/AIDS tại Bắc Giang Tính đến ngày 31/12/2009, lũy tích số người nhiễm HIV được phát hiện là 3.120, trong đó sổ người nhiễm có địa chỉ tại tỉnh Bắc Giang là 2.093 người, đã có 1.109 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 456 người đã tử vong do AIDS [2]. 14 / 15 6 LŨY TÍCH SỐ NGƯỜI NHIỄM HIV QUA CÁC NĂM (Nguồn sổ liệu từ Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh) 0 Mới nhiêm 0 Lùỵ tích Tất cả 10 huyện/TP với 176/230 xã/phường/thị trấn (76,5%) phát hiện có người nhiễm HIV, TPBG là nơi có số người nhiễm cao nhất: 1002/2093 (47,9%), thấp nhất là huyện Sơn Động: 51/2093 (2,4%) ương tổng số người nhiễm HIV được phát hiện trong tỉnh, số người nhiễm HIV chủ yếu là nam giới: 1.689 (81 %) gấp 4,3 lần so với nữ. Tuy nhiên, những năm gần đây số phụ nữ phát hiện nhiễm HIV ngày càng nhiều. Đối tượng tập trung nhiều trong nhóm nghiện chích ma tuý 66%; Gái mại dâm: 2 %) [2]. PHÂN TÍCH THEO NHÓM ĐỐI TƯỢNG (Nguồn báo cáo từ Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh - năm 2009) Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) 15 / 15