Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút
Download ở dưới.
Số trang: 104 |
Định dạng: pdf |
Người đăng: Tài Liệu Full |
Ngày: 28/10/2024
Tên tài liệu
Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm trong việc xây dựng trường học hạnh phúc ở trường thpt dtnt tỉnh nghệ an
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí
tại đây
Từ khóa: xây dựng trường học hạnh phúc ; trường thpt dtnt tỉnh nghệ an
Mô tả tài liệu
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH LĨNH VỰC: CÔNG ĐOÀN Nhóm tác giả: 1. Nguyễn Thị Kiều Hoa - Hiệu trưởng 2. Trương Thị Thanh Thủy - Chủ tịch công đoàn 3. Nguyễn Thị Phương Loan - Phó Chủ tịch CĐ 4. Lê Thị Lệ Hồng - Tổ phó chuyên môn 5. Lê Thị Ngọc Mai - Giáo viên chủ nhiệm Số điện thoại: 0949529922/ 0973553268 Vinh, tháng 3 năm 2021 1 / 15 2 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 2 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 2 3 MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 5 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 4 NỘI DUNG 5 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1 Cơ sở lý luận 5 1.1.1 Các văn bản chỉ đạo thực hiện 5 1.1.2 Các khái niệm liên quan 5 1.1.3 Cơ sở để xây dựng Trường học hạnh phúc 5 1.1.4 Tiêu chí để xây dựng Trường học hạnh phúc 5 1.2 Cơ sở thực tiễn 6 1.2.1 Thực trạng chung 6 1.2.2 Thực trạng về xây dựng Trường học hạnh phúc tại Trường THPT DTNT Tỉnh 7 2 Một số giải pháp góp phần xây dựng Trường học hạnh phúc tại Trường THPT DTNT Tỉnh 9 2.1 Thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc” 9 2.1.1 Mục đích 9 2.1.2 Cách thức thực hiện 9 2.1.3 Kết quả đạt được 10 2.2 Xây dựng lớp học, trường học yêu thương, thân thiện 10 2.2.1 Mục đích 10 2.2.2 Cách thức thực hiện 11 2.2.3 Kết quả đạt được 17 2.3 Phối hợp và gắn kết giữa học sinh, giáo viên, nhân viên với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để kết nối yêu thương 18 2.3.1 Mục đích 18 2.3.2 Cách thức thực hiện 19 2.3.3 Kết quả đạt được 29 2.4 Giáo dục học sinh bằng phương pháp kỉ luật tích cực để phát triển phẩm chất năng lực, các kĩ năng mềm để tự bảo vệ 30 2 / 15 3 mình và thích ứng với môi trường xung quanh 2.4.1 Mục đích 30 2.4.2 Cách thức thực hiện 30 2.4.3 Kết quả đạt được 35 2.5 Xây dựng các câu lạc bộ phù hợp với đối tượng 36 2.5.1 Mục đích 36 2.5.2 Cách thức thực hiện 36 2.5.3 Kết quả đạt được 38 2.6 Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một Trường học hạnh phúc 39 2.6.1 Mục đích 39 2.6.2 Cách thức thực hiện 39 2.6.3 Kết quả đạt được 44 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 45 3.1 Kết quả đạt được 45 3.1.1 Kết quả qua phỏng vấn, điều tra, khảo sát 45 3.1.2 Kết quả qua học tập và rèn luyện của học sinh 47
ng Loan - Phó Chủ tịch CĐ 4. Lê Thị Lệ Hồng - Tổ phó chuyên môn 5. Lê Thị Ngọc Mai - Giáo viên chủ nhiệm Số điện thoại: 0949529922/ 0973553268 Vinh, tháng 3 năm 2021 1 / 15 2 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 2 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 2 3 MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 5 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 4 NỘI DUNG 5 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1 Cơ sở lý luận 5 1.1.1 Các văn bản chỉ đạo thực hiện 5 1.1.2 Các khái niệm liên quan 5 1.1.3 Cơ sở để xây dựng Trường học hạnh phúc 5 1.1.4 Tiêu chí để xây dựng Trường học hạnh phúc 5 1.2 Cơ sở thực tiễn 6 1.2.1 Thực trạng chung 6 1.2.2 Thực trạng về xây dựng Trường học hạnh phúc tại Trường THPT DTNT Tỉnh 7 2 Một số giải pháp góp phần xây dựng Trường học hạnh phúc tại Trường THPT DTNT Tỉnh 9 2.1 Thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc” 9 2.1.1 Mục đích 9 2.1.2 Cách thức thực hiện 9 2.1.3 Kết quả đạt được 10 2.2 Xây dựng lớp học, trường học yêu thương, thân thiện 10 2.2.1 Mục đích 10 2.2.2 Cách thức thực hiện 11 2.2.3 Kết quả đạt được 17 2.3 Phối hợp và gắn kết giữa học sinh, giáo viên, nhân viên với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để kết nối yêu thương 18 2.3.1 Mục đích 18 2.3.2 Cách thức thực hiện 19 2.3.3 Kết quả đạt được 29 2.4 Giáo dục học sinh bằng phương pháp kỉ luật tích cực để phát triển phẩm chất năng lực, các kĩ năng mềm để tự bảo vệ 30 2 / 15 3 mình và thích ứng với môi trường xung quanh 2.4.1 Mục đích 30 2.4.2 Cách thức thực hiện 30 2.4.3 Kết quả đạt được 35 2.5 Xây dựng các câu lạc bộ phù hợp với đối tượng 36 2.5.1 Mục đích 36 2.5.2 Cách thức thực hiện 36 2.5.3 Kết quả đạt được 38 2.6 Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một Trường học hạnh phúc 39 2.6.1 Mục đích 39 2.6.2 Cách thức thực hiện 39 2.6.3 Kết quả đạt được 44 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 45 3.1 Kết quả đạt được 45 3.1.1 Kết quả qua phỏng vấn, điều tra, khảo sát 45 3.1.2 Kết quả qua học tập và rèn luyện của học sinh 47 3.1.3 Đối với giáo viên 49 3.1.4 Đối với nhà trường 49 3.2 Bài học kinh nghiệm 50 3.2.1 Cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện tình hình thực tế 50 3.2.2 Lựa chọn, xác định nội dung trọng tâm xây dựng mô hình trường học hạnh phúc cho phù hợp với từng giai đoạn, điều kiện thực tế của nhà trường và lớp học 50 3.2.3 Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường để xây dựng trường học hạnh phúc đạt hiệu quả cao 50 3.2.4 GV phải luôn lấy học sinh làm trung tâm trong giảng dạy và các hoạt động tập thể 51 3.2.5 GV phải luôn thấu hiểu học sinh để tạo nên môi trường hạnh phúc 51 3.3 Hướng phát triển của đề tài 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 1 Kết luận 52 2 Kiến nghị và đề xuất 52 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC 3 / 15 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Từ hoặc cụm từ THPT Trung học phổ thông DTNT Dân tộc nội trú THPT DTNT Trung học phổ thông Dân tộc nội trú SGD Sở giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo CBNGNLĐ Cán bộ nhà giáo người lao động CĐ Công đoàn CĐGDVN Công đoàn giáo dục Việt Nam DTTS Dân tộc thiểu số GVCN Giáo viên chủ nhiệm CLB Câu lạc bộ BGH Ban giám hiệu BCH Ban chấp hành HS Học sinh GV Giáo viên UBND Ủy ban nhân dân NV Nhân viên TC Tiêu chuẩn KHKT Khoa học kĩ thuật GĐ Giám đốc 4 / 15 5 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hạnh phúc là điều mà bao đời nay loài người chúng ta luôn mong muốn đạt được. Ở mỗi thời điểm, mỗi địa điểm khác nhau, chúng ta sẽ mong muốn hạnh phúc với những nội hàm khác nhau. Nhưng mong muốn có được niềm vui, đạt được ý nguyện mà mình hướng đến đó là mục tiêu sống, mục tiêu hành động của tất cả mọi người trong mọi thời đại. Liên hợp quốc (UN) đã thừa nhận “Hạnh phúc là một trong những quyền cơ bản của con người” và lấy ngày 20/3 hàng năm là “Ngày quốc tế hạnh phúc”. Một ngôi trường cũng vậy, muốn thực hiện tốt vai trò giáo dục, muốn đạt được kết quả giáo dục toàn diện thì rất cần thiết phải xây dựng trường học hạnh phúc. Trường học hạnh phúc là nơi mà bầu không khí yêu thương tích cực, luôn được đặt lên hàng đầu. Là nơi luôn đong đầy nụ cười của thầy cô, của các em học sinh, là nơi niềm vui và hạnh phúc luôn ngập tràn. Trong ngôi trường hạnh phúc, học sinh luôn được tôn trọng, luôn được tự tin thể hiện sở trường, khả năng, phát huy những mặt mạnh của mình dưới sự đồng hành của thầy cô. Trong thực tế không phải trường học nào cũng có thể đạt được kết quả hạnh phúc như mong muốn. Theo một cuộc khảo sát của Ủy ban Châu Âu liên quan đến thành tích học tập và sự phát triển của cá nhân, trẻ hạnh phúc và thoải mái khi đến trường ảnh hưởng đến kết quả học tập. Cụ thể là những học sinh hài lòng với cuộc sống ở trường học sẽ phát triển tốt hơn, có khả năng thích ứng với môi trường cao hơn, làm gia tăng nguồn lực cá nhân. Tương tự thì giáo viên đến trường với một môi trường thân thiện, yêu thương sẽ phát huy khả năng làm việc của bản thân. Tuy nhiên, trong thực tế những năm gần đây, số học sinh gặp các vấn đề ở trường như: mối quan hệ thầy trò và bạn bè căng thẳng, tỷ lệ stress cao, bạo lực học đường đáng báo động…dẫn tới việc trốn học, bỏ học, trầm cảm, rối loạn tâm lí hay trầm trọng hơn là tự tử ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy trẻ không hạnh phúc khi đến trường. Chính vì vậy, trong các trường THPT nói chung và Trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh nói riêng việc xây dựng ngôi trường hạnh phúc là một việc làm cấp thiết. Để mỗi ngày đến trường học sinh luôn có cảm giác trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em. Là nơi thầy cô, học sinh và phụ huynh đều được hạnh phúc. Trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh là một ngôi trường đặc thù. Nằm trên địa bàn thành phố Vinh nhưng học sinh lại là con em đồng bào dân tộc thiểu số 5 / 15 6 miền tây Nghệ An. Tại ngôi trường này, học sinh ngoài học tập các môn văn hóa trên lớp còn ăn, ở, sinh hoạt trong khuôn viên nhà trường. Vì vậy việc tạo dựng một môi trường hạnh phúc, vui vẻ, đầm ấm để các em yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè và thầy cô là việc làm rất cần thiết. Ngày 12 - 11- 2019 CĐGDVN đã có Kế hoạch số 312 - CĐGDVN ngày 12-11- 2019 về việc Hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công đoàn ngành GD& ĐT Nghệ An đã triển khai Kế hoạch số 235 ngày 29 -12-2019 về việc Hướng dẫn và Tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Hưởng ứng cuộc vận động của CĐGDVN, CĐ ngành GD & ĐT Nghệ An về “Xây dựng Trường học hạnh phúc”, Trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An đã tích cực phát động và xem đây là một nội dung trọng tâm của nhà trường. Nhà trường đã chỉ đạo phải xây dựng thành công mô hình trường học hạnh phúc. Thực hiện nhiệm vụ nhà trường, trong hơn một năm qua, chúng tôi đã đúc rút được “Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng Trường học hạnh phúc ở Trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An”. 2. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Lần đầu tiên đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng Trường học hạnh phúc ở Trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An” được thực hiện ở Trường THPT DTNT Tỉnh - là ngôi trường chuyên biệt, trung tâm chất lượng cao của giáo dục miền núi tỉnh nhà. - Các giải pháp được đề xuất trong đề tài phù hợp với đặc điểm đối tượng giáo viên, học sinh và môi trường sinh hoạt, học tập ở Trường THPT DTNT Tỉnh. - Các giải pháp mà đề tài đề xuất đáp ứng được quan điểm, yêu cầu xây dựng trường học hạnh phúc, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục. 3. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích: Các giải pháp góp phần xây dựng trường học hạnh phúc nhằm: + Giúp cho học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến trường. Tạo sự hứng thú cho học sinh tích cực học tập. 6 / 15 7 + Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó trở nên yêu nghề và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình. + Giúp cho nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực thành công. Thiết nghĩ để hướng đến trường học hạnh phúc không chỉ một người, một các nhân hay một tổ chức trong nhà trường có thể thực hiện được mà tất cả mọi các nhân và tổ chức đều phải vào cuộc một cách đồng bộ và mạnh mẽ để xây dựng một môi trường thân thiện, vui vẻ, gần gũi, văn minh thấu hiểu và tôn trọng, an toàn. Những giải pháp được đề xuất trong đề tài này là những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình tổ chức các hoạt động, sự phối hợp giữa nhiều cá nhân và tổ chức trong và ngoài nhà trường. Trong đó những người tham gia thực hiện đề tài đều thực hiện nhiệm vụ ở những bộ phận khác nhau, nhưng cùng chung một mục tiêu đó là xây dựng trường học hạnh phúc. Với vai trò của nhiều bộ phận: quản lý - là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, kết hợp với một số kinh nghiệm được đúc rút từ cương vị những người đứng đầu tổ chức Công đoàn - Chủ tịch và phó chủ tịch công đoàn, phối hợp với tổ chuyên môn mà cụ thể là tổ phó chuyên môn và đặc biệt là sự phối hợp thực hiện với giáo viên chủ nhiệm, để cùng hướng tới mục tiêu là đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng một ngôi trường hạnh phúc dành cho học sinh dân tộc thiểu số miền tây Nghệ An. Đồng thời, chúng tôi cũng có thể nhân rộng phương pháp, cách thức tổ chức, họat động trong nhà trường mà chúng tôi đã thể nghiệm có hiệu quả đến trường bạn. Từ đó có tiếng nói chung, cùng tham gia trao đổi, giao lưu, rút kinh nghiệm, giúp cho các hoạt động hướng đến xây dựng trường học hạnh phúc được lan tỏa đến các Trường THPT DTNT nói riêng và các trường THPT nói chung. Thực hiện chương trình công tác năm 2019, UBND Tỉnh Nghệ An đã giao Sở giáo dục và đào tạo tham mưu “Triển khai thí điểm xây dựng các trường trung học trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 2023, Trường THPT DTNT Tỉnh rất may mắn là một trong năm trường trên toàn tỉnh được chọn là trường thí điểm xây dựng trọng điểm chất lượng cao. Đề án này vừa thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành giáo dục tới giáo dục miền núi vừa khẳng định Trường THPT DTNT Tỉnh là ngôi trường trọng điểm, có vai trò quan trọng, nhất là trong giai đoạn mới. Từ chương trình này, những người làm công tác quản lý, công tác đoàn thể, chuyên môn cho đến 7 / 15 8 giáo viên chủ nhiệm như chúng tôi cần đóng góp công sức nhiều hơn nữa để đề ra và thực hiện những giải pháp phù hợp nhằm phát triển nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phương pháp: Để thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp: Phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra, xử lí số liệu, phương pháp tổng hợp. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi:“Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng trường học hạnh phúc ở Trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An” 5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận, đề tài gồm ba phần: Phần I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Phần II: Một số giải pháp góp phần xây dựng trường học hạnh phúc ở Trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh Nghệ An Phần III: Kết quả đạt được 8 / 15 9 NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận: 1.1.1. Các văn bản chỉ đạo thực hiện Ngày 12 -11- 2019 CĐGDVN đã có Kế hoạch số 312 - CĐGDVN ngày 12 -11- 2019 Về việc Hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Kế hoạch số 235 ngày 29 -12 - 2019 của Công đoàn ngành GD & ĐT Nghệ An Về việc Hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Kế hoạch số 135 ngày 4 - 1 - 2020 của Trường THPT dân tộc nội trú Tỉnh - Kế hoạch “Xây dựng trường học hạnh phúc” . 1.1.2. Các khái niệm liên quan: 1.1.2.1. Khái niệm “hạnh phúc”: Theo Từ điển Bách khoa định nghĩa về hạnh phúc: “Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lí trí”. 1.1.2.2. Khái niệm “Trường học hạnh phúc”: “Trường học hạnh phúc” là nơi mà thầy cô, học sinh, phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày GV và HS đến trường là một niềm hạnh phúc. 1.1.3. Cơ sở để xây dựng trường học hạnh phúc Thực hiện theo Kế hoạch số 312 - CĐGDVN ngày 12 - 11- 2019 về việc Hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 1.1.4. Tiêu chí để xây dựng Trường học hạnh phúc 1.1.4.1. Xây dựng Trường học có tình yêu thương 9 / 15 10 Trường học có tình yêu thương và hạnh phúc là nơi mà cả thầy cô, phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc. Đó là nơi mà các thầy cô tìm được niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy của mình và tích cực đưa ra các phương pháp dạy học chủ động, sáng tạo, luôn hỗ trợ, giúp đỡ học sinh của mình trong quá trình học tập, thiết lập được mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chia sẻ với học sinh. Trường học có tình yêu thương và hạnh phúc là nơi học sinh cảm thấy có hứng thú với những giờ học, hứng thú với thời gian học tập, sinh học tại trường. Không có áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, được thỏa sức vui đùa, hòa đồng với bạn bè. 1.1.4.2. Xây dựng Trường học an toàn Trường học an toàn là nơi không có bạo lực học đường, không có những vụ đánh nhau, xô xát, bắt nạt giữa học sinh, không có những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Ở đó, CBNGNLĐ và học sinh được đảm bảo sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lí, học sinh được chăm sóc, bảo vệ. 1.1.4.3. Xây dựng Trường học có sự tôn trọng Một trường học được xem là hạnh phúc khi ở đó không có những hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo. Đặc biệt, đó là nơi phải biết tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt một cá nhân lên cái chung của tập thể. Trong ngôi trường đó, mọi thành viên đều có cơ hội để phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không có ai bị bỏ lại phía sau, tất cả cùng thay đổi và tiến bộ. 1.2. Cở sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng chung 1.2.1.1. Thuận lợi Chỉ thị của CĐGDVN, của CĐ ngành GD & ĐT Nghệ An hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và tiêu chí, mục tiêu phát triển của ngành Giáo dục. Thông tư này ra đời được rất nhiều nhà trường, thầy cô hưởng ứng và phản hồi tích cực. Đã có nhiều hình thức tổ chức thực hiện để hướng đến trường học hạnh phúc hay, phù hợp, hiệu quả và đã có những tác động, chuyển biến tích cực. 1.2.1.2. Khó khăn Trong quá trình thực hiện để hướng đến trường học hạnh phúc. Một số trường học, đặc biệt là một số trường THPT, các hoạt động tổ chức chưa thực sự 10 / 15 11 đi vào thực chất, chưa đồng đều, hiệu quả chưa cao. Một số cơ sở tổ chức còn mang tính hình thức, chưa thực sự tạo được một môi trường hạnh phúc trong trường học, vẫn còn tồn tại bất cập trong quá trình thực hiện như sau: Cách thức, phương pháp tổ chức chưa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường, đối tượng học sinh. Bản thân các giáo viên, đặc biệt các GVCN chưa thực sự thấm nhuần định hướng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc. Nhiều nhà trường, nhiều lớp học, nhiều giáo viên vẫn còn đặt nặng thành tích học tập của học sinh, dẫn đến coi nhẹ những hoạt động giáo dục kỹ năng sống, coi nhẹ đời sống tinh thần của giáo viên, học sinh. Có trường học vẫn tổ chức thực hiện và hướng đến trường học hạnh phúc nhưng chưa đồng đều, chưa sâu rộng, nên chưa lan tỏa được không khí hạnh phúc trong toàn thể nhà trường. 1.2.2. Thực trạng về xây dựng trường học hạnh phúc tại Trường THPT DTNT Tỉnh - Đặc điểm tình hình Trường THPT DTNT Tỉnh Được thành lập vào ngày 15/10/1984, với tên gọi là Trường Thanh thiếu niên dân tộc vùng cao Nghệ Tĩnh và từ ngày 09/9/1991 được đổi tên thành Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An - địa chỉ 98, Mai Hắc Đế - TP Vinh tỉnh Nghệ An. Mục tiêu của trường là Đào tạo nguồn cán bộ và nguồn nhân lực cho các huyện miền núi trong tương lai. Trường THPT DTNT Nghệ An là một trường học đặc thù, nằm trong địa bàn thành phố nhưng tất cả các em học sinh đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số miền tây Nghệ An. Tại ngôi trường này, các em học sinh được ăn, ở, học tập và sinh hoạt nội trú 24/24h. Với đặc thù của môi trường nội trú như vậy nên công việc của giáo viên, công nhân viên nhà trường cũng khác với các trường THPT khác trong thành phố. Ngoài những giờ lên lớp trên bục giảng, chúng tôi còn là những người anh, người chị, người cha người mẹ chăm sóc các em những kĩ năng cuộc sống, những bữa cơm tập thể, là người bạn cùng các em tâm tình, sẻ chia. Ở môi trường nội trú, chúng tôi luôn có mặt kịp thời khi các em cần, xem các em học sinh là con, là em, xem ngôi trường nội trú là ngôi nhà thứ hai của mình. Với môi trường như vậy, mọi hoạt động của nhà trường đều hướng đến mục tiêu chung đó là xây dựng một ngôi trường thân thiện, hạnh phúc. Tất cả luôn bên nhau, yêu thương, sẻ chia, đoàn kết để cùng hướng đến thực hiện nhiệm vụ: “Đào tạo nguồn cán bộ cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh 11 / 15 12 nhà”, “Xây dựng Trường THPT DTNT Tỉnh là trung tâm chất lượng cao cho giáo dục miền núi Nghệ An”. * Về thuận lợi Từ khi có thông tư của BGD, CĐGDVN và CDNGD&ĐT Nghệ An về xây dựng Trường học phúc, Công đoàn nhà trường đã chủ động đăng kí với công đoàn ngành “Xây dựng Trường học hạnh phúc”, từ đó tất cả các bộ phận đều vào cuộc, cùng hướng đến mục tiêu xây dựng một môi trường học tập, sinh hoạt nội trú hạnh phúc. Từ các giáo viên bộ môn, GV chủ nhiệm, các nhân viên quản sinh, nhân viên phục vụ…đến các tổ chức đoàn thể như tổ chức công đoàn, tổ chức đoàn thanh niên…luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của BGH nhà trường, cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong hội đồng sư phạm nhà trường. Đa số các em học sinh ngoan, nhanh nhẹn, ý thức tốt, đoàn kết, có tinh thần xây dựng tập thể. Một số em năng động, nhiệt tình trong các hoạt động phong trào Đoàn thể. Cơ sở vật chất ngày được trang bị hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đội ngũ giáo viên giảng dạy trong lớp có trình độ chuyên môn, tâm huyết, yêu nghề. * Về khó khăn Các em đều là học sinh người dân tộc thiểu số, đến từ các huyện miền núi vùng sâu vùng xa của miền tây Nghệ An như là Thái, Khơ mú, Hmông, Ơ đu, Thổ… Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn đến từ các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Tân kì, Thanh Chương về thành phố sinh sống và học tập nên vẫn chưa quen với sinh hoạt, môi trường sống hiện đại. Học sinh có nhiều thành phần dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại có một phong tục tập quán, ngôn ngữ văn hóa khác nhau... Các hoạt động sinh hoạt tập thể vì thế cũng có nhiều trở ngại. Phần lớn các em đều rụt rè, nhút nhát, sống khép mình nên việc hòa nhập với tập thể, với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, địa phương còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa giáo viên, nhà trường và gia đình phụ huynh cũng rất khó khăn, vì nhà xa, việc đi lại của phụ huynh không mấy thuận tiện, thậm chí liên lạc qua điện thoại cũng mất một thời gian khá lâu vì không có sóng. Nhiều phụ huynh nói tiếng Việt chưa thạo, chưa biết chữ… 12 / 15 13 Mặc dù có thi tuyển đầu vào song chất lượng học tập so với các trường đóng trên địa bàn thành phố còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và tin học… Đó là khó khăn to lớn nhất cho việc giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhà trường. Cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học và phòng ở kí túc xá đã xuống cấp, các mảng tường bị nứt, thấm nước, mái ngói bị hư hỏng, hệ thống thoát nước ứ đọng, bảng tin hoạt động Đoàn đã cũ kĩ, bong nứt…Trường được xây dựng từ lâu, lại đóng ở địa bàn trung tâm thành phố nên diện tích còn hạn hẹp, không có khả năng mở rộng. 2. Một số kinh nghiệm góp phần xây dựng Trường học hạnh phúc ở Trường THPT DTNT Tỉnh 2.1. Thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc” 2.1.1. Mục đích Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng “Trường học hạnh phúc” của Trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh để tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng “Trường học hạnh phúc”. 2.1.2. Cách thức thực hiện Sau khi nhận được công văn của CĐ ngành GD và ĐT, Cấp ủy, lãnh đạo nhà trường đã triển khai và nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc” Trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An. Thành viên của Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc” bao gồm: cấp ủy, lãnh đạo nhà trường, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, các tổ trưởng, đại diện học sinh. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc”: lên kế hoạch tổng thể, hoạt động trong từng tuần, từng tháng, trong năm học. Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện. Tổ chức thực hiện các hoạt động, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến của CBNGNLĐ và HS trong toàn trường. Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động theo từng quý, từng kì và từng năm. Bổ sung, điều chỉnh kế hoạch hoạt động. Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo Xây dựng “Trường học hạnh phúc”: Mỗi tháng họp một lần vào ngày thứ 2 của tuần đầu tiên để triển khai kế hoạch và đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và bổ sung kế hoạch hoạt động; Lập trang thông tin điện tử để tuyên truyền, liên lạc… Ban chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch dựa trên 3 tiêu chí đã được cụ thể hóa: TC1 - Về Môi trường nhà trường và phát triển cá nhân; TC2 - Về Dạy 13 / 15 14 và học; TC3 - Về các mối quan hệ trong nhà trường. Có phương pháp thực hiện trong từng tiêu chí và phải bám sát yêu cầu của một trường học hạnh phúc đó là “Yêu thương, an toàn và tôn trọng”. ( Xem phụ lục 1: Kế hoạch xây dựng Trường học hạnh phúc năm học 2020 - 2021) 2.1.3. Kết quả đạt được Với việc kịp thời thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng trường học hạnh phúc” của Trường THPT DTNT Tỉnh, định hướng xây dựng, kế hoạch hoạt động đã được triển khai và thực hiện rất nhịp nhàng, hiệu quả. Một số hoạt động tuy mới, phương pháp thực hiện có sự thay đổi nhưng dưới sự hướng dẫn, tổ chức của Ban chỉ đạo các CBNGNLĐ và HS đã từng bước thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực. Các hình thực tổ chức, cách thức thực hiện đều dựa trên các tiêu chí mà kế hoạch đề ra Sau mỗi hoạt động đều có Ban chỉ đạo đánh giá, ghi nhận kết quả, có biểu dương khen thưởng và rút kinh nghiệm. Với sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc”, trong 2 năm qua Trường THPT DTNT Tỉnh đang có những định hướng và bước đi đúng đắn, có nhiều chuyển biến tích cực, toàn diện. Đang dần khẳng định được vị trí của ngôi trường chất lượng cao của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh nhà, là địa chỉ tin yêu của đồng bào dân tộc thiểu số miền tây Nghệ An. Là Mái nhà chung tràn ngập tình yêu thương, niềm hạnh phúc của CBNGNLĐ và các em học sinh. 2. 2. Xây dựng lớp học, trường học yêu thương, thân thiện 2.2.1. Mục đích Tạo ra một không khí yêu thương, hòa đồng, thân thiện giữa các thành viên trong lớp học, trường học để tất cả mọi học sinh đều cảm nhận mình được quan tâm, sẻ chia, là một thành viên của một gia đình lớn. Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh trong lớp, trong trường phải thực sự gần gũi, thân thiện là tiêu chí đầu tiên để thực hiện mục tiêu xây dựng Trường học hạnh phúc. Cùng nhiều hoạt động khác, hoạt động xây dựng môi trường lớp học yêu thương, thân thiện giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng ban đầu, cơ bản và cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của học sinh. Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức.., góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác, tinh thần tập thể cho học sinh. Trên cơ sở đó 14 / 15 15 bồi dưỡng cho học sinh thái độ đúng đắn, tinh thần trách nhiệm chung với công việc của tập thể. Để giúp học sinh lĩnh hội tốt các kiến thức kỹ năng để trở thành những con người phát triển toàn diện thì mỗi giáo viên không chỉ tổ chức các hoạt động dạy học mà còn phải tích cực tổ chức các hoạt khác, đặc biệt cần quan tâm đến hoạt động xây dựng lớp học thân thiện. Thông qua hoạt động này sẽ tạo hứng thú cho quá trình dạy học, các em sẽ được trao đổi thông tin, được củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức các môn học. Qua đó góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, tình yêu thương bạn bè, tinh thần tập thể. 2.2.2. Cách thức thực hiện: Trong quá trình xây dựng lớp học, trường học yêu thương, thân thiện, chúng tôi đã có nhiều phương pháp, cách thức thực hiện, sau đây là một số cách làm hay, đã mang lại hiệu quả thiết thực trong hai năm qua tại Trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh: 2.2.2.1.Trang trí lớp học, trường học thân thiện Hoạt động này do GVCN phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên và Công đoàn nhà trường. thực hiện ở các lớp: tổ chức cho học sinh trang trí lớp học theo chủ đề, chủ điểm hoặc theo sở thích của các em; Tôn tạo bồn hoa, cây cảnh tạo nên cảnh quan môi trường nhà trường xanh - sạch - đẹp; xây dựng thư viện sách hiện đại, thân thiện … - Trang trí lớp học theo chủ đề: hoạt động này do Đoàn trường phát động vào đầu năm học, GVCN hướng dẫn, tổ chức cho học sinh lớp mình phụ trách thực hiện Khuyến khích trang trí các góc mỹ thuật, góc học tập, góc trưng bày sản phẩm, góc lưu niệm… Các chủ đề mà Đoàn trường phát động cho các lớp thực hiện theo từng tháng. Chủ đề trang trí lớp học trong năm học 2019 - 2020. TT Tháng Chủ đề 1 Tháng 9,10 Một nửa thế giới là phụ nữ 2 Tháng 1,2 Yêu thương, thân thiện 3 Tháng 11,12 Tri ân thầy cô 4 Tháng 3,4 Sẻ chia, đồng cảm 5 Tháng 5,6 Ước mơ, khát vọng Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) 15 / 15