Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút
Download ở dưới.
Số trang: 51 |
Định dạng: pdf |
Người đăng: Tài Liệu Full |
Ngày: 28/10/2024
Tên tài liệu
Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của hs
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí
tại đây
Từ khóa: dạy học lịch sử lớp 10
Mô tả tài liệu
Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 1 Trường THPT Trần Quốc Tuấn PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Lịch sử là môn học rất quan trọng không chỉ cung cấp tri thức khoa học cho con người mà còn bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên thực tế những năm gần đây, hình như HS đang quay lưng lại với môn Lịch sử và không còn yêu thích môn học này, chất lượng dạy và học bộ môn giảm sút một cách kinh ngạc. Một thực trạng đáng buồn là tỉ lệ HS lựa chọn môn Sử trong kì thi tốt nghiệp (năm học 2013-2014) và kì thi THPT Quốc gia bắt đầu từ năm học này rất ít. Các em học lịch sử rất thờ ơ, học máy móc để đối phó với thầy cô. Riêng đối với môn Lịch sử lớp 10, tình trạng đó trở nên phổ biến hơn vì là lớp đầu cấp, chương trình không liên quan đến thi tốt nghiệp và cao đẳng, đại học nên HS học rất hờ hững, chưa đầu tư đúng mức. Đa số các em vẫn còn thói quen học đối phó, học vẹt, không nắm sâu được kiến thức vì vậy sẽ mau quên kiến thức cũ, hoặc có nhớ thì cũng không thực sự chính xác các sự kiện lịch sử. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: Một là do một số thầy cô chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, việc chuẩn bị tài liệu dạy học còn nghèo nàn. Trong quá trình dạy vẫn sử dụng lối thầy đọc- trò chép, lời giảng khô khan, phương pháp đơn điệu làm HS nhàm chán, không thích học. Hai là do bản thân môn Lịch sử lớp 10 có nội dung kiến thức nhiều, thời gian diễn ra dài và trải trên một không gian rộng lớn, gồm cả LSTG và LSDT mà chỉ từ 12 tiết/ tuần. Khi học lịch sử thì yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Vì thế bộ môn Lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em. Ba là do lối học thực dụng của HS và thái độ xem nhẹ môn Lịch sử của đa số phụ huynh, HS và kể cả một bộ phận GV nên chất lượng học tập không cao. Với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, song tôi luôn trăn trở làm sao để tiết học của mình trở nên hấp dẫn HS, khơi gợi sự thích thú và tích cực học ở các em. Ngoài các biện pháp khác như sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo... một biện pháp tôi thường sử dụng là đưa truyện kể lịch sử vào bài học. Thông qua những câu chuyện lịch sử sinh động sẽ có tác dụng giúp HS ghi nhớ tốt những sự kiện lịch sử, những nhân vật, mốc th
ức khoa học cho con người mà còn bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên thực tế những năm gần đây, hình như HS đang quay lưng lại với môn Lịch sử và không còn yêu thích môn học này, chất lượng dạy và học bộ môn giảm sút một cách kinh ngạc. Một thực trạng đáng buồn là tỉ lệ HS lựa chọn môn Sử trong kì thi tốt nghiệp (năm học 2013-2014) và kì thi THPT Quốc gia bắt đầu từ năm học này rất ít. Các em học lịch sử rất thờ ơ, học máy móc để đối phó với thầy cô. Riêng đối với môn Lịch sử lớp 10, tình trạng đó trở nên phổ biến hơn vì là lớp đầu cấp, chương trình không liên quan đến thi tốt nghiệp và cao đẳng, đại học nên HS học rất hờ hững, chưa đầu tư đúng mức. Đa số các em vẫn còn thói quen học đối phó, học vẹt, không nắm sâu được kiến thức vì vậy sẽ mau quên kiến thức cũ, hoặc có nhớ thì cũng không thực sự chính xác các sự kiện lịch sử. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: Một là do một số thầy cô chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, việc chuẩn bị tài liệu dạy học còn nghèo nàn. Trong quá trình dạy vẫn sử dụng lối thầy đọc- trò chép, lời giảng khô khan, phương pháp đơn điệu làm HS nhàm chán, không thích học. Hai là do bản thân môn Lịch sử lớp 10 có nội dung kiến thức nhiều, thời gian diễn ra dài và trải trên một không gian rộng lớn, gồm cả LSTG và LSDT mà chỉ từ 12 tiết/ tuần. Khi học lịch sử thì yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Vì thế bộ môn Lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em. Ba là do lối học thực dụng của HS và thái độ xem nhẹ môn Lịch sử của đa số phụ huynh, HS và kể cả một bộ phận GV nên chất lượng học tập không cao. Với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, song tôi luôn trăn trở làm sao để tiết học của mình trở nên hấp dẫn HS, khơi gợi sự thích thú và tích cực học ở các em. Ngoài các biện pháp khác như sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo... một biện pháp tôi thường sử dụng là đưa truyện kể lịch sử vào bài học. Thông qua những câu chuyện lịch sử sinh động sẽ có tác dụng giúp HS ghi nhớ tốt những sự kiện lịch sử, những nhân vật, mốc thời gian… Từ đó HS thấy thích thú học tập tích cực hơn đối với 1 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 2 Trường THPT Trần Quốc Tuấn bộ môn lịch sử. Vì vậy việc kể chuyện trong giờ học lịch sử có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả bài học. Xuất phát từ đặc điểm bộ môn và thực tế dạy học trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS” II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong DHLS lớp 10 (ban Cơ bản) ở trường THPT 2. Phạm vi nghiên cứu: HS lớp 10 trường THPT Trần Quốc Tuấn. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp tổng hợp lí luận Sử dụng phương pháp này tổng hợp những công trình nghiên cứu, bài viết của các nhà lí luận và nghiên cứu về sử dụng tài liệu tham khảo trong DHLS làm tiền đề lí luận. + Nghiên cứu nội dung chương trình Lịch sử lớp 10, tài liệu tham khảo có liên quan để xây dựng nội dung câu chuyện Lịch sử ứng vào việc dạy học. 2. Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng dạy, học Lịch sử nói chung và việc sử dụng những mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nói riêng ở trường THPT Trần Quốc Tuấn thông qua việc sử dụng 1 phiếu điều tra để điều tra GV trước khi thực hiện đề tài và 2 phiếu điều tra để điều tra HS trước và sau khi thực hiện đề tài. 3. Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để thống kê kết quả khảo sát và kết quả thực nghiệm, đánh giá hiệu quả đạt được của đề tài. 4. Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phương phá này kiểm nghiệm khả năng ứng dụng, hiệu quả của để tài làm cơ sở đánh giá sự đúng đắn của những giải pháp đề ra. Tôi đã đúc kết kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy Lịch sử lớp 10 trên 2 đối tượng HS tại trường THPT Trần Quốc Tuấn trong học kì II của năm học 2013 – 2014 và học kì I năm học 2014 – 2015. Trong năm học 2013 – 2014, tôi chọn lớp 10B2 làm lớp thực nghiệm, lớp 10B3 làm lớp đối chứng. Trong năm học 2014 – 2015, tôi chọn lớp 10B1 làm lớp thực nghiệm, lớp 10B2 làm lớp đối chứng. Hai lớp này cơ bản có sự tương đương về năng lực. 2 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 3 Trường THPT Trần Quốc Tuấn IV. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: - Khai thác nội dung chương trình Lịch sử lớp 10 THPT, xác định những câu chuyện, các giai thoại lịch sử cần thiết, có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả bài học. - Cung cấp một số nguyên tắc và quy trình sử dụng truyện kể lịch sử - Đưa ra một số biện pháp sử dụng truyện kể lịch sử lớp 10 tiêu biểu, hữu ích để tạo sự hứng thú, niềm yêu thích học lịch sử cho HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của việc vận dụng lồng ghép kể chuyện vào dạy học lịch sử. V. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 1. Lịch sử nghiên cứu: Về vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo nói chung đã có nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử. Có thể kể đến như: + Cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” của tiến sỹ Đairi + Ở Việt Nam trong cuốn “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, tập 1, NXBGD Hà Nội, 1987 + Đặc biệt trong các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” của GS Phan Ngọc Liên cũng đánh giá cao vai trò của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong đó có tài liệu về những mẩu chuyện lịch sử + Đặng Đức An, “Những mẩu chuyển lịch sử thế giới”, tập 1,2 NXB Giáo dục, 2004. + Nguyễn Thế Hoàn, Lê Thúy Mùi, “Những mẩu chuyện lịch sử- Quyển 1, 2” NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2011 + Ngoài ra, vấn đề này cũng được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử như: Phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử ở THCS của Th.s Nguyễn Văn Đằng (Trường CĐSPHN), NCGD, tháng 5 năm 2000. + Hay khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp sử dụng những mẩu chuyện trong DHLS VN từ 1954- 1975 ở lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả bài học của Trần Thị Thu Hà, K54, ĐHSP Hà Nội... Như vậy, vấn đề sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong dạy học đã được nhiều nhà giáo dục đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình. Đó là những gợi mở 3 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 4 Trường THPT Trần Quốc Tuấn quí giá về mặt lý luận cho tôi khi nghiên cứu đề tài. Song vẫn chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử lớp 10. Hơn nữa, các tài liệu trên hầu hết đều khai thác mẩu chuyện lịch sử theo “một chiều”, nghĩa là GV cung cấp mẩu chuyện, rồi sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi nhận thức. Điều đó cho thấy việc kể chuyện trong tiết dạy Lịch sử là điều không mới đối với một GV giảng dạy Lịch sử, nhưng việc nâng nó lên thành một kỹ năng và gây hứng thú cho HS trong quá trình học lại là một vấn đề không đơn giản. Thực tế cho thấy rằng một câu chuyện nội dung như nhau nhưng có người thì kể khô khan, không để lại ấn tượng gì trong đầu HS nhưng GV khác kể thì trở nên sống động, cuốn hút HS. 2. Tính mới của đề tài Điểm mới trong đề tài này là cách GV cho HS tiếp xúc với nguồn sử liệu không đơn thuần chỉ là GV cung cấp mẩu chuyện rồi yêu cầu HS nhận xét, mà quan trọng là để các em tự tìm ra nguồn sử liệu đó rồi phát hiện, phân tích được vấn đề nằm trong nguồn sử liệu. Việc tổ chức cho HS tiếp cận các nguồn sử liệu giúp các em có những hình ảnh cụ thể về sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đây là khâu cực kỳ quan trọng của quá trình nhận thức lịch sử. Điều này phù hợp với mục tiêu phát huy tính tích cực và phát triển năng lực (năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phát hiện vấn đề, nhận xét, đánh giá) cho các em, phù hợp với xu thế ra đề thi trong vài năm gần đây. Từ đó giúp các em yêu thích môn Sử hơn dẫn đến chất lượng học tập đạt kết quả cao hơn. 4 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 5 Trường THPT Trần Quốc Tuấn PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Quan niệm về mẩu chuyện lịch sử Kể chuyện lịch sử là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh động hấp dẫn, có hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông (do GS. Phan Ngọc Liên chủ biên): “Truyện lịch sử là loại hình văn học về đề tài lịch sử, có phần hư cấu của tác giả, có phần có thể dùng làm tài liệu tham khảo về một nội dung lịch sử. Truyện lịch sử có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, giáo dục tư tưởng và gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh ”. Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê thì câu chuyện là “sự việc hoặc chuyện được nói ra”. Câu chuyện lịch sử có thể hiểu là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử liên quan đến nội dung bài học, có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử, có khi chỉ là giải thích cho một cái tên, địa danh, cho một khái niệm, thuật ngữ trong bài học. Câu chuyện lịch sử có thể dài, có thể ngắn. Những câu chuyện lịch sử được lựa chọn và viết lại ngắn gọn là những mẩu chuyện. Thông thường, nội dung một câu chuyện lịch sử hay một mẩu chuyện lịch sử bao gồm những yếu tố sau đây: - Mở đầu - Tình tiết phát triển - Tình tiết phát triển đến đỉnh cao - Tình tiết giảm đi và kết thúc. Một mẩu chuyện được bố cục như vậy mang kịch tính cao, dẫn dắt người nghe qua các sự kiện, làm cho họ ngày càng hứng thú. Câu chuyện hay mẩu chuyện đều không có sẵn, mà đòi hỏi GV phải chắt lọc từ tài liệu, sắp xếp thành mẩu chuyện phù hợp với bài học. Mẩu chuyện là một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong dạy học lịch sử và có vai trò, ý nghĩa to lớn góp phần nâng cao hiệu quả bài học. 2. Vị trí, vai trò của việc sử dụng các mẩu chuyện trong DHLS Có thể nói kể chuyện lịch sử là phương pháp thông dụng nhất trong DHLS. Với vai trò là một nguồn tài liệu tham khảo - một nguồn kiến thức, việc sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học bộ môn có ý nghĩa rất lớn: Thứ nhất: Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử góp phần khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động, chân thực. Nhờ việc làm sáng tỏ bản chất của sự kiện, 5 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 6 Trường THPT Trần Quốc Tuấn hiện tượng, khắc hoạ sâu sắc nhân vật lịch sử, mẩu chuyện lịch sử góp phần tạo biểu tượng lịch sử, khắc phục được tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử... Vì vậy việc sử dụng những mẩu chuyện lịch sử có vai trò to lớn trong việc khắc sâu kiến thức bài học, có tác dụng rất lớn đến nhận thức đúng đắn lịch sử của HS. Thứ hai: Thông qua mẩu chuyện lịch sử đã giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, sâu sắc. Từ đó góp phần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp cho các em. Thứ ba: Sử dụng những mẩu chuyện trong DHLS sẽ giúp HS phát triển năng lực cho HS: năng lực nhận thức, năng lực thực hành bộ môn và các kỹ năng, kỹ xảo như: thu thập tư liệu, tóm tắt chuyện, đánh giá sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử… Điều quan trọng là từ những câu chuyện mà HS tự sưu tầm, tự kể bằng chính những tình cảm và ngôn ngữ của mình sẽ giúp các em tự khám phá kiến thức, từ đó phát huy tối đa tính tích cực học tập của các em . Thứ tư: Việc sử dụng mẩu chuyện lịch sử có vị trí, vai trò về mặt đổi mới phương pháp dạy học: sử dụng mẩu chuyện lịch sử kết hợp với phương tiện trực quan, thảo luận nhóm... sẽ khắc phục tình trạng dạy “chay’, “đọc- chép”, làm cho tiết học Sử trở nên sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú học tập hơn. Như vậy, sử dụng truyện kể lịch sử một cách đúng đắn, hợp lí chính là biện pháp đổi mới có hiệu quả trong dạy học lịch sử, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. 3. Một số nguyên tắc, yêu cầu khi sử dụng mẩu chuyện lịch sử 3.1. Một số nguyên tắc khi sử dụng mẩu chuyện lịch sử Để sử dụng các mẩu chuyện, giai thoại lịch sử trong DHLS lớp 10 nói riêng cũng như ở các khối khác nói chung 1 cách hiệu quả, GV phải tuân thủ 1 một số nguyên tắc sau: - Phải nắm vững yêu cầu, mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học. Đây là nguyên tắc số một để GV lựa chọn truyện kể lịch sử và quyết định hình thức sử dụng cho phù hợp. Tránh việc sử dụng quá nhiều dẫn đến việc tiết dạy Lịch sử trở thành tiết kể chuyện Lịch sử. - Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức: Nội dung câu chuyện đưa vào dạy học phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh và trình độ nhận thức của HS. 6 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 7 Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Phải đảm bảo tính đúng đắn, chân thực của truyện kể lịch sử. Dung lượng của truyện phải ngắn gọn, ngôn ngữ truyện phải trong sáng, dễ hiểu, biểu cảm... Nếu truyện kể nguyên bản chưa đáp ứng được yêu cầu này thì GV phải thiết kế lại cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn, phù hợp với nội dung, thời gian của tiết học. - Nguyên tắc phát huy tính tích cực của HS: Sử dụng truyện kể lịch sử phải hướng tới mục đích là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức và khơi gợi sự say mê tìm hiểu lịch sử của HS. GV sử dụng phương pháp kể chuyện không đơn thuần là để minh hoạ mà còn để cụ thể hoá kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu tượng lịch sử, rút ra bài học lịch sử. 3.2. Một số yêu cầu khi sử dụng mẩu chuyện lịch sử - Đối với GV phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Giọng nói phải hấp dẫn, lôi cuốn, có ngữ điệu to nhỏ, cao thấp phù hợp với nội dung, tình tiết, sự kiện hoặc nhân vật của câu chuyện. + Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, âm thanh phù hợp với thời gian xảy ra câu chuyện. Từ ngữ phải trong sáng, dễ hiểu với HS. Điệu bộ, cử chỉ phải phù hợp, tự nhiên không quá cường điệu. Từ ánh mắt, nụ cười, nét mặt của thầy cô đều làm cho câu chuyện kể hấp dẫn hơn. Thực tế cho thấy kĩ năng và nghệ thuật kể chuyện của GV đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự thành công của việc sử dụng phương pháp này. + Kết hợp kể chuyện với nhiều phương pháp dạy học khác như: thảo luận, điều tra, giải quyết vấn đề, hỏi đáp, trực quan ... để không chỉ tác động đến thích giác mà còn huy động cả các giác quan khác của HS, kích thích HS phải động não tư duy và thậm chí tham gia hoạt động trong quá trình tiếp thu câu chuyện. + Kiểm tra kết quả kể chuyện bằng cách gọi HS lên phát biểu cảm nghĩ về câu chuyện và cho nhận xét về một tình tiết nào đó... + Thời gian giành cho HS hoặc GV kể chuyện không nên kéo dài quá 15-20 phút. Cần chú ý giành nhiều thời gian để HS tiếp xúc với sử liệu, qua đó tự hình thành các biểu tượng lịch sử. Đối với bất kì hình thức kể chuyện nào, GV cũng là người giúp đỡ HS trong quá trình chuẩn bị, tổ chức, khích lệ HS kể chuyện, nhất là những HS yếu kém. Thực hiện được như vậy sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực của HS. 7 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 8 Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Đối với HS: HS phải rèn luyện cho mình thói quen học tập tích cực, chủ động; đọc trước SGK và tìm tòi, nghiên cứu các thông tin trên sách báo, trên mạng; rèn luyện kỹ năng diễn đạt trước lớp. 4. Quy trình sử dụng mẩu chuyện lịch sử theo hướng phát huy tính tính cực của HS * Bước 1: Chuẩn bị - Về phía giáo viên: + Xác định mục tiêu và các sự kiện cơ bản của bài dạy để có cơ sở sưu tầm và lựa chọn câu chuyện lịch sử cho phù hợp. + Thiết kế lại hoặc tóm tắt nội dung câu chuyện lịch sử một cách ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đưa vào bài học (nên lựa chọn những chi tiết sát nhất, “đắt” nhất để sử dụng). Có thể giao cho HS sưu tầm mẩu chuyện và phát phiếu học tập cho HS về nhà chuẩn bị theo câu hỏi có sẵn trong phiếu (những câu hỏi đó phải mang tính khái quát, tập hợp nhiều chi tiết trong câu chuyện). - Về phía học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài học theo các câu hỏi trong phiếu học tập, các kênh thông tin, sưu tầm những mẩu chuyện theo chủ đề mà GV đưa ra từ tiết trước, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan; đọc trước bài * Bước 2: Tổ chức kể chuyện trên lớp Có nhiều cách vận dụng hình thức kể chuyện khác nhau. Có thể HS hoặc GV kể. - Cách 1: GV cung cấp nội dung truyện kể lịch sử và yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi nhận thức. GV lắng nghe HS trả lời, nhận xét, đánh giá, bổ sung và đưa ra kết luận. - Cách 2: HS sau khi đã tìm hiểu văn bản câu chuyện đã sưu tầm ở nhà mà GV giao cho từ tiết trước sẽ được phân vai kể chuyện hoặc đóng kịch thay cho lời kể của GV. GV nhận xét và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS đến với bài học lịch sử. 8 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 9 Trường THPT Trần Quốc Tuấn II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Để nắm được thực trạng sử dụng các PPDH và việc sử dụng phương pháp kể chuyện trong DHLS lớp 10 nói riêng, tôi đã tiến hành điều tra 7 GV dạy Sử và 80 HS lớp 10 tại trường THPT Trần Quốc Tuấn và kết quả thu được như sau: 1. Thực trạng GV: Câu hỏi Phương án trả lời Số GV lựa chọn / tổng số 7 GV được hỏi Tỉ lệ % 1. Theo thầy (cô) có cần thiết sử dụng những mẩu chuyện trong DHLS không? Cần thiết 6 85,7% Bình thường 1 14,3% Không cần thiết 0 0% 2. Thầy (cô) có thường sử dụng tài liệu về mẩu chuyện vào dạy học bộ môn không? Thường xuyên 1 14,2% Thỉnh thoảng 3 42,9% Chưa bao giờ 3 42,9% 3. Lý do thầy (cô) không sử dụng hoặc ít sử dụng mẩu chuyện lịch sử là gì? Thiếu nguồn tư liệu sử dụng 4 57,1% Sợ mất nhiều thời gian, dạy không kịp giờ 2 28,6% Khó khăn trong soạn bài, tổ chức dạy học 1 14,3% HS không thích học 0 0% Bài học không hiệu quả 0 0% 4. Thầy (cô) thường sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong dạy học nhằm mục đích gì? Cụ thể hóa sự kiện, hiện tượng lịch sử 5 71,4% Tường thuật 4 57,1% Nêu đặc điểm nhân vật 6 85,7% Giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi 2 28,6% 9 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 10 Trường THPT Trần Quốc Tuấn 5. Một số kinh nghiệm của thầy (cô) trong việc đưa mẩu chuyện lịch sử vào bài giảng để nâng cao hiệu quả bài học - Câu chuyện được lựa chọn phải gắn với sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. - Chuyện kể ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn. - Nút kết của câu chuyện nên để HS giải quyết. Bảng 1. Tổng hợp điều tra GV tổ Lịch sử trường THPT Trần Quốc Tuấn trước khi thực hiện đề tài SKKN Thông quả kết quả điều tra trên cho ta thấy đa số GV đã nhận thức được: Cần thiết phải sử dụng mẩu chuyện vào DHLS. Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học, các mẩu chuyện lịch sử đã được đưa vào bài dạy song không thường xuyên. Lí do đưa ra là: thiếu nguồn tài liệu để sử dụng (57,1%), thiếu thời gian (28,6%), khó khăn trong soạn bài, tổ chức dạy học (14,3%). Một số GV đã sử dụng nhưng chưa có phương pháp thực sự hợp lý và khoa học nên hiệu quả chưa cao. Phần lớn trong quá trình dạy GV vẫn thường áp dụng lối dạy truyền thống đọc – chép, liệt kê sự kiện. 2. Thực trạng HS: Trước khi sử dụng mẩu chuyện Lịch sử nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS, tôi đã tiến hành khảo sát 2 lớp thực nghiệm (lớp 10B2 – năm học 2013 – 2014, lớp 10B1 – năm học 2014 – 2015) Kết quả thu được như sau: Câu hỏi Phương án trả lời Số HS lựa chọn / tổng số 80 HS được hỏi Tỉ lệ % 1. Em có hứng thú với bộ môn Lịch sử hay không? Rất hứng thú 5 6,3% Hứng thú 15 18,7% Bình thường 25 31,3% Không hứng thú 35 43,7% 2. Vì sao em ít hứng thú học môn Lịch sử Phải ghi nhớ nhiều sự kiện 65 81,2% Thầy (cô) dạy khô khan, không hấp dẫn 45 56,3% Bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lí 35 43,8% Lựa chọn ngành nghề sau này rất khó khăn 50 62,5% 10 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 11 Trường THPT Trần Quốc Tuấn 3. Em có thích GV kể chuyện lịch sử trong dạy học không? Có thích 64 79,8% Bình thường 16 20,2% Không thích 0 0% 4. Em có biết những câu chuyện nào liên quan đến Lịch sử lớp 10? Biết nhiều 3 4% Một hoặc hai 28 34,5% Không biết 49 61,5% Bảng 2. Tổng hợp điều tra HS 2 lớp thực nghiệm trước khi thực hiện đề tài SKKN Qua điều tra cho ta thấy đã có rất ít HS có hứng thú với môn Lịch sử, đa số cho đây là một môn học tẻ nhạt, nhàm chán nên dẫn đến chất lượng học tập không cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này 1 phần là do cách giảng dạy của GV thiếu thuyết phục chưa có khả năng thu hút và lôi cuốn HS khiến giờ học trở nên nặng nề. Qua khảo sát cho thấy hầu hết các em rất thích các thầy cô sử dụng mẩu chuyện trong giờ học Lịch sử, nhưng các em còn biết rất ít câu chuyện lịch sử. Từ việc khảo sát trên có thể khẳng định rằng việc sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong dạy học là một phương tiện quan trọng và cần thiết đối với GV và HS. 3. Nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử lớp 10 (ban Cơ bản) và những mẩu chuyện có thể sử dụng trong DHLS lớp 10 THPT. - Phần Lịch sử thế giới (LSTG): được dạy trong 31 tiết, gồm: + Lịch sử thế giới thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại 16 tiết + Lịch sử thế giới cận đại. 15 tiết - Phần Lịch sử Việt Nam (LSVN): được dạy trong 16 tiết bao quát tiến trình lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến giữa TK XIX, ngoài ra có 2 tiết lịch sử địa phương. Căn cứ vào lượng kiến thức cơ bản trong từng bài, sự phân phối thời gian cho các phần kiến thức trong một tiết học và nguồn giai thoại, chuyện kể lịch sử thu thập được, tôi chọn lọc, điều chỉnh một số mẩu chuyện phù hợp với mục tiêu bài học (Nội dung các mẩu chuyện có ở phần Phụ lục 2): Bài Tên bài Tên mẩu chuyện lịch sử 1 Sự xuất hiện loài người và bầy - Con người do thượng đế sinh ra hay từ 11 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 12 Trường THPT Trần Quốc Tuấn người nguyên thủy vượn chuyển hóa thành? - Việc phát minh ra lửa 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông Người cổ Ai Cập xây dựng Kim tự tháp như thế nào? 4 Các quốc gia cổ đại Phương Tây - Hy Lạp và Rô-ma - Ác-si–mét- Nhà bác học lớn của Hy Lạp cổ đại - Vì sao tháng 2 có 28 ngày? 5 Trung Quốc thời phong kiến Chính sách bạo ngược của Tần Thủy Hoàng 6 Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ “Mahabharata” và “Ramayana”- 2 bộ sử thi vĩ đại của Ấn Độ 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ A-cơ-ba- Hoàng đế hùng cường nhất của đế quốc Mô- gôn ở Ấn Độ 9 Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào - Kinh thành Ăng-co- Một kì công sáng tạo của Cam-pu-chia - Thạt Luổng- biểu tượng của văn hóa Lào 10 Thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ TK V đến TK XIV) Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh đại trong XHPK Tây Âu 11 Tây Âu thời hậu kỳ Trung đại Những cuộc phát kiến lớn về địa lí 14 Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam Cổ Loa Thành- Một kiến trúc quân sự kiên cố 16 Thời kỳ Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Bạch Đằng- Mồ chôn quân Nam Hán 17 Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Lê Thánh Tông- Ông vua giỏi trị nước 19 Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X - XV Trần Hưng Đạo- nhà quân sự kiệt xuất thời Trần 20 Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV Chu Văn An- người thầy giáo có khí tiết 22 Tình hình kinh tế ở các thế kỷ Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến 12 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 13 Trường THPT Trần Quốc Tuấn XVI - XVIII 23 Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước,bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII Nguyễn Huệ- anh hùng dân tộc, nhà cải cách lớn 25 Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (nửa đầu TK XIX) Hồ Xuân Hương- nhà thơ lớn đầu TK XIX 29 Cách mạng Hà Lan và CMTS Anh - Chuyện “Cừu ăn thịt người” - Sác-lơ I lên đoạn đầu đài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ Oa-sinh-tơn- Người anh hùng đầu tiên của nước Mĩ 31 CMTS pháp cuối TK XVIII - Tình cảnh người nông dân Pháp trước CM - Đánh chiếm ngục Baxti 32 CMCN ở châu Âu Chuyện về người phát minh ra máy hơi nước 33 Hoàn thành CMTS ở châu Âu và Mĩ giữa TK XIX - Bixmac- Vị thủ tướng “sắt và máu” - Lin-côn- Người giải phóng vĩ đại 38 Quốc tế thứ nhất và Công xã Pari 1871 Cuộc CMVS ngày 18/3/1871 và sự thành lập Công xã Pari. 40 Lê-nin và PTCN Nga đầu TK XX Lê-nin- Vị lãnh tụ vĩ đại của GCVS Song sử dụng những mẩu chuyện như thế nào để góp phần nâng cao hiệu quả bài học? Ở mục II, tôi sẽ đi sâu vào các biện pháp sử dụng. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG MẨU CHUYỆN TRONG DẠY HỌC L ỊCH SỬ LỚP 10 NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS Ở phạm vi đề tài này, tôi xin giới thiệu một số biện pháp sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong bài nội khoá 13 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 14 Trường THPT Trần Quốc Tuấn 1. Sử dụng mẩu chuyện lịch sử để giới thiệu, dẫn dắt vào bài mới. Đây là khâu "khởi động" bộ máy tư duy của HS. GVcần giúp HS nhận thức được: Đối tượng sẽ nhận thức là gì? Những việc cần làm trong tiết học hoặc một phần tiết học là gì? Kết quả học tập cần đạt đến là gì? Nếu thường xuyên sử dụng cách giới thiệu bài thông thường, sáo mòn theo kiểu “Ở tiết học trước các em đã tìm hiểu về nội dung a, tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về nội dung b” sẽ khiến HS thấy nhàm chán, mất tập trung chú ý. Vì vậy, GV cần tạo động cơ cho HS bằng nhiều phương pháp khác nhau, đặc biệt là tạo tình huống có vấn đề bằng cách sử dụng truyện kể lịch sử để gây sự tò mò, hứng thú cho HS khi chuẩn bị học bài mới. Muốn định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập được tốt, mẩu chuyện dùng để giới thiệu, dẫn dắt vào bài mới của GV phải đạt được các yêu cầu sau: + Câu chuyện phải súc tích, giàu tính khái quát và giàu hình ảnh + Phải đề cập tới cốt lõi của bài học + Tạo ấn tượng, gợi trí tò mò của HS Ví dụ 1: Để dẫn dắt, giới thiệu bài 1 “Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thuỷ”. GV cung cấp cho HS truyện kể về học thuyết tiến hoá của Đác- uyn: “ Năm 1859, nhà khoa học người Anh là Đác uyn công bố học thuyết tiến hoá và nguồn gốc của loài người. Ngay lập tức, những cuộc tranh luận nảy lửa giữa các nhà khoa học đã xảy ra. Nhiều người ủng hộ và không ít kẻ phản đối. Một số tờ báo đăng tranh biếm hoạ Đác uyn, họ vẽ ông có hình dạng một con vượn. Bởi ông cho rằng, người và loài vượn có chung tổ tiên.” . GV dừng một chút để gây sự chú ý của HS rồi dẫn dắt tiếp: “Liệu Đác-uyn đúng hay sai? Con người có nguồn gốc từ đâu? Xuất hiện như thế nào? Cô trò chúng ta sẽ học bài mới để hiểu điều đó.” Ví dụ 2: Khi học tiết 1 bài 11“Tây Âu thời hậu kì trung đại”, GV kể cho HS nghe câu truyện về các cuộc phát kiến địa lí như sau: “ Vào thế kỉ XIV, khi cuốn sách “Những truyện kì lạ” của Máccô Pôlô được xuất bản đã thổi bùng lên cơn khát vàng và hương liệu của giới tư sản châu Âu. Ấn Độ trở 14 / 15 Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS Hoàng Thị Hậu 15 Trường THPT Trần Quốc Tuấn thành miền đất hứa cho tham vọng kiếm tiền của những kẻ thích phiêu lưu. Người Ý, đặc biệt là người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đổ xô vào các cuộc thám hiểm vượt đại dương đi tìm đường sang Ấn Độ. Trải qua nhiều chuyến đi đầy nguy hiểm, vất vả, năm 1498 người Bồ Đào Nha mới tới nơi và độc chiếm con đường đó suốt 18 năm. Còn Cô-lôm-bô dù không đến được Ấn Độ song cũng vì thế mà phát hiện ra châu Mĩ.” GV phát vấn: Tại sao châu Âu lại đổ xô tìm đường sang Ấn Độ? Những chuyến đi đó đem lại hệ quả gì? Đó chính là nội dung của tiết học hôm nay mà cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu . 2. Sử dụng mẩu chuyện lịch sử để miêu tả, khắc họa nhân vật lịch sử Thông thường trong SGK Lịch sử không giới thiệu tiểu sử của các nhân vật, mà chỉ có hình ảnh (tranh vẽ hoặc chân dung) và thông qua những sự kiện cơ bản trong sự nghiệp để làm sáng tỏ hoạt động và công lao to lớn của nhân vật. Khi trình bày các sự kiện liên quan đến nhân vật lịch sử nào, GV cần sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến nhân vật đó, có thể là kể về thói quen, tài năng, cống hiến, hay một câu chuyện vui về nhân vật đó. Cũng cần thiết phải tường thuật những hoạt động của họ để làm cơ sở cho việc đánh giá công lao của các nhân vật đó đối với lịch sử. Trên cơ sở đó, GV giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho HS về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử. GV có thể vừa là người dẫn chuyện, trực tiếp kể chuyện hoặc có thể là người dẫn dắt, gợi ý giúp HS nắm vững cốt truyện. Khi kể chuyện có thể kết hợp với tranh ảnh để tạo biểu tượng. Điều này có tác dụng làm cho HS nhớ lâu về nhân vật ấy. Ví dụ 1: Khi dạy mục “Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức” trong bài 33“Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ”. * Bước 1: Chuẩn bị: Xác định nội dung cơ bản của mục là quá trình thống nhất Đức bằng vũ lực “từ trên xuống” của Bix-mác vì vậy tôi chọn câu chuyện “Bix-mác- Thủ tướng sắt và máu”. (phần Phụ lục 2) * Bước 2: Tổ chức kể chuyện trên lớp : - Sau khi yêu cầu HS quan sát bức tranh Bix-mác và cung cấp xong câu chuyện trên, GV phát vấn: Bix-mác là con người như thế nào? Ông đã làm gì để thống nhất đất nước ? Chủ trương đó có tích cực và tiêu cực gì? Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) 15 / 15