Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút
Download ở dưới.
Số trang: 16 |
Định dạng: pdf |
Người đăng: Tài Liệu Full |
Ngày: 28/10/2024
Tên tài liệu
Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp tích cực nhằm thu hút học sinh vào ở nội trú tại trường thpt tương dương 1
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí
tại đây
Từ khóa: trường thpt tương dương 1 ; biện pháp tích cực ; thu hút học sinh
Mô tả tài liệu
1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC NHẰM THU HÚT HỌC SINH VÀO Ở NỘI TRÚ TẠI TRƢỜNG THPT TƢƠNG DƢƠNG 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Các huyện miền núi tỉnh Nghệ An nói chung có địa hình hiểm trở, nằm trên đường biên giới Việt - Lào; là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số gồm Thái; Mông; Khơ mu; mật độ dân số thưa thớt; giao thông đi lại khó khăn. Đây là các huyện có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp; giáo dục y tế nhìn chung kém phát triển hơn so với các huyện khác. Phát triển giáo dục được các cấp chính quyền xác định là một trong những mũi đột phá trong phát triển kinh tế xã hội nhưng đang gặp nhiều khó khăn. Tình trạng học sinh bỏ học, vắng học dài ngày, vắng học thường xuyên... còn phổ biến; một số học sinh còn dính líu với tệ xã hội; chất lượng giáo dục nhìn chung chưa được cải thiện nhiều. Trước thực trạng đó, năm 1998 tỉnh Nghệ An đã xây dựng hệ thống các trường THPT- DTNT ở các huyện với cơ sở vật chất tương đối đồng bộ gồm phòng học; nhà nội trú học sinh và một số công trình khác phục vụ nội trú tương đối đồng bộ, đảm bảo cho các em đủ điều kiện ăn, ở, học tại trường. Các trường THPT - DTNT đã phát huy tác dụng trong việc khắc phục khó khăn, tạo nhiều cơ hội học tập hơn cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó từng bước nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho vùng miền núi. Tuy nhiên từ 2013 để thống nhất trong việc thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện các trường nội trú ở các tỉnh. Việc chuyển các trường THPT -DTNT thành các trường THPT bình thường đã làm cho các trường gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn trong việc thu hút vào ở nội trú, khai thác sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất khu nội trú. Hầu hết các khu nội trú học sinh ở các trường đều vắng bóng học sinh, cơ sở vật chất đang bị xuống cấp hoang tàn; nhiều hạng mục bị chuyển đổi mục đích sử dụng không hợp lí dẫn đến xuống cấp,hư hỏng và mất mát. Điều này không chỉ gây lãng phí lớn về tài sản công mà còn ảnh hưởng rất lớn trong việc quản lí, khuyến khích học sinh đến trường và nâng cao chất lượng dạy học. Từ thực tiễn công việc quản lí khu kí túc học sinh trường THPT Tương Dương 1 trong những năm gần qua và với mong muốn chia sẻ một số kinh nghiệp trong việc thu hút học sinh đến với khu nội trú, qua đó góp phần sử dụng hiệu quả tài sản công và nâng cao chất lượng dạy học ở các trường miền núi. Tôi chọn đề tài “Một
g; Khơ mu; mật độ dân số thưa thớt; giao thông đi lại khó khăn. Đây là các huyện có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp; giáo dục y tế nhìn chung kém phát triển hơn so với các huyện khác. Phát triển giáo dục được các cấp chính quyền xác định là một trong những mũi đột phá trong phát triển kinh tế xã hội nhưng đang gặp nhiều khó khăn. Tình trạng học sinh bỏ học, vắng học dài ngày, vắng học thường xuyên... còn phổ biến; một số học sinh còn dính líu với tệ xã hội; chất lượng giáo dục nhìn chung chưa được cải thiện nhiều. Trước thực trạng đó, năm 1998 tỉnh Nghệ An đã xây dựng hệ thống các trường THPT- DTNT ở các huyện với cơ sở vật chất tương đối đồng bộ gồm phòng học; nhà nội trú học sinh và một số công trình khác phục vụ nội trú tương đối đồng bộ, đảm bảo cho các em đủ điều kiện ăn, ở, học tại trường. Các trường THPT - DTNT đã phát huy tác dụng trong việc khắc phục khó khăn, tạo nhiều cơ hội học tập hơn cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó từng bước nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho vùng miền núi. Tuy nhiên từ 2013 để thống nhất trong việc thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện các trường nội trú ở các tỉnh. Việc chuyển các trường THPT -DTNT thành các trường THPT bình thường đã làm cho các trường gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn trong việc thu hút vào ở nội trú, khai thác sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất khu nội trú. Hầu hết các khu nội trú học sinh ở các trường đều vắng bóng học sinh, cơ sở vật chất đang bị xuống cấp hoang tàn; nhiều hạng mục bị chuyển đổi mục đích sử dụng không hợp lí dẫn đến xuống cấp,hư hỏng và mất mát. Điều này không chỉ gây lãng phí lớn về tài sản công mà còn ảnh hưởng rất lớn trong việc quản lí, khuyến khích học sinh đến trường và nâng cao chất lượng dạy học. Từ thực tiễn công việc quản lí khu kí túc học sinh trường THPT Tương Dương 1 trong những năm gần qua và với mong muốn chia sẻ một số kinh nghiệp trong việc thu hút học sinh đến với khu nội trú, qua đó góp phần sử dụng hiệu quả tài sản công và nâng cao chất lượng dạy học ở các trường miền núi. Tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tích cực nhằm thu hút học sinh vào ở nội trú tại trường THPT Tương Dương 1” II. Mục đích nghiên cứu và điểm mới của đề tài 1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở pháp lí của việc đưa học sinh vào ở nội trú 1 / 5 2 - Làm rõ thực trạng ở trọ của học sinh trường THPT Tương Dương 1 - Làm rõ được các giải pháp đã thực hiện để thu hút học sinh vào ở nội trú tại trường THPT Tương Dương 1 - Làm rõ hiệu quả thu hút học sinh vào ở nội trú tại khu kí túc trường THPT Tương Dương 1 2. Điểm mới của đề tài - Đánh giá được thực trạng ở trọ của học sinh trường THPT Tương Dương 1. - Xây dựng được giải pháp phù hợp, đã thực hiện hiệu quả cao trong việc thu hút học sinh ở nội trú tại trường THPT Tương Dương 1 III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tƣợng nghiên cứu - Thực trạng lưu trú của học sinh trường THPT Tương Dương 1 - Các giải pháp để thu hút học sinh vào nội trú nhằm sử dụng cơ sở vật chất hiện có và nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian là trường THPT Tương Dương 1 - Làm rõ các giải pháp hiệu quả trong việc thu hút học sinh vào ở nội trú trong thời gian học sinh đang theo học tại trường THPT Tương Dương 1. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở khoa học của các giải pháp thu hút học sinh 1. Cơ sở pháp lí Theo công văn chỉ đạo của phòng Tài chính kế hoạch Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ an, tháng 10 năm 2020 về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng tài sản công trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Mục 4 công văn chỉ rõ việc quản lý, sử dụng tài sản công như sau: - Không được cho mượn, sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân - Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết lập Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo hướng dẫn của Sở Tài chính tại Công văn số 1324/STC-QLG&CS ngày 05/5/2020, gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét cho ý kiến bằng văn bản trước khi gửi Sở Tài chính thẩm định. Sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu, tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án theo góp ý của Sở Tài chính, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Khoản 2 Điều 56, Khoản 2 Điều 57, Khoản 2 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. - Tài sản công phải được qu ản lý, khai thác, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên bằng nguồn kinh phí được phép sử dụng. Đối với tài sản chỉ sử dụng vào 2 / 5 3 mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thì thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa bằng nguồn thu từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. - Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. - Quy định trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài sản: + Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng được giao phụ trách: Chỉ đạo chung việc quản lý, sử dụng tài sản công để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao. Thường xuyên giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản của các bộ phận, tổ chức, cá nhân trong trường để nắm được tình hình sử dụng tài sản, xử lý thông tin kịp thời, có biện pháp tích cực để các cá nhân được giao sử dụng tài sản có hiệu quả. Tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản của các cá nhân, bộ phận 1 lần/học kỳ, đánh giá kết quả thực hiện của từng cá nhân. Xử lý theo thẩm quyền hoặt trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Như vậy, việc sử dụng tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên sản xuất kinh doanh khi đề án cho thuê, liên doanh sản xuất trên tài sản công được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các trường hợp sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh; không sử dụng cho mục đích cá nhân thì các trường cần tổ chức bảo vệ, duy tu, sửa chữa, khai thác sử dụng hiệu quả, minh bạch, tiết kiệm, tránh tham nhũng. Nhà trường thường xuyên giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản của các bộ phận, tổ chức, cá nhân trong trường để nắm được tình hình sử dụng tài sản, xử lý thông tin kịp thời, có biện pháp tích cực để các cá nhân được giao sử dụng tài sản có hiệu quả. 2. Cơ sở thực tiễn a. Khái quát chung về huyện Tƣơng Dƣơng và khu vực tuyển sinh trƣờng THPT Tƣơng Dƣơng 1 Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn, phía Bắc và phía Nam giáp nước Lào; phía Đông Bắc giáp huyện Quế Phong, phía Đông giáp huyện huyện Quỳ Châu, phía Đông Nam giáp huyện Con Cuông. Trung tâm Huyện lị Tương Dương theo quốc lộ 7 cách thành phố Vinh gần 200 km và cửa khẩu Nặm Cắn 90 km. Huyện có diện tích tự nhiên là 281.129,37 ha (chiếm 17% diện tích toàn tỉnh), trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ có 901,09 ha (chiếm 0,32% diện tích tự nhiên của huyện), còn lại là đất lâm nghiệp và các loại đất khác. Toàn bộ huyện nằm trong vùng địa hình có độ cao trung bình từ 65 - 75 m so với mực nước biển, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Khí hậu và thời tiết khắc nghiệt. Tương Dương có tổng số dân là 75.993 người, gồm 6 dân tộc chủ yếu là: Thái: 54.815 nhân khẩu; Mông: 3.083 nhân khẩu; Tàypoọng: 549 nhân khẩu; Ơđu: 604 nhân khẩu; Kinh: 7.805 nhân khẩu; Khơmú: 8.979 nhân khẩu; dân tộc khác: 158 nhân khẩu (số liệu năm 2006, sẽ cập nhật lại sau cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 3 / 5 4 2009). Dân cư phân bố không đều, Mật độ dân số trung bình là 27 người/km², chủ yếu tập trung ở dọc quốc lộ 7A, đặc biệt là thị trấn Thạch giám, càng xa trung tâm dân cư thưa thớt. Huyện có cơ cấu dân số trẻ. Nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề ít. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, năng suất chưa cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại ở các xã vùng sâu, vùng xa. Huyện có 17 xã, thị trấn: Thị trấn Thạch giám, Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái, Tam Hợp, Xá Lượng, Lưu Kiền, Lượng Minh, Hữu Khuông, Nhôn Mai, Mai Sơn,Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa,Yên Thắng, Nga My, Xiêng My. Về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Huyện trong những năm gần đây đã được cải thiện nhanh chóng, ngoài tuyến quốc lộ 7A, các tuyến đường liên xã, liên bản, làng được nhựa, bê tông hóa khang trang, rộng rãi hơn giúp người dân đi lại dễ dàng thuận lợi hơn. Tuy vậy do địa hình hiểm trở, mạng lưới giao thông ở nhiều bản làng còn thiếu, yếu; chất lượng các công trình giao thông nhìn chung chưa cao Bản đồ hành chính huyện Tương Dương 4 / 5 5 nên việc đi lại của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trường THPT Tương Dương 1 nằm ở khối Hòa Nam, thị trấn Thạch giám, huyện Tương Dương. Thông thường địa bàn tuyển sinh của trường gồm thị trấn Thạch giám và các xã Tam Thái, Tam Hợp, Xá Lượng, Lưu Kiền, Lượng Minh, Hữu Khuông, Nhôn Mai, Luân mai, Mai Sơn, Kim đa, Kim tiến, Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa,Yên Thắng. Hơn 90% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở cách xa trường từ 10 km đến 140km. Nhìn chung tất cả học sinh ở các Xã đều cách trường trên 10 -50 km; riêng học sinh các xã Nhôn mai; Mai Sơn; Luân mai; Hữu khuông cách trường từ 100 - 150 km, việc đi lại của các em vô cùng khó khăn. Với khoảng cách trên kết hợp với giao thông đang còn hạn chế nên đa số học sinh các xã đến trường đều phải thuê ở trọ, khả năng đi về trong ngày rất hạn chế, khó khăn, vất vả. b. Thực trạng lƣu trú của học sinh trƣờng THPT Tƣơng Dƣơng 1 Bảng số liệu về tình hình ở trọ của học sinh trường THPT Tương Dương 1 năm học 2020 - 2021 (Thống kê ngày 25/2/2021) Khối lớp Sĩ số (Học sinh) Số học sinh ở trọ (Học sinh) Số HS ở nhà người thân không mất tiền (Học sinh) Số học sinh ở kí túc xá nhà trường (Học sinh) 10 335 190 110 35 11 337 186 114 37 12 241 135 87 19 Tổng 913 511 311 91 Qua bảng số liệu ta thấy nhu cầu ở trọ của học sinh là rất lớn, 65,94 % học sinh hiện nay đang ở trọ trong quá trình học tập tại trường. Trong số đó 56 % học sinh ở trọ bên ngoài trường, 9,94 % tương đương với 91 học sinh đang ở tại kí túc. Khả năng thu hút học sinh ở kí túc đạt mức tối đa 120 em là có thể thực hiện được nếu nhà trường duy trì các giải pháp tích cực đã và đang thực hiện. Về nhu cầu chất lượng, giá cả chỗ ở khá đa dạng qua tìm hiều thực tế có thể khái quát về nhu cầu ở của học sinh thành các bộ phận. Một bộ phận không nhiều con em có điều kiện kinh tế có yêu cầu cao như phòng cần phải có điều hòa, khép kín, nóng lạnh, ở 2 -3 em giá giao động từ 1 - 1.5 triệu đồng/tháng. Một bộ phận khá nhiều không yêu cầu cao về chất lượng chỗ ở nhưng cần được tự do sinh hoạt, tự do nấu ăn. c. Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của loại hình học sinh lƣu trú tại trƣờng (ở nội trú) ở trƣờng THPT Tƣơng Dƣơng 1. Qua thực tiễn công việc quản lí Tôi nhận thấy học sinh lưu trú tại trường có các ưu nhược điểm so với học sinh ở các phòng trọ tư nhân tại trường THPT Tương Dương 1 như sau: Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) 5 / 5