Sử dụng nguồn sử liệu địa phương trong dạy học chuyên đề “bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam” Ở trường trung học phổ thông tỉnh Nam Định
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút
Download ở dưới.
Số trang: 195 |
Định dạng: pdf |
Người đăng: Tài liệu hỗ trợ học tập |
Ngày: 22/11/2024
Tên tài liệu
Định dạng
Sử dụng nguồn sử liệu địa phương trong dạy học chuyên đề “bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam” Ở trường trung học phổ thông tỉnh Nam Định
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí
tại đây
Từ khóa:
Mô tả tài liệu
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HIÊN SỬ DỤNG NGUỒN SỬ LIỆU ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM” Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2023 1 / 15 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HIÊN SỬ DỤNG NGUỒN SỬ LIỆU ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM” Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LU ẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP D ẠY HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ Mã số: 8140218.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Đình Tùng HÀ NỘI – 2023 2 / 15 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Trịnh Đình Tùng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô Khoa Sư phạm cũng như các thầy cô bộ môn của trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp tôi trong suốt thời gian học tập cũng như quá trình nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lí các di tích lịch sử, Ban giám đốc Bảo tàng, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Thư viện tỉnh Nam Định…đã tận tình giúp đỡ tôi, cung cấp những tư liệu bổ ích giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn Lịch sử và học sinh một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện giúp tôi điều tra thực tế và thực nghiệm sư phạm thành công. Tôi xin cảm ơn bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những điều thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 2 năm 2023 Học viên Nguyễn Thị Hiên 3 / 15 ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 DHLS Dạy học lịch sử 2 GDPT Giáo dục phổ thông 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 LSĐP Lịch sử địa phương 6 LSDT Lịch sử dân tộc 7 NXB Nhà xuất bản 8 SLĐP Sử liệu địa phương 9 SGK Sách giáo khoa 10 THPT Trung học phổ thông 4 / 15 iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân chia các tiết và yêu cầu cần đạt của mỗi tiết trong chuyên đề ......... 26 Bảng 1.2. Danh mục nguồn sử liệu địa phương phục vụ dạy học tro
/ 15 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HIÊN SỬ DỤNG NGUỒN SỬ LIỆU ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM” Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LU ẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP D ẠY HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ Mã số: 8140218.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Đình Tùng HÀ NỘI – 2023 2 / 15 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Trịnh Đình Tùng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô Khoa Sư phạm cũng như các thầy cô bộ môn của trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp tôi trong suốt thời gian học tập cũng như quá trình nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lí các di tích lịch sử, Ban giám đốc Bảo tàng, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Thư viện tỉnh Nam Định…đã tận tình giúp đỡ tôi, cung cấp những tư liệu bổ ích giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn Lịch sử và học sinh một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện giúp tôi điều tra thực tế và thực nghiệm sư phạm thành công. Tôi xin cảm ơn bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những điều thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 2 năm 2023 Học viên Nguyễn Thị Hiên 3 / 15 ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 DHLS Dạy học lịch sử 2 GDPT Giáo dục phổ thông 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 LSĐP Lịch sử địa phương 6 LSDT Lịch sử dân tộc 7 NXB Nhà xuất bản 8 SLĐP Sử liệu địa phương 9 SGK Sách giáo khoa 10 THPT Trung học phổ thông 4 / 15 iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân chia các tiết và yêu cầu cần đạt của mỗi tiết trong chuyên đề ......... 26 Bảng 1.2. Danh mục nguồn sử liệu địa phương phục vụ dạy học trong chuyên đề.. 34 Bảng 1.3. Mức độ thích học môn Lịch sử của học sinh THPT tỉnh Nam Định ........ 43 Bảng 1.4. Mức độ quan trọng của việc sử dụng nguồn SLĐP tỉnh Nam Định trong dạy học các chuyên đề dạy học gắn liền với trải nghiệm thực tế.............................. 43 Bảng 1.5. Tác dụng của việc sử dụng nguồn SLĐP tỉnh Nam Định trong dạy học các chuyên đề dạy học gắn liền với trải nghiệm thực tế ........................................... 44 Bảng 1.6. Các nguồn tài liệu GV cần khai thác trong dạy học lịch sử địa phương .. 44 Bảng 1.7. Các nguồn sử liệu địa phương cần được sử dụng để dạy học chuyên đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam” ......................................... 45 Bảng 1.8. Mức độ giáo viên sử dụng các hình thức dạy học chuyên đề ................... 45 Bảng 1.9. Nguồn SLĐP được sử dụng trong các hoạt động của bài học nội khóa trên lớp ...................................................................................................................... 46 Bảng 1.10. Nguồn SLĐP được sử dụng ở các hoạt động của giáo viên trong bài học tại di sản .................................................................................................................... 46 Bảng 1.11. Nguồn SLĐP được sử dụng ở các hoạt động của GV trong bài học ngoại khóa ................................................................................................................ 47 Bảng 1.12. Nguồn SLĐP được sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ....................................................................................................................... 48 Bảng 1.13. Thuận lợi của giáo viên trong việc sử dụng nguồn SLĐP trong DHLS cho học sinh ở trường THPT tỉnh Nam Định. ........................................................... 48 Bảng 1.14. Khó khăn của GV trong việc sử dụng nguồn SLĐP trong DHLS cho học sinh ở trường THPT tỉnh Nam Định .................................................................. 49 Bảng 1.15. Các mức độ yêu thích môn Lịch sử của học sinh ................................... 50 Bảng 1.16. Hiểu biết của học sinh về di sản văn hóa ở Nam Định ........................... 51 Bảng 1.17. Mức độ cần thiết của việc sử dụng nguồn SLĐP Nam Định trong dạy học chuyên đề ............................................................................................................ 51 5 / 15 iv Bảng 1.18. Nguồn sử liệu HS sử dụng trong việc học tập LSĐP ............................. 52 Bảng 1.19 . Các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử địa phương học sinh được tham gia .................................................................................................... 53 Bảng 1.20. Thuận lợi của HS khi GV sử dụng nguồn SLĐP trong dạy học chuyên đề .................................................................................................................. 53 Bảng 1.21. Khó khăn của HS khi GV sử dụng nguồn SLĐP trong dạy học chuyên đề .................................................................................................................. 53 Bảng 2.1. Câu hỏi củng cố sau khi trải nghiệm tại làng nghề Sơn mài Cát Đằng .. 104 Bảng 2.2. Rubric đánh giá sản phẩm nhóm ............................................................ 106 Bảng 2.3.Thống kê điểm số bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng ............... 111 6 / 15 v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN SỬ LIỆU ĐỊA PHƢƠNG TRONG D ẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG ....................................................................................... 18 1.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 18 1.1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài ............................... 18 1.1.2. Cơ sở xuất phát của vấn đề nghiên cứu........................................................... 22 1.1.3. Mục tiêu của chuyên đề trải nghiệm thực tế và dự kiến các tiết dạy học trong chuyên đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam” ...................... 24 1.1.4. Những yêu cầu cơ bản khi khai thác và sử dụng nguồn sử liệu địa phương trong dạy học chuyên đề“Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam”. 29 1.1.5. Nguồn sử liệu địa phương cần sử dụng trong chuyên đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam”. ........................................................................... 32 1.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng nguồn sử liệu địa phương trong dạy học chuyên đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam” ở các trường THPT tỉnh Nam Định ................................................................................................ 36 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 40 1.2.1. Thực trạng dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Nam Định .................................................................................................................. 40 1.2.2.Thực trạng việc sử dụng nguồn sử liệu địa phương ở Nam Định trong dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm thực tế thông qua chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam”. ........................................................................... 41 1.2.3. Nhận xét chung ............................................................................................... 54 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 56 7 / 15 vi CHƢƠNG 2. HÌNH TH ỨC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NGUỒN SỬ LIỆU ĐỊA PHƢƠNG TRONG D ẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM” Ở TRƢỜNG THPT ....... 57 2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của chuyên đề "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam” ...................................................................................... 57 2.1.1. Vị trí, mục tiêu ................................................................................................ 57 2.1.2. Nội dung cơ bản .............................................................................................. 60 2.2.Các hình thức sử dụng nguồn sử liệu địa phương trong tổ chức dạy học chuyên đề "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam” ở trường THPT tỉnh Nam Định .................................................................................................................. 64 2.2.1. Sử dụng nguồn sử liệu địa phương trong dạy học chuyên đề đối với bài học nội khóa trên lớp ....................................................................................................... 64 2.2.2. Sử dụng nguồn sử liệu địa phương trong dạy học chuyên đề đối với bài học dự án .......................................................................................................................... 67 2.2.3.Sử dụng nguồn sử liệu địa phương trong dạy học chuyên đề đối với bài học trải nghiệm thực tế..................................................................................................... 74 2.3. Các biện pháp sử dụng nguồn sử liệu địa phương trong tổ chức dạy học chuyên đề "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam” ở trường THPT tỉnh Nam Định .................................................................................................................. 82 2.3.1. Sử dụng nguồn sử liệu địa phương để khởi động, xác định vấn đề, nhiệm vụ học tập ....................................................................................................................... 82 2.3.2. Sử dụng nguồn sử liệu địa phương để hình thành kiến thức mới, giải quyết vấn đề, thực thi nhiệm vụ đặt ra ................................................................................ 86 2.3.3. Sử dụng nguồn sử liệu địa phương để luyện tập, củng cố trong dạy học chuyên đề................................................................................................................... 98 2.3.4. Sử dụng nguồn sử liệu địa phương để vận dụng, mở rộng kiến thức, gắn liền bài học với đời sống xã hội trong dạy học chuyên đề ............................................... 99 2.3.5. Sử dụng nguồn sử liệu địa phương để tổ chức kiểm tra, đánh giá trong dạy học chuyên đề .......................................................................................................... 101 2.4. Thực nghiệm sư phạm ...................................................................................... 108 8 / 15 vii 2. 4. 1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 108 2.4.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ........................................................ 108 2.4.3. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 110 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................. 113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 114 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA H ỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................................................................................................ 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 117 PHỤ LỤC 9 / 15 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo Chương trình Giáo dục Phổ thông (GDPT) 2018 – Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 và tài liệu tìm hiểu chương trình môn Lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lịch sử là môn học có vai trò quan trọng, “giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, lòng khoan dung, nhân ái và hình thành phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại”. Đặc biệt, ngày 03 tháng 8 năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 13/2018/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong chương trình GDPT môn Lịch sử trở thành môn học bắt buộc với thời lượng 52 tiết/ năm học/lớp và chuyên đề lựa chọn môn lịch sử với thời lượng 35 tiết/năm học/lớp. Theo đó, mục tiêu của việc tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thông là giúp cho học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực được quy định trong chương trình thông qua các chủ đề và chuyên đề học tập về Lịch sử thế giới, Lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử dân tộc Việt Nam. Thông qua việc “giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa của nhân loại” sẽ phát triển được những phẩm chất, giá trị cốt lõi của Việt Nam trong thời đại công dân toàn cầu. Đồng thời, giúp học sinh phát triển năng lực tự học lịch sử suốt đời và có khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội thế giới, khu vực và Việt Nam. Trên cơ sở định hướng đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông môn Lịch sử, phương pháp hình thành, phát triển năng lực lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của khoa học lịch sử như thông qua các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện lịch sử, phục dựng một cách chân thực, khách quan quá trình hình thành, phát triển của các sự kiện, quá trình lịch sử, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong sự tương tác với các nhân tố liên quan trong suốt quá trình vận động của chúng. Dạy học tích cực, GV không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho HS mà chú trọng hướng dẫn HS nhận diện, khai thác các nguồn sử liệu, 10 / 15 2 từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử để tìm kiếm sự thật lịch sử một cách khoa học, vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn, từ đó hình thành và phát triển năng lực lịch sử cho HS. Sử dụng các phương tiện trực quan (hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, bản đồ, biểu đồ, sa bản, mô hình, phim tài liệu lịch sử,...). GV giúp HS biết cách tìm tòi, khai thác các nguồn sử liệu, đồng thời biết cách phân tích sự kiện, quá trình lịch sử và tự mình rút ra những nhận xét, đánh giá, tạo cơ sở phát triển năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hoá, xã hội Việt Nam và thế giới. Trên cơ sở đó các hình thức tổ chức dạy học môn lịch sử cũng linh hoạt cả ở trong và ngoài lớp học, tăng cường mở rộng không gian dạy học trên thực địa (di tích lịch sử, di sản văn hoá, bảo tàng, triển lãm,...) kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động trải nghiệm trên thực tế. Khuyến khích học sinh tự tìm đọc, thu thập tư liệu lịch sử trên mạng Internet, trong thư viện và trong các hệ thống cơ sở dữ liệu khác để thực hiện các nghiên cứu của cá nhân hoặc nhóm. Phát triển kĩ năng sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ việc tái hiện, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử. Những chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và định hướng đổi mới phương pháp dạy học nêu trên cho thấy môn Lịch sử đã được quan tâm và nâng lên như đúng vai trò và vị trí vốn có của nó. Tuy nhiên, khi bắt đầu thực hiện Chương trình mới trong năm học 2022 - 2023 đối với lớp 10 thì các trường THPT và giáo viên đều rất quan tâm, trăn trở. Làm thế nào để có thể thiết kế và tổ chức dạy học từng chủ đề, chuyên đề sao cho vừa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường, vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh? Làm thế nào để đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu cần đạt của môn học theo phương châm: “Giảng ít, học nhiều, dạy cách tự học, cách tự chiếm lĩnh kiến thức”? Làm thế nào để kích thích sự say mê học, hứng thú trong học tập lịch sử để nâng cao hơn nữa chất lượng môn học ở trường THPT hiện nay? Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường 11 / 15 3 THPT là tổ chức cho HS nhận diện và khai thác các nguồn sử liệu đặc biệt là nguồn SLĐP để tìm hiểu các vấn đề về lịch sử. Nguồn SLĐP là một nguồn kiến thức vô cùng quan trọng, một phương tiện trực quan quý giá trong DHLS. Nó góp phần làm phong phú thêm tri thức của HS về quê hương, nhận thức đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa LSĐP và LSDT. Qua đó, giáo dục các em lòng yêu quý, gắn bó với nơi mình sinh ra và lớn lên, có ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước, giữ gìn và phát huy những giá trị di sản của địa phương. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn SLĐP trong dạy học các chủ đề, chuyên đề lịch sử hiện nay còn chưa được chú trọng. Nhất là đối với các chuyên đề định hướng nghề nghiệp, hoạt động trải nghiệm thực tế, hay chuyên đề nâng cao kiến thức. Do chương trình mới vừa đòi hỏi kiến thức chuyên sâu vừa định hướng nghề nghiệp cho HS nên việc GV quan tâm đầu tư, sưu tầm và sử dụng nguồn SLĐP trong dạy học các chủ đề, chuyên đề còn gặp nhiều khó khăn và hết sức mới mẻ. Vì vậy, việc sưu tầm và sử dụng nguồn SLĐP trong DHLS Chương trình 2018, đáp ứng được nội dung, mục tiêu của các chủ đề, chuyên đề là rất quan trọng và cần thiết. Là chuyên đề hoạt động trải nghiệm thực tế, “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam” đưa đến cho HS những trải nghiệm thú vị khi khám phá về những di sản văn hóa của Việt Nam và địa phương HS đang sinh sống. Để đáp ứng được mục tiêu dạy học của chuyên đề, GV phải căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, trường, lớp học để xây dựng kế hoạch và lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học phù hợp, kết hợp linh hoạt dạy học trên lớp và dạy học tại thực địa. Trong đó nhất thiết phải sử dụng nguồn sử liệu về di sản văn hóa địa phương để giảng dạy chuyên đề. Là một tỉnh được coi là giầu có về di sản văn hóa song trong chương trình học môn Lịch sử trước đây chưa có nội dung đề cập tới việc đưa di sản văn hóa địa phương vào giảng dạy. Trong phần lịch sử địa phương của tỉnh Nam Định nội dung biên soạn chủ yếu về quá trình hình thành và phát triển của tỉnh nhà cũng như những đóng góp của nhân dân tỉnh Nam định trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Những kiến thức về văn hóa, di sản văn hóa và công tác bảo tồn 12 / 15 4 và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương chưa được đưa vào chương trình học một cách mềm dẻo, linh hoạt lồng ghép với nội dung lịch sử dân tộc. Trước thực tế nhu cầu học tập về văn hóa và công tác bảo tồn giá trị di sản văn hóa của HS THPT tỉnh Nam Định cũng như đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục góp phần hình thành phẩm chất và năng lực cho HS thì việc sử dụng nguồn sử liệu của địa phương Nam Định để giáo dục cho HS về di sản văn hóa mà quê hương Nam Định vốn có là điều vô cùng cần thiết. Xuất phát từ các vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài:“Sử dụng nguồn sử liệu địa phương trong dạy học chuyên đề "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam" ở trường trung học phổ thông tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn cao học với mong muốn đưa ra các hình thức và biện pháp sử dụng nguồn sử liệu địa phương trong dạy học chuyên đề, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học chuyên đề cũng như góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa ở địa phương và đất nước. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tài liệu nước ngoài Khi tiếp cận về tài liệu nước ngoài liên quan đến đề tài mà tác giả đề cập, chúng tôi nhận thấy vấn đề về nguồn sử liệu địa phương hay LSĐP đã được nhiều tác giả quan tâm từ rất sớm. Tiêu biểu nhất là các tác giả ở nước Nga từ thế kỉ XVIII, XIX như: tác giả Remêdốp cuốn LSĐP đầu tiên với tựa đề “Lịch sử Xibia”. Lô-mô-nô-xốp biên soạn tác phẩm về lịch sử các mặt của từng tỉnh, thành phố nước Nga. Tác giả G.N.Matiusin với cuốn “Lịch sử địa phương” (1980), nhấn mạnh rằng: việc dạy học LSĐP trong nhà trường phổ thông đã trở thành một nguyên tắc giáo dục chung. Các tác giả không chỉ giới thiệu các nguồn tư liệu mà còn hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn và giảng dạy LSĐP. Dựa trên kinh nghiệm thực tế nhà trường Xô viết, tài liệu đã khái quát lí luận nhiều vấn đề liên quan đến công tác LSĐP, về các hình thức cơ bản của việc dạy học. Tác giả N.G.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” đã chỉ ra rằng, “Phải sử dụng không ngừng và có hệ thống tất cả mọi nguồn tư liệu muôn 13 / 15 5 hình muôn vẻ: tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng và Nhà nước, sách chuyên khảo, sách giáo khoa, sách báo tạp chí, tác phẩm hội họa, những cuộc tham quan xa...”. Từ việc nhấn mạnh vài trò ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong giờ học LSDT, Đairi đã đưa ra phương pháp sử dụng SGK, chỉ ra mối quan hệ giữa SGK cũng như tài liệu tham khảo với bài giảng trên lớp. Tác giả F. Kharlamốp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?” khẳng định: “vấn đề sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập… có lịch sử của nó mà theo chúng tôi có những điều bổ ích đáng học hỏi…” bởi vì “…trong quá trình làm việc với sách giáo khoa và tài liệu học tập, học sinh nắm vững và củng cố được kiến thức, đồng thời các em tiếp thu được kĩ năng, kĩ xảo”. Ông cũng khẳng định “tài liệu học tập tự nó đã chứa đựng nhiều yếu tố kích thích, động viên tính ham hiểu biết và tính tích cực tư duy học sinh. Đó là tính chất mới lạ của tri thức khoa học, tính sáng tỏ của các sự kiện, tính độc đáo của các kết luận, phương pháp đặc sắc để phát hiện ra các khái niệm đã được hình thành, sự thâm nhập sâu xa vào bản chất của hiện tượng”. Việc xử lí mối quan hệ giữa sử dụng tư liệu vào bài giảng mà ông nêu ra vẫn còn có giá trị thực tiễn, được nhiều giáo viên lịch sử ở trường phổ thông nước ta thừa nhận và sử dụng. Trong cuốn “Lí luận dạy học hiện đại – cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy hoc” của tác giả GS. TSKH. Bernd Meier – TS Nguyễn Văn Cường, 2020, Nxb Đại học sư phạm đã chỉ ra nguồn của nội dung dạy học. Các tác giả cho rằng “Nội dung dạy học có thể chọn từ nhiều nguồn khác nhau. Một mặt, cần tiếp thu những nội dung giáo dục từ truyền thống tức là tiếp nhận từ các chương trình giảng dạy của thế hệ đi trước. Mặt khác được bổ sung những nội dung mang tính thời sự”[21;tr 85]. Trong tài liệu của tổ chức UNESCO cũng nói về LSĐP. Tờ “Người đưa tin UNESCO”(6/1989, bản Tiếng việt) đã giới thiệu kinh nghiệm sử dụng các bảo tàng, di tích lịch sử ở địa phương để giảng dạy trong giờ học Lịch sử. Ở Mĩ, trong chương trình các trường Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6) môn “Nhập môn xã hội học” cũng có một số tiết về “Lịch sử và địa lí về tỉnh ta, bang ta”. 14 / 15 6 Trong các hội nghị lịch sử quốc tế năm 1979 (tại Cộng hòa Dân chủ Đức), năm 1980 (tại Rumani), vấn đề nghiên cứu và giảng dạy LSĐP được thảo luận một cách nghiêm túc. Năm 1994, tại Hội thảo khoa học về giáo dục lịch sử các nước Đông Nam Á, các nhà khoa học đã đặt nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu LSĐP, các nguồn và phương pháp xử lí sử liệu. Trong Khuyến nghị của Nghị viện châu Âu (số 1283) liên quan đến Lịch sử và việc học tập Lịch sử ở châu Âu, ngày 22/1/1996 nhấn mạnh: “Nội dung của các chương trình Lịch sử phải rất mở rộng; phải bao gồm tất cả những mặt của xã hội (lịch sử xã hội và văn hóa cũng như lịch sử chính trị), LSĐP cũng như LSDT (nhưng không phải là lịch sử theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa) phải được giảng dạy, cũng như lịch sử các dân tộc thiểu số. Tại các hội nghị khoa học về giáo dục lịch sử được tổ chức hàng năm ở Trung Quốc, các nhà sử học đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu LSĐP có nguồn sử liệu và xử lý nguồn sử liệu. Nhiều nước Đông Nam Á cũng đã thực hiện việc dạy học LSĐP gắn với hoạt động du lịch. Nhờ vậy, môi trường sinh thái nói chung, môi trường văn hóa nói riêng được quan tâm bảo vệ, các di sản văn hóa có giá trị được bảo tồn, tôn tạo, là nguồn tài liệu quý giá để khai thác, nghiên cứu, đem lại hiệu quả cao, có ý nghĩa thiết thực về chính trị, văn hóa, xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu của các tác giả nước ngoài, chúng tôi rút ra một số nhận định: Thứ nhất, các tác giả đều nhấn mạnh rằng việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông nhất thiết phải sử dụng tài liệu địa phương. Nguồn tài liệu địa phương nếu được sử dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và phát huy được năng lực nhận thức độc lập, sáng tạo cho học sinh. Thứ hai, các công trình nghiên cứu nói trên đã chỉ ra những cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, sử dụng nguồn SLĐP trong dạy học LSDT ở trường phổ thông. Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho việc sử dụng nguồn SLĐP phù hợp với đối tượng, cấp học, đặc trưng vùng miền. Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) 15 / 15