Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác vận động học sinh dân tộc thiểu số nhằm hạn chế tình trạng bỏ học tại một số trường thpt miền núi nghệ an
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút
Download ở dưới.
Số trang: 55 |
Định dạng: pdf |
Người đăng: Tài Liệu Full |
Ngày: 28/10/2024
Tên tài liệu
Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác vận động học sinh dân tộc thiểu số nhằm hạn chế tình trạng bỏ học tại một số trường thpt miền núi nghệ an
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí
tại đây
Từ khóa: công tác vận động học sinh dân tộc thiểu ; trường thpt miền núi nghệ an ; giáo viên chủ nhiệm
Mô tả tài liệu
së gd & ®t tØnh nghÖ an --------------- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI NGHỆ AN LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM 1 / 15 1 së gd & ®t tØnh nghÖ an TRƯỜNG THPT TÂN --------------- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI NGHỆ AN LĨNH VỰC : CHỦ NHIỆM NHÓM TÁC GIẢ : Đặng Thị Ngọc Đặng Thị Hương NĂM HỌC THỰC HIỆN: 2020 - 2021 SỐ ĐIỆN THOẠI: 0372958353 (hoặc 0943039112) Tháng 3/2021 --------------- 2 / 15 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ THPT : Trung học Phổ thông DTTS, MN : Dân tộc thiểu số, miền núi DTTS : Dân tộc thiểu số HS : Học sinh HSDTTS : Học sinh dân tộc thiểu số GVCN : Giáo viên chủ nhiệm GVBM : Giáo viên bộ môn GV : Giáo viên 3 / 15 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước ta hiện nay, Giáo dục và Đào tạo được xem là “quốc sách hàng đầu”. Việc phát triển giáo dục và đào tạo không chỉ có tác động đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mà còn có ý nghĩa đối với việc nâng cao dân trí, đời sống văn hóa tinh thần của người dân, đặc biệt là các vùng miền núi khó khăn. Vì vậy Đảng và nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường miền núi, trong đó việc duy trì sĩ số HS (học sinh) để hạn chế tình trạng bỏ học luôn được chú trọng. Vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) có điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển, đời sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí thấp. Do đặc điểm này mà vùng DTTS, MN được xem là một đối tượng đặc thù cần có các mục tiêu, giải pháp chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp, trong đó có phát triển giáo dục. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thực trạng bỏ học giữa chừng của HS nói chung và HSTHPT (học sinh trung học phổ thông) nói riêng, nhất là HSDTTS (học sinh dân tộc thiểu số) tại các trường miền núi còn nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục vùng miền cũng như đời sống kinh tế, xã hội nơi đây. Do đó đây là vấn đề đưa đến nỗi trăn trở cho những người quản lí giáo dục cũng như đội ngũ GVCN (giáo vi
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI NGHỆ AN LĨNH VỰC : CHỦ NHIỆM NHÓM TÁC GIẢ : Đặng Thị Ngọc Đặng Thị Hương NĂM HỌC THỰC HIỆN: 2020 - 2021 SỐ ĐIỆN THOẠI: 0372958353 (hoặc 0943039112) Tháng 3/2021 --------------- 2 / 15 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ THPT : Trung học Phổ thông DTTS, MN : Dân tộc thiểu số, miền núi DTTS : Dân tộc thiểu số HS : Học sinh HSDTTS : Học sinh dân tộc thiểu số GVCN : Giáo viên chủ nhiệm GVBM : Giáo viên bộ môn GV : Giáo viên 3 / 15 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước ta hiện nay, Giáo dục và Đào tạo được xem là “quốc sách hàng đầu”. Việc phát triển giáo dục và đào tạo không chỉ có tác động đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mà còn có ý nghĩa đối với việc nâng cao dân trí, đời sống văn hóa tinh thần của người dân, đặc biệt là các vùng miền núi khó khăn. Vì vậy Đảng và nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường miền núi, trong đó việc duy trì sĩ số HS (học sinh) để hạn chế tình trạng bỏ học luôn được chú trọng. Vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) có điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển, đời sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí thấp. Do đặc điểm này mà vùng DTTS, MN được xem là một đối tượng đặc thù cần có các mục tiêu, giải pháp chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp, trong đó có phát triển giáo dục. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thực trạng bỏ học giữa chừng của HS nói chung và HSTHPT (học sinh trung học phổ thông) nói riêng, nhất là HSDTTS (học sinh dân tộc thiểu số) tại các trường miền núi còn nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục vùng miền cũng như đời sống kinh tế, xã hội nơi đây. Do đó đây là vấn đề đưa đến nỗi trăn trở cho những người quản lí giáo dục cũng như đội ngũ GVCN (giáo viên chủ nhiệm) thương trò và tâm huyết với nghề. Vì vậy việc tìm ra giải pháp để hạn chế tình trạng bỏ học của HS nói chung và HSDTTS nói riêng là một yêu cầu mang ý nghĩa nhân văn và thực tiễn. Việc duy trì sĩ số HS, hạn chế tình trạng HS bỏ học ở các trường THPT nói chung và tại các trường THPT miền núi nói riêng cần có những giải pháp đồng bộ từ các cấp, các ngành, trong đó ngành giáo dục và đào tạo (GĐ-ĐT) đóng vai trò quan trọng. Nhiệm vụ duy trì sĩ số và hạn chế tình trạng HS bỏ học là trách nhiệm chính của mỗi trường học. Trong hoạt động giáo dục chung của các nhà trường, GVCN có thể hiểu là những người thay mặt hiệu trưởng quản lý giáo dục toàn diện HS một lớp trên cơ sở quản lý học tập, quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách. Đồng thời GVCN, nhất là những GVCN công tác tại các trường THPT miền núi như chúng tôi nhiệm vụ duy trì sĩ số, thực hiện công tác vận động HS nhằm hạn chế tình trạng bỏ học còn mang một ý nghĩa đặc biệt. Nhưng thực trạng của công tác vận động HSDTTS bỏ học quay lại trường tại các trường miền núi gặp rất nhiều khó khăn; đồng thời công tác vận động HS của đội ngũ GVCN trong thời gian vừa qua chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Tỉ lệ HSDTTS bỏ học vẫn còn nhiều. Vì vậy việc GVCN tìm ra giải pháp phù 4 / 15 4 hợp để thực hiện công tác vận động HSDTTS nhằm hạn chế HS bỏ học là một việc làm thiết thực đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Xuất phát từ những lý do trên nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác vận động học sinh dân tộc thiểu số nhằm hạn chế tình trạng bỏ học tại một số trường THPT miền núi Nghệ An” làm đề tài sáng kiến. Thông qua đề tài, chúng tôi mong đóng góp phần nhỏ trong việc đề xuất một số giải pháp nhằm giúp GV nói chung và đội ngũ GVCN nói riêng thực hiện tốt hơn vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình. Đề tài mong sẽ góp phần công sức trong việc cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục hàng năm, trong đó việc hạn chế và chấm dứt tình trạng HS bỏ học là một trong những mục tiêu quan trọng đối với trường THPT miền núi nơi chúng tôi công tác. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Mục đích - Nghiên cứu về thực trạng công tác vận động HSDTTS nhằm hạn chế tình trạng bỏ học tại một số trường THPT miền núi Nghệ An nói chung, đặc biệt là hai trường THPT Kỳ Sơn và THPT Tân Kỳ 3, hai ngôi trường mà chúng tôi đã và đang công tác. - Đề xuất một số giải pháp của GVCN trong công tác vận động HSDTTS nhằm hạn chế tình trạng bỏ học và vận động HS trở lại lớp tại các trường THPT Kỳ Sơn và Tân Kỳ 3. 2.2 Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác tuyên truyền, vận động. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác chủ nhiệm lớp tại các trường THPT nói chung và THPT ở các huyện miền núi nói riêng. - Khảo sát, tổng hợp kết quả về tình trạng HSDTTS bỏ học tại một số trường miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An, và tại hai trường cụ thể mà chúng tôi đã và đang công tác. - Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm ở một số THPT miền núi hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp trong công tác vận động HSDTTS nhằm hạn chế tình trạng HS bỏ học tại một số trường THPT miền núi, cụ thể là hai trường THPT Kỳ Sơn và THPT Tân Kỳ 3. - Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp. 5 / 15 5 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Một số giải pháp vận động HSDTTS của GVCN nhằm hạn chế tình trạng bỏ học. HSDTTS tại một số trường THPT miền núi Nghệ An, tiêu biểu là ở hai trường THPT Kỳ Sơn và THPT Tân Kỳ 3. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Khảo sát tại các trường THPT miền núi Nghệ An, đặc biệt hai trường chúng tôi công tác là trường THPT Kỳ Sơn và THPT Tân Kỳ 3. Nhóm tác giả tiến hành áp dụng một số giải pháp vận động HSDTS làm thực nghiệm ở hai lớp do chúng tôi chủ nhiệm là Lớp A8 (K2019-2022) của trường THPT Tân Kỳ 3 và lớp N (K2018-2021) của trường THPT Kỳ Sơn được đối chứng với một số lớp ở hai trường. 3.3 Kế hoạch, thời gian thực hiện Thời gian Nội dung Tháng 8/2018 - 5/2019 Viết đề cương và triển khai sáng kiến trong giai đoạn thử nghiệm, khảo sát và đánh giá kết quả đạt được Tháng 9/2019 - 5/2020 Tiếp tục áp dụng sáng kiến để kiểm định độ tin cậy của một số giải pháp đề ra. Tháng 9/2020 - 2/2021 Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Cơ sở phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền vận động. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến lý luận tuyên truyền, vận động nói chung. Nghiên cứu tài liệu liên quan đến GV THPT nói chung và chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp trong trường học. Khai thác tài liệu về tâm lý học, giáo dục học, dân tộc học và các tài liệu tham khảo liên quan khác. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Điều tra xã hội học: Khảo sát thực tế ở một số trường THPT miền núi Nghệ An qua một số hoạt động như: Phỏng vấn, khảo sát trong cán bộ GV, HS, 6 / 15 6 thu thập, xử lí số liệu từ đó rút ra kết luận về thực trạng HS bỏ học và công tác tuyên truyền, vận động của GVCN. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trong công tác tuyền truyền, vận động nhằm hạn chế HSDTTS bỏ học. + Khảo nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm kết quả đề tài nghiên cứu thông qua các lớp thực nghiệm và đối chứng. 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Kinh nghiệm trong công tác vận động nhằm hạn chế việc HS bỏ học không phải là vấn đề mới, tuy nhiên với đề tài này chúng tôi hướng vào đối tượng mang đăc thù riêng là HSDTTS ở các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An. Qua quá trình nghiên cứu về lí luận và thực tiễn, nhóm tác giả thực hiện rút ra một số những đóng góp và điểm mới của đề tài như sau: Trước hết, đề tài đã đóng góp về mặt lý luận trong công tác tuyên truyền, vận động HS và HSDTTS nhằm hạn chế tình trạng bỏ học và vận động HS trở lại lớp tại các trường THPT miền núi Nghệ An nói chung và hai trường chúng tôi công tác nói riêng. Thứ hai, đề tài đề xuất một số giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ; đồng thời đề cập giải pháp mới của nhóm tác giả trong công tác tuyên truyền,vận động HSDTTS nhằm hạn chế việc bỏ học tại các trường THPT Tân Kỳ 3 và THPT Kỳ Sơn. Một số giải pháp cụ thể của chúng tôi áp dụng trong việc vận động HSDTTS như: giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, vận động để giáo dục học sinh thông qua nhiều hình thức; giải pháp vận động của GVCN thông qua hoạt động trực tiếp cũng như vận động với việc phối hợp với tổ tư vấn tâm lý; các tổ chức trong và ngoài nhà trường; đặc biệt GVCN chú trọng giải pháp xây dựng mô hình “lớp học hạnh phúc” ở những lớp mà chúng tôi trực tiếp chủ nhiệm để hạn chế tình trạng HSDTTS bỏ học. Thứ ba, những giải pháp được nhóm tác giả đề xuất và áp dụng đã mang lại hiệu quả cao với HSDTTS trên địa bàn miền núi mà chúng tôi đang giảng dạy, tình trạng bỏ học hạn chế và giảm rõ rệt; nhận thức, tinh thần và thái độ của HSDTTS với việc đến trường cũng có những chuyển biến tích cực, rõ nét. Như vậy đề tài đã góp phần tích cực vào chiến lược phát triển giáo dục đào tạo ở các địa bàn miền núi nói chung và HS các dân tộc thiểu số nói riêng. Thứ tư, đề tài này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, nâng cao nhận thức cho người dân và góp phần phát triển đời sống kinh tế - văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Đề tài là công trình nghiên cứu nghiêm túc, độc lập, là sản phẩm lao động khoa học của nhóm tác giả và cam đoan không có sự sao chép nào. 7 / 15 7 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lí luận chung về tuyên truyền, vận động 1.1.1. Về công tác tuyên truyền Có nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau tuy nhiên theo quan điểm cách mạng thì tuyên truyền được khái quát như sau: Khái niệm: Tuyên truyền là sự giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được những mục tiêu đó là tuyên truyền thất bại”. Một cách hiểu khác: “Tuyên truyền” là là hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra. Mục đích: Do tư tưởng, đạo đức của con người chi phối đến hành vi, hành động. Nếu tư tưởng sai lệch sẽ dẫn đến hành vi sai chuẩn đạo đức. Vì vậy công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hành động, giáo dục đạo đức nhận thức con người theo hướng đúng đắn. Bên cạnh đó, tuyên truyền để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn hành vi của đối tượng theo đúng chuẩn đạo đức. Ngoài ra, tuyên truyền giúp nâng cao tầm nhận thức của đối tượng đối với những vấn đề trong cuộc sống. Nguyên tắc tuyên truyền: Qúa trình tuyên truyền phải dựa trên các nguyên tắc như: tính đảng, tính giai cấp; tính khoa học và thực tiễn; tính chân thật, tính chiến đấu; tính phổ thông, đại chúng. Cách thức tuyên truyền: tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền gián tiếp. + Tuyên truyền trực tiếp: là hình thức gặp gỡ trực tiếp, dùng lời nói là công cụ cơ bản để thực hiện và nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền. Đây là hình thức có thể sử dụng triệt để nhất ưu thế của ngôn ngữ nói và "kênh" phi ngôn ngữ để đạt được mục đích. + Tuyên truyền gián tiếp là hình thức tuyên truyền thông qua sự truyền đạt của yếu tố trung gian để hướng đến đối tượng nhằm đạt được mục đích. Các hình thức tuyên truyền thông qua người khác chuyển lời, thông qua các kênh thông tin zalo, tin nhắn, thư từ,,.. 8 / 15 8 1.1.2. Về công tác vận động Theo lí luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tuyền truyền vận động quân chúng nhân dân là một việc làm không thể thiếu và có tầm quan trọng đối với sự thắng lợi cuả sự nghiệp cách mạng. Như vậy khái niệm vận động được hiểu theo nghĩa chung là tuyên truyền, giải thích, thuyết phục, động viên người khác tự nguyện làm việc gì đó mà chủ thể vận động mong muốn. Công tác tuyên truyền và vận động có mỗi quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau. Trong tuyên tuyền bao hàm cả yếu tố vận động. Tuyên truyền là bước đầu tiên, dẫn đường cho quá trình vận động, động viên đối tượng bất kì nào sau đó. Tuyên truyền là hoạt động nghiêng về mặt lí luận, lí thuyết còn vận động là thiên hướng về những việc làm mang tinh thần thực tiễn nhiều hơn. 1.2. Vai trò của công tác tuyên truyền, vận động Tuyên truyền là 1 trong 3 bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng (lý luận, tuyên truyền, cổ động) có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân. Tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng, nhằm truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân, tạo nên sự thống nhất trong hành động của toàn Đảng, sự đồng thuận trong toàn xã hội, cổ vũ quần chúng thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng đã đề ra. Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, công tác tuyên truyền, có vai trò quan trọng tạo nên những thắng lợi cách mạng vẻ vang. Ngày nay, khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế thì công tác tuyên truyền, thuyết phục vẫn luôn cần thiết và quan trọng để thực hiện mục tiêu chung của đất nước: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Như vậy tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, hình thành và củng cố niềm tin cho cán bộ Đảng viên và nhân dân; cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nước; đồng thời uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đối với trường học thì công tác tuyên truyền, vận động có vai trò quan trọng bởi vì xuất phát từ đặc điểm tâm lý HS thường sai lệch, chưa có định hướng đúng đắn, đặc biệt đối với HSDTTS do nhận thức, tư tưởng còn hạn chế 9 / 15 9 nên công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức lại càng quan trọng. Công tác tuyên truyền vận động HSDTTS đảm nhận những vai trò như: Một là, tuyên truyền vận động để hạn chế HS bỏ học, duy trì sĩ số, nâng cao hiệu quả giáo dục. Hai là, thông qua công tác tuyên truyền sẽ góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của cả phụ huynh và học sinh về chính sách giáo dục. Ba là, qua đó hình thành và củng cố niềm tin cho con em đồng bào DTTS về lợi ích của học tập. Bốn là, tạo ra phong trào học tập rộng rãi trong cộng đồng; tạo sự gắn bó, trách nhiệm giữa các thành phần gia đình – nhà trường – xã hội trong sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà. Tóm lại,công tác tuyên truyền vận động quần chúng nói chung có ý nghĩa và vai trò to lớn đối với sự nghiệp cách mạng cũng như giáo dục , đặc biệt là giáo dục miền núi. 1.3. Vai trò của GVCN trong công tác tuyên truyền, vận động HSDTTS Trong nhà trường, đội ngũ GVCN có chức năng, nhiệm vụ quan trọng làm những công việc như: + Theo dõi quản lý giáo dục HS và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nhà trường về nhiệm vụ được phân công. + Phát hiện, bồi dưỡng và cử đội ngũ cán bộ lớp và phân công nhiệm vụ nhằm giúp các em tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp, của trường. + Định hướng, tư vấn và giúp các em tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp. + Tổng hợp tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho BGH về công tác giáo dục, rèn luyện của HS. + Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của HS; phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá HS trong rèn luyện để trở thành người tốt cho xã hội. + Cố vấn, giúp đỡ và chỉ đạo HS lớp mình chủ nhiệm thực hiện tốt mọi quyền lợi, nghĩa vụ của HS, để thực hiện công việc theo quy chế cũng như sự điều hành và quản lý của phó hiệu trưởng phụ trách mảng giáo dục đạo đức HS chung trong nhà trường. + GVCN còn làm nhiệm vụ thay mặt nhà trường quản lí trực tiếp HS và duy trì sĩ số lớp học. + GVCN là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. 10 / 15 10 GVCN là người đóng vai trò quan trọng trong một lớp học bởi không chỉ gánh nhiệm vụ giảng dạy kiến thức mà còn giáo dục đạo đức cho HS. Thậm chí trong vai trò là người đứng đầu của lớp học, GVCN còn là nhà tư tưởng, nhà tâm lí luôn biết lắng nghe, chia sẻ và trực tiếp tuyên truyền, vận động các HS nhằm xây dựng một tập thể vững mạnh. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của một GVCN việc học hỏi và không ngừng trau dồi bản thân là yếu tố tiên quyết, trong đó năng lực tuyên truyền, vận động là yêu cầu cần thiết. Vai trò của GVCN trong công tác tuyên truyền, vận động HSDTTS Công tác vận động HSDTTS đến lớp là một trong những mục tiêu được chú trọng ở các trường THPT miền núi. Công việc này là một việc làm khó khăn cần sự kiên trì, nhẫn nại, phải có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, trong đó GVCN đóng vai trò quan trọng nhất. Vai trò của GVCN được biểu hiện cụ thể là: Thứ nhất, GVCN là lực lượng giữ vai trò tiên phong, đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động HS lớp mình chủ nhiệm. Thứ hai, GVCN là lực lượng trực tiếp thực hiện quá trình tuyên truyền, vận động HS nói chung và HSDTTS nói riêng. Thứ ba, GVCN là lực lượng trụ cột, quyết định sự thành bại trong công tác vận động HSDTTS đến lớp. Bởi công tác tuyên truyền, vận động HSDTTS để hạn chế HS bỏ học đòi hỏi người GVCN phải nhiệt huyết, yêu nghề, không ngại vất vả, khó khăn, kiên trì và nhẫn nại, hơn nữa còn phải đầu tư nhiều công sức và thời gian. Thứ tư, GVCN không chỉ đóng vai trò trực tiếp, tiên phong, chủ đạo mà họ còn là cầu nối giữa các lực lượng trong công tác tuyên truyền, vận động HSDTTS nhằm hạn chế tình trạng bỏ học. Xuất phát từ những vai trò nói trên cho thấy chỉ có GVCN mới là lực lượng thực hiện hiệu quả nhất công việc tuyên truyền và vận động HSDTTS nhằm hạn chế tình trạng bỏ học tại các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1.Thực trạng bỏ học của HSDTTS tại một số trường THPT miền núi Nghệ An. * Thực trạng bỏ học của HSDTTS: Tình trạng bỏ học của HS nói chung và HSDTTS nói riêng ở một số trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An trong những năm qua vẫn là nỗi trăn trở cho các nhà quản lí giáo dục và đội ngũ GV và GVCN. 11 / 15 11 Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn và khảo sát thông qua việc lấy số liệu HS bỏ học tại một số trường THPT miền núi Nghệ An. Qua khảo sát của nhóm tác giả về tình trạng bỏ học của HS trong năm học 2017 – 2018 tại một số trường được thể hiện qua bảng thống kê sau: Tên trường Tổng số học sinh toàn trường Tổng HS bỏ học Tỉ lệ (%) Số HSDTTS bỏ học Tỉ lệ (%) THPT Kỳ Sơn 1369 147 10,7% 144 98,0% THPT Mường Qụa 576 29 5,0% 29 100% THPT Tương Dương 2 424 44 10,4% 41 93,1% THPT Tân Kỳ 3 1068 39 3,6% 21 53,8% THPT Cát Ngạn 500 20 4,0% 13 65,0% Tổng 3973 279 7,0% 248 88,9% *Kết luận, đánh giá Qua việc khảo sát số liệu 5 trường THPT trên địa bàn miền núi Nghệ An, chúng tôi rút ra một kết luận như sau: + Hiện tượng HS bỏ học, nhất là HSDTTS vẫn còn khá nhiều ở các trường THPT miền núi. + Trong các trường được khảo sát thì nhóm tác giả nhận thấy trường có tỉ lệ bỏ học nhiều nhất là: Trường THPT Kỳ Sơn (tỉ lệ HS bỏ học chiếm 10,7%, trong đó chủ yếu là HSDTTS). + Theo khảo sát tình trạng HS bỏ học ở các trường THPT miền núi diễn ra ở 3 khối lớp nhưng tập trung chủ yếu ở HS khối 10, đầu cấp học. + HSDTTS bỏ học xuất phát từ nhiều lí do khác nhau 12 / 15 12 + HSDTTS bỏ học diễn ra rải rác trong suốt năm học, thời điểm bỏ học nhiều nhất là sau kì nghỉ hè và nghỉ tết nguyên đán. *Nguyên nhân HSDTTS bỏ học: Qua khảo sát, đánh giá chúng tôi rút ra có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của HS và HSDTTS là: Nhóm nguyên nhân khách quan: - Chương trình học nặng hiện nay là một nguyên nhân khiến HS yếu kém ,thường bi quan trước lực học của mình, thiếu niềm tin và khả năng học tập, không theo kịp chương trình, thua kiến thức bạn bè dẫn đến tâm lý chán học, mặc cảm muốn bỏ học. - Giao thông đi lại khó khăn, khoảng cách từ nhà đến trường quá xa dẫn đến tâm lý chán nản ở HS. - Phong tục, tập quán, nếp nghĩ, tình trạng tảo hôn (13,14 tuổi đã lấy vợ lấy chồng; sau kỳ nghỉ hè nghỉ tết đã lập gia đình) nên hầu hết các em ngại trở lại trường lớp. - Số lớn HS bỏ học là con em trong gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn nên không có điều kiện để tham gia học tập, các em phải tham gia lao động sớm để phụ giúp gia đình, nhiều em theo cha mẹ lên nương rẫy, một số khác đi làm thuê kiếm tiền trong miền nam, đi lao động chui ở Trung Quốc,… - Sự phối hợp giữa gia đình HS với GVCN và nhà trường chưa cao. Một số phụ huynh có tư tưởng trông chờ phó mặc con em mình cho thầy cô giáo, họ chưa ý thức được vai trò của mình trong việc giáo dục con; một số khác do đi làm ăn xa để mặc con cái tự lo cuộc sống, ở nhà không có ai nhắc nhở động viên học tâp; còn đa số phụ huynh ở địa bàn miền núi xa xôi thường lên nương rẫy nhiều ngày nên khó khăn trong công tác liên lạc giữa GVCN với phụ huynh về tình hình học tập của con em.Ví dụ ở địa bàn đóng chân của trường THPT Kỳ Sơn cách xa nhiều bản làng có con em theo học tận 90 -100km, liên lạc bằng điện thoại thì không có sóng, có những phụ huynh không biết tiếng Kinh nên việc trao đổi chuyện trò cũng gặp nhiêu khó khăn… Nhóm nguyên nhân chủ quan: - Nhiều HS chưa nhận thức được mục đích, chưa có động cơ học tập đúng đắn, thiếu ý thức nên lơ là, chểnh mảng việc học dẫn đến học kém, dần dần chán học rồi bỏ hẳn. - Nhiều HSDTTS hạn chế về ngôn ngữ, không tiếp thu được kiến thức nên học yếu dẫn đến chán học. - Nhận thức hạn chế của các bậc phụ huynh về vai trò của việc học nên không quan tâm đến việc học của con cái, bắt con bỏ học giữa chừng. Mặt khác 13 / 15 13 phụ huynh chưa nắm bắt được các chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho con em DTTS dẫn đến lo sợ không đủ điều kiện cho con em theo học hết cấp 3,… Như vậy nguyên nhân bỏ học của HSDTTS ở một số trường THPT miền núi Nghệ An xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó nhóm nguyên nhân chủ quan giữ vai trò chính. Do vậy việc đưa ra các giải pháp tuyên truyền và vận động HSDTTS nhằm hạn chế tình trạng bỏ học là yêu cầu cấp thiết được đặt ra. 2.2. Thực trạng công tác tuyên truyền, vận động HSDTTS của GVCN nhằm hạn tình trạng bỏ học tại một số trường THPT miền núi Nghệ An Để nắm được thực trạng công tác tuyên truyền vận động của GVCN chúng tôi tiến hành khảo sát cán bộ, GV tại một số trường THPT miền núi qua các câu hỏi như sau: Câu 1. Hãy cho biết, tình trạng bỏ học của các HSDTTS ở trường thầy (cô) như thế nào? A. Phổ biến. B. Nhiều. C. Bình thường. D. Không đáng kể. Câu 2.Theo thầy (cô), những lực lượng nào có trách nhiệm tuyên truyền, vận động HSDTTS nhằm hạn chế tình trạng bỏ học ? A. Ban giám hiệu nhà trường. B. Giáo viên chủ nhiệm. C. Nhà trường và xã hội. D. Giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng trong và ngoài trường. Câu 3: Theo thầy (cô), GVCN có vai trò như thế nào trong công tác tuyên truyền, vận động HSDTTS nhằm hạn chế HS bỏ học trong các trường học THPT miền núi? A. Rất quan trọng. B. Quan trọng. C. Bình thường. D. Không quan tr ọng. Câu 4: Hãy cho biết tại trường các thầy (cô) hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động HSDTTS của GVCN nhằm hạn chế tình trạng bỏ học đạt mức độ nào? A. Rất hiệu quả. B. Hiệu quả. C. Bình thường. D. Ít hi ệu quả. Kết quả khảo sát thu được: Câu khảo sát Tỉ lệ chọn đáp án A(%) Tỉ lệ chọn đáp án B(%) Tỉ lệ chọn đáp án C(%) Tỉ lệ chọn đáp án D(%) Câu 1 20% 72% 5% 3% Câu 2 0% 8% 2% 90% Câu 3 10% 88% 2% 0% Câu 4 9% 22% 3,5% 65,5% Qua bảng số liệu khảo sát chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: 14 / 15 14 - Đa số cán bộ, GV đều khẳng định tình trạng bỏ học của HS nói chung và HSDTTS nói riêng tại các trường THPT miền núi còn nhiều - Những lực lượng có trách nhiệm tuyên truyền, vận động HSDTTS nhằm hạn chế tình trạng bỏ học là GVCN với các lực lượng trong và ngoài trường. Tuy nhiên họ đều có chung một ý kiến là GVCN có vai trò quan trọng nhất. - Mặc dù vậy trong công tác tuyên truyền, vận động HSDTTS cuả GVCN nhằm hạn chế tình trạng bỏ học vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Từ việc khảo sát thực trạng chúng tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động HSDTTS của GVCN là: *Về thuận lợi Trong những năm qua, với vai trò là GVCN chúng tôi nhận được sự tin tưởng ủng hộ của BGH nhà trường. Công tác vận động học sinh đến lớp, duy trì sĩ số lớp học luôn được nhà trường quan tâm, chú trọng. Nhà trường đã lập ra các tổ tư vấn tâm lý để nắm bắt hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của HS; đầu năm học mới nhà trường lập ra các nhóm để đến tận các trường cấp 2 vận động các em HS lớp 9 tiếp tục lên cấp 3. Bên cạnh sự chỉ đạo của nhà trường về mặt đường lối, chính sách, động viên về mặt tinh thần, GVCN còn được sự phối hợp giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên, Hội chữ thập đỏ, nhất là sự tư vấn tâm lí sâu sắc của tổ tư vấn học đường của nhà trường. Ngoài ra, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm chúng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, phối hợp kịp thời và thường xuyên của đội ngũ GVBM. * Về khó khăn - Hầu hết các GVCN đều có ý thức và đã thực hiện công tác vận động HS để duy trì sĩ số lớp học, tuy nhiên trong quá trình vận động HS, đặc biệt là các em HSDTTS còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. + Do điều kiện địa hình đi lại khó khăn, cách trở, nhiều bản cách xa trường tận 90-100km nên nhiều GV ngại khó, ngại khổ, dẫn đến chỉ làm theo hình thức, mang tính đối phó qua loa, thiếu nhiệt tâm. Vì vậy công tác vận động HS chưa mang lại kết quả. + Trong công tác vận động HSDTTS gặp nhiều khó khăn bởi nhận thức của phụ huynh, HS về tầm quan trọng của việc học còn nhiều hạn chế do đó GV gặp khó khăn trong việc thay đổi nếp nghĩ, tư tưởng vốn đã cố hữu ở đồng bào DTTS. Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) 15 / 15