Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút
Download ở dưới.
Số trang: 45 |
Định dạng: pdf |
Người đăng: Tài Liệu Full |
Ngày: 28/10/2024
Tên tài liệu
Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu trục đo của những vật thể đơn giản theo định hướng phát triển năng lực
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí
tại đây
Từ khóa: học sinh vẽ hình chiếu trục đo ; định hướng phát triển năng lực ; vật thể đơn giản
Mô tả tài liệu
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Năng lực là một thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học phát triển năng lực là sự tích lũy dần dần các biểu hiện, yếu tố của năng lực người học để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, từ chỗ quan tâm đến việc học sinh (HS) học cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đáp ứng những yêu cầu của đổi mới giáo dục, mỗi giáo viên (GV) phải luôn phải tự trau dồi, rèn luyện, bồi dưỡng và đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Chính vì vậy, đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực (PTNL) học sinh là một nhu cầu tất yếu của giáo viên. Dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm, không chỉ đảm bảo nội dung môn học về cả kiến thức và kĩ năng mà còn hướng tới phát triển những năng lực cần thiết cho người học. Tuy nhiên dạy học theo hướng phát triển năng lực HS không phải GV nào cũng có thể thích nghi và đáp ứng kịp thời được. Trong thực tế môn Công nghệ chưa nhận được sự quan tâm tốt của các cấp lãnh đạo ngành. Nhận thức của phụ huynh và học sinh về môn học là môn phụ. Đa số giáo viên dạy có chuyên môn Vật Lý. Nên chất lượng dạy học môn Công nghệ còn hạn chế. Chính vì vậy việc xác định dạy và học những gì, như thế nào để phát triển năng lực cho học sinh là vấn đề then chốt. Muốn làm tốt, đạt hiệu quả cao thì người GV phải hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt qua từng bài học, từng chủ để, từng hoàn cảnh địa phương nhất định. Trước thực trạng trên và qua thực tế 18 năm giảng dạy tôi quyết định chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu trục đo của những vật thể đơn giản theo định hướng phát triển năng lực”. Thông qua đề tài này, tôi muốn cùng trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp dạy học sinh vẽ hình chiếu trục đo, cũng như trao đổi kinh nghiệm trong dạy môn Công nghệ để việc dạy học đạt hiệu quả cao hơn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vẽ hình chiếu trục đo của những vật thể đơn giản (Bài 5: Hình chiếu trục đo – Công nghệ 11) 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Cách vẽ hình chiếu trục đo của những vật thể đơn giản theo định hướng phát triển năng lực. 1 / 15 3. Mục đí
h, phát triển nhân cách. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, từ chỗ quan tâm đến việc học sinh (HS) học cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đáp ứng những yêu cầu của đổi mới giáo dục, mỗi giáo viên (GV) phải luôn phải tự trau dồi, rèn luyện, bồi dưỡng và đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Chính vì vậy, đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực (PTNL) học sinh là một nhu cầu tất yếu của giáo viên. Dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm, không chỉ đảm bảo nội dung môn học về cả kiến thức và kĩ năng mà còn hướng tới phát triển những năng lực cần thiết cho người học. Tuy nhiên dạy học theo hướng phát triển năng lực HS không phải GV nào cũng có thể thích nghi và đáp ứng kịp thời được. Trong thực tế môn Công nghệ chưa nhận được sự quan tâm tốt của các cấp lãnh đạo ngành. Nhận thức của phụ huynh và học sinh về môn học là môn phụ. Đa số giáo viên dạy có chuyên môn Vật Lý. Nên chất lượng dạy học môn Công nghệ còn hạn chế. Chính vì vậy việc xác định dạy và học những gì, như thế nào để phát triển năng lực cho học sinh là vấn đề then chốt. Muốn làm tốt, đạt hiệu quả cao thì người GV phải hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt qua từng bài học, từng chủ để, từng hoàn cảnh địa phương nhất định. Trước thực trạng trên và qua thực tế 18 năm giảng dạy tôi quyết định chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu trục đo của những vật thể đơn giản theo định hướng phát triển năng lực”. Thông qua đề tài này, tôi muốn cùng trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp dạy học sinh vẽ hình chiếu trục đo, cũng như trao đổi kinh nghiệm trong dạy môn Công nghệ để việc dạy học đạt hiệu quả cao hơn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vẽ hình chiếu trục đo của những vật thể đơn giản (Bài 5: Hình chiếu trục đo – Công nghệ 11) 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Cách vẽ hình chiếu trục đo của những vật thể đơn giản theo định hướng phát triển năng lực. 1 / 15 3. Mục đích nghiên cứu Tác giả muốn làm rõ về phương pháp vẽ hình chiếu trục đo của những vật thể đơn giản theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt hình thành cho HS các năng lực như: Năng lực giao tiếp Công nghệ, năng lực thiết kế kỹ thuật, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Công nghệ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng hệ thống phương pháp để dạy học sinh vẽ hình chiếu trục đo của những vật thể đơn giản theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Thiết kế, tổ chức dạy học sinh vẽ hình chiếu trục đo của những vật thể đơn giản theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp lí luận nhằm tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, thống kê, thực nghiệm sư phạm... 6. Đóng góp mới củа đề tài Đề tài sử dụng một số phương pháp, định hướng thiết kế giáo án và tổ chức dạy học sinh vẽ hình chiếu trục đo của những vật thể đơn giản theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Có thể làm nguồn tài liệu tham khảo tốt cho GV trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Định hướng lựa chọn ngành nghề và phân luồng cho học sinh sau này. Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lí luận và thực tiễn 1. Cơ sở lí luận 1.1. Năng lực Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân, thể hiện mức độ thông thạo – tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó”. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. 2 / 15 Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy Tóm lại năng lực là những kiến thức‚ những kỹ năng cũng như khả năng và hành vi của bản thân một người nào đó để đáp ứng‚ thực hiện một công việc‚ nhiệm vụ nào đó khi được giao phó và phải bảo đảm cho công việc‚ nhiệm vụ trên được hoàn thành hiệu quả ở mức độ cao nhất‚ trong thời gian nhanh nhất. Như vậy, có thể thấy năng lực về cơ bản không phải là thứ sẵn có mà nó được hình thành‚ có được qua quá trình học tập‚ rèn luyện tại trường học‚ cơ sở giáo dục hoặc qua chính những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống thường ngày của mỗi người. Năng lực của mỗi người trong xã hội là hoàn toàn khác nhau‚ tùy thuộc vào vốn sống‚ sự tiếp thu kiến thức và sự hiểu biết về từng lĩnh vực với từng hoạt động cụ thể và được biểu hiện qua cách giải quyết công việc‚ thực hiện nhiệm vụ của mỗi người. Năng lực cũng chịu sự chi phối‚ sự ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như là con người‚ môi trường làm việc‚ môi trường giáo dục‚ v.v … 1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực Bước sang thế kỷ 21, do tốc độ phát triển của xã hội với những biến đổi liên tục và sự tăng khối lượng tri thức một cách nhanh chóng, đặc biệt trong các lĩnh vực thông tin và viễn thông, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, điện – điện tử tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, dạy học định hướng nội dung dần trở nên lạc hậu. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống, tự nhiên, xã hội thì xu thế chung của chương trình giáo dục phổ thông nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu sau khi học xong người học không những biết mà còn phải làm được gì. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, “là cách tiếp cận nêu rõ kết quả, những khả năng hoặc kĩ năng mà HS mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể” (Viện nghiên cứu quốc gia - Nhật Bản – NIER ). Nói cách khác, chương trình này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn HS biết và có thể làm được những gì? Có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS. Đầu ra của dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tập trung vào hệ thống năng lực cần có ở mỗi HS, giúp HS không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm, phải thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Nói cách khác là phải gắn với thực tiễn đời sống. Kết quả của dạy học phát triển năng lực là HS vừa biết, vừa làm được, 3 / 15 vận dụng được. Để đạt được mục tiêu trên, dạy học Công nghệ theo hướng PTNL đòi hỏi người GV phải biết tổ chức hoạt động trong giờ học để HS làm việc, trao đổi, tranh luận để tự rút ra kết luận về các kiến thức và nội dung vấn đề. 1.3. Các năng lực cần phát triển qua môn Công nghệ Dạy học Công nghệ góp phần phát triển năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đồng thời phát triển ở học sinh năng lực đặc thù như: Nhận thức công nghệ, Giao tiếp công nghệ, Sử dụng công nghệ, Đánh giá công nghệ, Thiết kế kỹ thuật. 1.4. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong môn Công nghệ 1.4.1. Khái niệm Dạy học giải quyết vấn đề (GQVĐ) là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề mà bản thân học sinh chưa biết cách thức, phương tiện cần phải nỗ lực tư duy để giải quyết vấn đề. Dạy học GQVĐ có những đặc điểm sau: - HS được đặt vào tình huống có vấn đề chứ không phải được thông báo dưới dạng tri thức có sẵn. Vấn đề được đưa ra giải quyết cần vừa sức và gợi được nhu cầu nhận thức ở HS. - HS không những được học nội dung học tập mà còn được học con đường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó. Nói cách khác, HS được học cách phát hiện và GQVĐ. 1.4.2. Cách tiến hành Bước 1: Nhận biết vấn đề GV đưa người học vào tình huống có vấn đề hoặc GV có thể gợi ý người học tự tạo ra tình huống có vấn đề. Phát biểu vấn đề dưới dạng “mâu thuẫn nhận thức”, đó là mâu thuẫn giữa những cái đã biết với những cái chưa biết và HS muốn tìm tòi để giải quyết vấn đề mâu thuẫn đó. Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề HS đề xuất giả thuyết của vấn đề, đưa ra các phương án và lập kế hoạch để giải quyết vấn đề theo giả thuyết đã đặt ra. Bước 3: Thực hiện kế hoạch Thực hiện kế hoạch GQVĐ. Đánh giá việc thực hiện giả thuyết đặt ra đã đúng chưa, nếu đúng thì chuyển sang bước tiếp theo, nếu chưa đúng thì quay trở lại bước 2 để chọn giả thuyết khác. Bước 4: Kiểm tra đánh giá và kết luận 4 / 15 GV tổ chức cho học sinh rút ra kết luận về cách GQVĐ trong tình huống đã được đặt ra, từ đó HS lĩnh hội được tri thức, kỹ năng của bài học hoặc vận dụng được những kiến thức, kỹ năng trong môn học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. 1.4.3. Điều kiện sử dụng Khi áp dụng dạy học giải quyết vấn đề, GV cần lưu ý: - GV cần tạo ra tình huống có vấn đề phù hợp, thu hút HS vào quá trình tìm tòi để phát hiện GQVĐ. Tuy nhiên, không phải nội dung dạy học nào cũng có thể phù hợp để xây dựng thành tình huống có vấn đề cho HS. - Nếu giải quyết vấn đề được sử dụng cho các nhóm, vấn đề cần đủ phức tạp để đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm việc cùng nhau để giải quyết. - Tổ chức dạy học GQVĐ đòi hỏi phải có thời gian phù hợp. - Trong một số trường hợp, cần có thiết bị dạy học và các điều kiện phù hợp để thực hiện hiệu quả phương pháp GQVĐ, VD: dụng cụ thí nghiệm, phương tiện tra cứu, khảo sát và thu thập thông tin… 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi - Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là môn học lựa chọn thuộc nhóm Công nghệ và Nghệ thuật trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2018b, tr.3). - Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang hiện hữu, Công nghệ là môn học có vai trò quan trọng trong giáo dục phổ thông nước nhà để phân luồng ở phổ thông. - Giáo dục công nghệ giúp học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, cộng đồng và xã hội. - Giáo dục công nghệ thúc đẩy giáo dục STEM, có ưu thế hình thành và phát triển các năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, thiết kế. - Giáo dục công nghệ là một trong những con đường chủ yếu thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, đặc biệt là hướng nghiệp trong lĩnh vực ngành nghề kỹ thuật, công nghệ. - Giáo dục công nghệ chuẩn bị cho học sinh tri thức nền tảng để lựa chọn nghề hay tiếp tục theo học các ngành kỹ thuật, công nghệ. 5 / 15 2.2. Khó khăn Học sinh của Trường THPT Lê Lợi là học sinh ở vùng miền núi phía Tây xứ Nghệ, trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Đây là khu vực mà kinh tế nghèo nàn, phụ thuộc vào nông nghiệp. Tình trạng ngại học, coi nhẹ môn học do không phải là môn thi tốt nghiệp và thi vào đại học, cao đẳng ...Nên đã dẫn đến một thực tế đáng buồn là trong giờ học công nghệ học sinh thường ngủ gật, làm việc riêng hoặc đưa môn khác ra học do đó kết quả, hiệu quả của giờ học chưa cao, chưa đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra. Trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ giáo viên còn gặp một số khó khăn sau đây: Thứ nhất, học sinh không mặn mà với môn học coi đây là môn học điều kiện vì không liên quan đến thi cử. Thứ hai, các cấp lãnh đạo cũng không thực sự quan tâm đến môn học (không thi học sinh giỏi trường, giỏi tỉnh). Thứ ba, là thiếu hoặc không có các công cụ trực quan để giảng dạy. Do đó học sinh không thể hiểu được nội dung mà giáo viên cần truyền đạt dẫn đến chán ghét môn học. Thứ tư, một số giáo viên không chịu khó tìm tòi, trau dồi chuyên môn, đầu tư thời gian để thiết kế bài dạy sinh động hiệu quả mà chủ yếu dạy chay dẫn đến chất lượng dạy và học chưa cao. Thứ năm, nội dung phần Vẽ kỹ thuật Công nghệ 11 nói chung và vẽ HCTĐ nói riêng là rất khó, đòi hỏi người dạy và người học phải có trí tưởng tượng phong phú đa dạng. Thứ sáu, trong SGK Công nghệ 11; Bài 5, Mục II, có trình bày cách vẽ HCTĐ. Nhưng khi áp dụng cách vẽ này để vẽ vật thể có phần lồi, phần lõm GV và HS gặp phải một số lúng túng trong việc xác định vẽ mặt cơ sở. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên thì để tăng hứng thú học tập và góp phần rèn luyện năng lực cho học sinh, kích thích thầy và trò sáng tạo, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ tôi đã áp dụng đề tài “Hướng dẫn học sinh vẽ HCTĐ của những vật thể đơn giản theo định hướng phát triển năng lực” tại trường THPT Lê Lợi. II. Hướng dẫn học sinh vẽ HCTĐ của những vật thể đơn giản theo định hướng phát triển năng lực. Trong đề tài tác giả chỉ hướng dẫn học sinh cách vẽ HCTĐ vuông góc đều (vẽ HCTĐ xiên góc cân thì áp dụng tương tự) 6 / 15 1. Hướng dẫn học sinh vẽ HCTĐ của những vật thể cơ bản bằng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. 1.1. Quy trình vẽ HCTĐ của vật thể cơ bản Bước 1: Căn cứ hình chiếu vuông góc (HCĐ, HCB, HCC) để biết được hình dạng, cấu tạo và kích thước của vật. Bước 2: Gắn các hình chiếu vuông góc vào hệ trục tọa độ Oxyz Bước 3: Vẽ hệ trục đo vuông góc đều O’x’y’z’ Bước 4: Chọn một mặt của vật vẽ lên hệ trục đo với kích thước tương ứng để làm cơ sở (thường là mặt đứng hoặc mặt đáy) Bước 5: Từ mặt cơ sở tại các đỉnh hoặc trọng tâm ta vẽ các đường thẳng song song với trục đo còn lại. Bước 6: Trên các đường thẳng song song đó ta xác định các đoạn thẳng là kích thước chiều còn lại của vật. Bước 7: Nối các đầu mút của các đoạn thẳng đó lại với nhau. Bước 8: Kiểm tra, sửa chữa, tẩy bỏ nét thừa rồi tô đậm ta được HCTĐ vuông góc đều của vật. 1.2. Hướng dẫn vẽ HCTĐ của hình hộp chữ nhật Bài toán 1. Cho vật thể có hình biểu diễn sau: Em hãy vẽ HCTĐ của vật thể trên ? * Nhận biết vấn đề: Ở bài 2 chúng ta vẽ hình chiếu vuông góc của vật. Nghĩa là từ vật chúng ta chiếu vuông góc vật lên mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh. Bây giờ chúng ta làm điều ngược lại là từ hình chiếu vuông góc của vật chúng ta hình dung ra hình dạng và kích thước của vật rồi vẽ hình không gian của vật. Đây là một tình huống có vấn đề. * Lập kế hoạch giải quyết vấn đề Bước 1: Hình dung ra vật là một hình hộp chữ nhật với chiều dài AB, rộng BG, cao CB, nhưng vấn đề G B F A C E D B A C D F A G B 7 / 15 tiếp theo lấy gì làm chuẩn để vẽ, vẽ như thế nào ? (Lập theo quy trình vẽ HCTĐ của vật thể cơ bản) * Thực hiện kế hoạch Bước 2: Gắn hệ trục tọa độ Oxyz vào HCĐ và HCB GV: Gắn như thế nào là hợp lý nhất ? - Định gốc tọa độ O (hình vẽ) - Chiều dài trùng Ox - Chiều rộng trùng Oy - Chiều cao trùng Oz Bước 3: Vẽ hệ trục đo vuông góc đều O’x’y’z’ GV: Hình dạng và thông số của hệ trục này như thế nào ? - Trục O’z’ thẳng đứng - Trục O’x’ hợp với O’z’ một góc 120 - Trục O’y’ hợp với O’z’ một góc 120 - Hệ số biến dạng trên O’x’, O’y’, O’z’ bằng nhau và bằng 1. Bước 4: Chọn mặt ABCD (hình chiếu đứng) vẽ trước làm cơ sở GV: Vẽ mặt này như thế nào ? - Xác định điểm C trùng O’, sau đó vẽ CB trùng O’z’; vẽ CD trùng O’x’. - Vẽ BA // và bằng CD - Vẽ DA // và bằng CB Ta được mặt ABCD làm cơ sở Bước 5: Từ mặt cơ sở, tại các đỉnh vẽ các đường thẳng song song với trục O’y’ GV: Cách vẽ các đường // này như thế nào ? (Việc này tưởng là dễ nhưng rất nhiều em vẽ sai) - Đặt mép thước qua điểm B đồng thời mép thước song song với O’y’ rồi vẽ. - Đặt mép thước qua điểm A đồng thời z’ x’ y’ O’ x x y O O z O z’ x’ y’ O’ D A B C z’ x’ y’ O’ D A B C 8 / 15 mép thước song song với O’y’ rồi vẽ. - Đặt mép thước qua điểm D đồng thời mép thước song song với O’y’ rồi vẽ. Đối với đường qua C ta không vẽ vì bị khuất Bước 6: Trên các đường thẳng song song với trục O’y’ lấy các đoạn thẳng thể hiện chiều rộng của hình hộp chữ nhật. - Xác định các đoạn thẳng BG, AF, DE bằng chiều rộng của hình hộp chữ nhật. Bước 7: Nối các đầu mút của các đoạn thẳng đó lại với nhau. - Vẽ đường thẳng nối G với F - Vẽ đường thẳng nối F với E * Kiểm tra đánh giá và kết luận Bước 8: Kiểm tra, sửa chữa, tẩy bỏ nét thừa rồi tô đậm ta được HCTĐ vuông góc đều của hình hộp chữ nhật (hhcn). GV: Kiểm tra, tẩy bỏ những cái gì ? - Kiểm tra HCTĐ đã đúng về hình dạng, kích thước với hình chiếu đứng và hình chiếu bằng hay chưa. - Tẩy bỏ các đoạn thẳng ngoài hhcn, tên và các trục đo, các ký hiệu đỉnh, … z’ x’ y’ O’ D A B C G F E z’ x’ y’ O’ D A B C G F E 9 / 15 * Nhận xét: Qua việc hướng dẫn học sinh vẽ HCTĐ của hình hộp chữ nhật GV đã định hướng HS từng bước gặp những vấn đề cần giải quyết (GV đặt câu hỏi trong các bước). Học sinh phải tự mình tư duy, suy nghĩ, huy động vốn kiến thức đã có đồng thời trao đổi thảo luận với các bạn để giải quyết những vấn đề đó. Vì vậy mà các em được phát triển những năng lực chung sau: Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đồng thời phát triển ở học sinh năng lực đặc thù như: Giao tiếp công nghệ, Thiết kế kỹ thuật. 2. Hướng dẫn học sinh vẽ HCTĐ của những vật thể đơn giản từ HCTĐ của những vật thể cơ bản bằng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Bài toán 2. Cho vật thể có hình biểu diễn sau: Em hãy vẽ HCTĐ vuông góc đều của vật ? Phân tích bài toán 2: Từ hình chiếu vuông góc chúng ta hình dung ra vật có dạng chữ L. Nhưng vấn đề tiếp theo lấy gì làm chuẩn để vẽ, vẽ như thế nào ? GV: Đây là tình huống có vấn đề. Bây giờ ta phân tích vật chữ L này được tạo thành từ vật cơ bản nào ? Dễ dàng nhận thấy vật chữ L được tạo ra từ vật cơ bản là hình hộp chữ nhật, sau đó cắt bỏ đi cũng một khối hộp chữ nhật (xem hình vẽ). Vậy thì việc vẽ HCTĐ vật chữ L ta sẽ làm như sau: Hình hộp cắt đi Hình hộp ban đầu Vật chữ L cần vẽ 10 / 15 Bước 1: Vẽ HCTĐ hình hộp chữ nhật (vẽ nét mảnh). có chiều dài, rộng, cao tương ứng với kích thước dài, rộng, cao của vật thể chữ L. Cách vẽ đã trình bày ở mục 1.2 trong đề tài Bước 2: Vẽ HCTĐ của hình hộp chữ nhật bị cắt bỏ đi trên hhcn ban đầu (hình màu vàng). Trước hết chúng ta phải xác định vị trí, kích thước của hhcn bị cắt đi rồi vẽ hhcn đó. (Chiều dài BC, rộng BG, cao BA) Bước 3: Kiểm tra, sửa chữa, xóa hhcn bị cắt màu vàng và tẩy bỏ nét thừa rồi tô đậm ta được HCTĐ vuông góc đều của vật thể chữ L. Bài toán 3: Cho vật thể có hình biểu diễn sau: Em hãy vẽ HCTĐ vuông góc đều của vật ? z’ x’ y’ O’ z’ x’ y’ O’ A D B C E F G 11 / 15 Phân tích bài toán 3: Từ hình chiếu vuông góc chúng ta hình dung ra vật có dạng như hình vẽ. Để vẽ vật ta làm như thế nào ? Đây là tình huống có vấn đề. Bây giờ ta phân tích vật này được tạo thành từ vật cơ bản nào ? Dễ dàng nhận thấy vật này được tạo ra từ vật cơ bản là hình hộp chữ nhật, sau đó cắt bỏ đi 2 bên hai khối hộp chữ nhật (xem hình vẽ). Vậy thì việc vẽ HCTĐ vật thể này ta sẽ làm như sau: Bước 1: Vẽ HCTĐ hình hộp chữ nhật (vẽ nét mảnh). có chiều dài, rộng, cao tương ứng với kích thước dài, rộng, cao của vật thể Cách vẽ đã trình bày ở mục 1.2 trong đề tài Bước 2: Vẽ HCTĐ của 2 hình hộp chữ nhật bị cắt bỏ đi trên hhcn ban đầu. Trước hết chúng ta phải xác định vị trí, kích thước của 2 hhcn bị cắt bỏ rồi vẽ (màu vàng). z’ x’ y’ O’ z’ x’ y’ O’ Hình hộp ban đầu Vật cần vẽ 2 hhcn cắt bỏ đi 12 / 15 Bước 3: Kiểm tra, sửa chữa, xóa 2 hhcn bị cắt màu vàng và tẩy bỏ nét thừa rồi tô đậm ta được HCTĐ vuông góc đều của vật thể. Bài toán 4: Cho vật thể có hình biểu diễn sau: Hãy vẽ HCTĐ vuông góc đều của vật ? Phân tích bài toán 4: Từ hình chiếu vuông góc chúng ta hình dung ra vật có dạng như hình vẽ. Để vẽ vật ta làm như thế nào ? Đây là tình huống có vấn đề. Bây giờ ta phân tích vật này được tạo thành từ vật đơn giản nào ? Dễ dàng nhận thấy vật này được tạo ra từ vật chữ L, sau đó cắt bỏ 2 bên phần đứng của chữ L hai khối hộp chữ nhật (xem hình vẽ). Vật chữ L Vật cần vẽ 2 khối hhcn cắt bỏ 13 / 15 Vậy thì việc vẽ HCTĐ vật thể này ta sẽ làm như sau: Bước 1: Vẽ HCTĐ vật chữ L (vẽ nét mảnh). có chiều dài, rộng, cao tương ứng với kích thước dài, rộng, cao của vật thể Cách vẽ vật chữ L đã trình bày ở bài toán 2 Bước 2: Vẽ HCTĐ của 2 hình hộp chữ nhật bị cắt bỏ đi trên phần đứng của vật chữ L. Trước hết chúng ta phải xác định vị trí, kích thước của 2 hhcn bị cắt bỏ rồi vẽ (màu vàng). Bước 3: Kiểm tra, sửa chữa, xóa 2 hhcn bị cắt màu vàng và tẩy bỏ nét thừa rồi tô đậm ta được HCTĐ vuông góc đều của vật thể. Tóm lại: - Qua phân tích bài toán 2, 3, 4 ta thấy để vẽ HCTĐ một vật thể đơn giản trước hết ta vẽ HCTĐ của khối hình hộp chữ nhật sau đó cắt bỏ đi một số khối hình học cơ bản ta sẽ được khối cần vẽ. Vì vậy việc nắm vững cách vẽ HCTĐ các khối hình học cơ bản sẽ giúp cho chúng ta vẽ được HCTĐ của các vật thể đơn giản đó. Tương tự một vật thể phức tạp sẽ được tạo thành từ những vật thể cơ bản và vật thể đơn giản. Vì vậy việc vẽ HCTĐ những vật thể phức tạp sẽ là việc vẽ HCTĐ của những vật thể cơ bản và vật thể đơn giản mà thôi. z’ x’ y’ O’ z’ x’ y’ O’ 14 / 15 3. Một số bài vận dụng 3.1. Vẽ HCTĐ của vật thể có hình biểu diễn sau: Phân tích bài toán: Từ hình chiếu vuông góc chúng ta hình dung vật có dạng lăng trụ đáy lục giác đều như hình vẽ; đáy trên ABCDEF, đáy dưới GHIKMN. Nhưng vấn đề tiếp theo ta vẽ vật như thế nào ? Đây là tình huống có vấn đề. Bây giờ ta xem vật này được tạo thành vật cơ bản nào. Dễ dàng nhận thấy vật được tạo thành từ vật ban đầu là hhcn sau đó cắt xén 4 góc dọc theo chiều cao của hình hộp chữ nhật ta sẽ được vật cần vẽ. Vậy để vẽ HCTĐ của lăng trụ đáy lục giác đều ta làm như sau: Bước 1: Vẽ HCTĐ của hhcn có chiều dài, chiều rộng, chiều cao đúng bằng chiều dài, chiều rộng, chiều cao cả hình lăng trụ đó. Cách vẽ hhcn tác giả đã trình bày ở mục 1.2 trong đề tài. A B E F D C G K H I z’ x’ y’ O’ Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) 15 / 15