Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút
Download ở dưới.
Số trang: 13 |
Định dạng: pdf |
Người đăng: Tài Liệu Full |
Ngày: 27/10/2024
Tên tài liệu
Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuât sắc
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí
tại đây
Từ khóa: tiêu chuẩn thư viện xuât sắc ; đạo xây dựng thư viện
Mô tả tài liệu
Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG THƯ VIỆN NHÀ TRƯỜNG ĐẠT TIÊU CHUẨN THƯ VIỆN XUÂT SẮC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: “Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, giáo dục đào tạo vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội”. Với quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ giáo dục là “ quốc sách hàng đầu” ; “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Chất lượng giáo dục toàn diện trở thành mục tiêu cao nhất của các nhà trường trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Lãnh tụ Lê –nin đã từng nói “Không có sách thì không có tri thức; Không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Đối với các trường học, sách được xem là người thầy thứ hai, thư viện nhà trường là nơi hội tụ khá đầy đủ những tinh hoa văn hóa của nhân loại, những tinh hoa ấy rất cần thiết cho người thầy và học sinh trong quá trình dạy học, trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng thư viện nhà trường theo tiêu chuẩn thư viện xuất sắc nhằm đảm bảo phuc vụ việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất là quan điểm chỉ đạo của BGD&ĐT, SGD&ĐT, PGD&ĐT đối với các nhà trường qua từng năm học. Đối với trường tôi, xây dựng thư viện nhà trường theo tiêu chuẩn thư viện xuất sắc là một trong những mục tiêu phấn đấu quan trọng trong năm học 2014-2015 và những năm tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò, trách nhiệm của nhân viên thư viện, thầy cô giáo, học sinh, nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy hiệu quả của thư viện trường học, nhất là đối với thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc. Trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng,Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có Pháp lệnh số 31/2000/PJ-UBTVQH10 ngày 28 tháng 12 năm 2000 về thư viện. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 ban hành Quy định tiêu chuẩn trường phổ thông; Công văn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 02 năm 2004 của Bộ trưởng BGD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; Sở GD&ĐT Quảng Bình đã có Công văn 1582/SGD&ĐT ngày 26/8/2014 về hướng dẫn công tác hoạt động thư viện trường học năm học 2014-2015; UBND huyện Lệ Thủy đã có Quyết định số 5834/QĐ-UBND ngày 05/9/2014 về việc ban hành Kế hoạch mục tiêu phát triển Sáng kiến kinh nghiệm 1 1 / 5 Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng thư vi
c tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội”. Với quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ giáo dục là “ quốc sách hàng đầu” ; “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Chất lượng giáo dục toàn diện trở thành mục tiêu cao nhất của các nhà trường trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Lãnh tụ Lê –nin đã từng nói “Không có sách thì không có tri thức; Không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Đối với các trường học, sách được xem là người thầy thứ hai, thư viện nhà trường là nơi hội tụ khá đầy đủ những tinh hoa văn hóa của nhân loại, những tinh hoa ấy rất cần thiết cho người thầy và học sinh trong quá trình dạy học, trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng thư viện nhà trường theo tiêu chuẩn thư viện xuất sắc nhằm đảm bảo phuc vụ việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất là quan điểm chỉ đạo của BGD&ĐT, SGD&ĐT, PGD&ĐT đối với các nhà trường qua từng năm học. Đối với trường tôi, xây dựng thư viện nhà trường theo tiêu chuẩn thư viện xuất sắc là một trong những mục tiêu phấn đấu quan trọng trong năm học 2014-2015 và những năm tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò, trách nhiệm của nhân viên thư viện, thầy cô giáo, học sinh, nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy hiệu quả của thư viện trường học, nhất là đối với thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc. Trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng,Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có Pháp lệnh số 31/2000/PJ-UBTVQH10 ngày 28 tháng 12 năm 2000 về thư viện. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 ban hành Quy định tiêu chuẩn trường phổ thông; Công văn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 02 năm 2004 của Bộ trưởng BGD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; Sở GD&ĐT Quảng Bình đã có Công văn 1582/SGD&ĐT ngày 26/8/2014 về hướng dẫn công tác hoạt động thư viện trường học năm học 2014-2015; UBND huyện Lệ Thủy đã có Quyết định số 5834/QĐ-UBND ngày 05/9/2014 về việc ban hành Kế hoạch mục tiêu phát triển Sáng kiến kinh nghiệm 1 1 / 5 Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc giáo dục năm học 2014-2015. Thực hiện chương trình, mục tiêu phát triển giáo dục của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2010- 2015, Phòng giáo dục và đào tào Lệ Thủy đã có công văn số 822/ GD&ĐT-THCS ngày 17 tháng 9 năm 2014 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014- 2015 và công văn số 865/GD&ĐT ngày 01 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn công tác thư viện trường học. Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của huyện, chi bộ nhà trường đã đưa mục tiêu xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc vào trong Nghị quyết Hội nghị chi bộ giữa nhiệm kỳ năm học 2014-2015 và Kế hoạch phát triển giáo dục năm học 2014-2015 của đơn vị .Thực hiện Nghị quyết của chi bộ và Kế hoạch phát triển giáo dục năm học 2014-2015 của đơn vị, lãnh đạo nhà trường đã lập kế hoạch xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc. Là thủ trưởng đơn vị, bản thân đã xác định rõ trọng trách, xem mục tiêu phấn đấu để hoàn thành Kế hoạch xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc vào năm học 2014- 2015 là một trong những mục tiêu quan trọng trong điều kiện của một địa bàn thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, vì vậy, để Kế hoạch xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc trở thành hiện thực, bản thân luôn trăn trở, tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng này. II. Điểm mới của sáng kiến: Xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc vừa là một nhiệm vụ mới vừa là mô hình hoạt động thư viện mới đối với các trường THCS trong tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng. Trường tôi lần đầu tiên được UBND huyện và Phòng GD&ĐT giao nhiệm vụ thực hiện xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc trong năm học này, vì vậy, để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh một số giải pháp có tính chất chung, nhà trường cần có những giải pháp riêng, mang tính đặc thù để tiến hành thực hiện lộ trình xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc. B. PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng địa phương, nhà trường, trước khi xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc: Trường tôi đóng trên địa bàn xã nghèo, cơ sở hạ tầng của xã nhà tuy vẫn còn nhiều thiếu thốn song so với trước đây đã có sự phát triển đi lên, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhận thức về công tác giáo dục thế hệ trẻ trong phụ huynh học sinh ngày càng chuyển biến tích cực, công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng tốt hơn. Đây là điều kiện tốt nhất để giáo dục địa phương nói chung và giáo dục trường tôi nói riêng phát triển ổn định, vững chắc. Từ cơ sở vật chất ban đầu chỉ có 4 phòng học và một văn phòng nhà trường, các phòng làm việc còn thiếu thốn, sân chơi bãi tập, khuôn viên nhà trường chưa được quy hoạch, đến năm 2006, Sáng kiến kinh nghiệm 2 2 / 5 Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc trường đã có có sự thay đổi nhanh chóng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục, hoạt động thư viện và đặc biệt là trường đã phấn đấu để đạt được mục tiêu trường chuẩn quốc gia. Bên cạnh những thuận lợi đó, đơn vị tôi cũng gặp không ít khó khăn: Tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong xã vẫn còn nhiều, một bộ phận dân cư làm ăn và sinh sống thiếu tập trung, một số nhân dân hàng năm đi làm ăn xa ở miền Nam, một bộ phận nhân dân trình độ dân trí chưa cao, nhận thức còn hạn chế nên chưa có sự đầu tư thích đáng cho con em học tập và rèn luyện, quá trình đóng góp, huy động nguồn lực xây dựng trường còn chậm, việc huy động số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục, công tác xã hội hóa giáo dục còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Bước vào năm học 2014- 2015, sau khi được UBND huyện và Phòng giáo dục đào tạo Lệ Thủy giao nhiệm vụ xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, dựa vào Công văn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 02 năm 2004 của Bộ trưởng BGD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; Công văn 1582/SGD&ĐT ngày 26/8/2014 của Sở GD&ĐT Quảng Bình về hướng dẫn công tác hoạt động thư viện trường học năm học 2014-2015 và kết quả xếp loại thư viện năm học 2013-2014 của trường, nhà trường đã tự củ soát lại theo 5 tiêu chuẩn, kết quả như sau 1. Tiêu Chuẩn 1: Về sách, báo, tạp chí, ảnh, biểu đồ...: Đạt tiêu chuẩn thư viện tiên tiến. Chưa đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, lý do: - Thiếu cơ số sách nghiệp vụ và sách tham khảo. 2. Tiêu chuẩn 2: Cơ sở vật chất, kĩ thuật: Đạt tiêu chuẩn thư viện tiên tiến. Chưa đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, lý do: - Chưa có phòng thư viện tách biệt. - Thiếu 06 máy tính, 01 màn hình 51 in, 2 tủ đựng sách, 01 giá trưng bày sách, 40 ghế cho bạn đọc, trang trí rèm màn chưa có, bảng biểu, khẩu hiệu thiếu 8 cái. 3. Tiêu chuẩn 3: Về nghiệp vụ: Đạt tiêu chuẩn thư viện tiên tiến Chưa đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, lý do: - Nhân viên thư viện chưa tích cực và chủ động tham mưu cho lãnh đạo về một số mô hình hoạt động thư viện mới theo hương thư viện xuất sắc. 4. Tiêu chuẩn 4: Về tổ chức hoạt động: Sáng kiến kinh nghiệm 3 3 / 5 Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc Đạt tiêu chuẩn thư viện tiên tiến. Chưa đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, lý do: - Tổ chức hoạt động thư viện chưa có nét nổi bật, mô hình hoạt động chưa thật phong phú. 5. Tiêu chuẩn 5: Về quản lý thư viện: Đạt tiêu chuẩn thư viện tiên tiến Chưa đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, lý do: - Cơ sở vật chất còn thiếu nhiều theo tiêu chuẩn thư viện xuất sắc nên ảnh hưởng đến công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động. KẾT LUẬN CHUNG: Đến thời điểm tháng 9 năm 2014, thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện tiên tiến, chưa đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc. IV. Các giải pháp thực hiện: Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của cấp trên, xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, là Hiệu trưởng, bản thân tôi đã suy nghĩ, trăn trở và tiến hành các giải pháp để xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc trong năm học 2014- 2015, những giải pháp đó là : 1. Giải pháp định hướng: 1.1 Định hướng về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc: Có xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nhiệm vụ trên, lãnh đạo nhà trường mới lập được kế hoạch, lộ trình mang tính khả thi, mới có sự chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện và huy động nguồn lực phù hợp điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường. Xác định về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc sẽ giúp cho người thủ trưởng đơn vị chủ động trong xây dựng kế hoạch, lộ trình, trong triển khai tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực, làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên. Muốn định hướng đúng người thủ trưởng đơn vị cần nghiên cứu đầy đủ các quyết định, công văn, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về 5 tiêu chuẩn của thư viện xuất sắc, về hướng dẫn nội dung, quy trình, hồ sơ trong công tác kiểm tra thư viện trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, mục tiêu, kế hoạch xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc của huyện và sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên để xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương và nhà trường mà đề ra công việc nào cần thực hiện vào thời điểm nào là có hiệu quả, cụ thể ngay từ đầu năm học, từ cấp Sáng kiến kinh nghiệm 4 4 / 5 Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc ủy, chi bộ, Ban giám hiệu, lực lượng cốt cán, Ban chấp hành công đoàn, Ban chấp hành chi đoàn đều tổ chức họp và thống nhất chủ trương, xác định mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng thư viện xuất sắc là phải làm và phải làm cho bằng được trong năm học 2014-2015. 1.2 Định hướng về việc xây dựng kế hoạch, lộ trình, bước đi: Kế hoạch, lộ trình là những vấn đề mang tính cụ thể, khả thi, là những bước đi, việc làm rõ ràng cần triển khai thực hiện trong từng giai đoạn, thể hiện tính chủ động, sáng tạo, đảm bảo quá trình thực hiện đúng hướng, đảm bảo sự vững chắc về kết quả công việc. Kế hoạch, lộ trình càng cụ thể, rõ ràng bao nhiêu thì bước đi càng chủ động, đúng hướng, kết quả càng vững chắc bấy nhiêu. Từ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung đã định hướng, nhà trường trực tiếp đưa nhiệm vụ xây dựng thư viện xuất sắc vào kế hoạch năm học với lộ trình bắt đầu từ đầu tháng 9 năm 2014 và phấn đấu hoàn thành kế hoạch vào tháng 3 năm 2015. 1.3 Định hướng về công tác chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện: Công tác chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quy trình, nó định rõ con người và công việc phải tiến hành, định rõ cách thức, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện, định rõ những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, rút kinh nghiệm, vì vậy, phải có Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng thư viện xuất sắc, định rõ trách nhiệm của từng người trong chỉ đạo và triển khai thực hiện. 1.4 Định hướng về huy động các nguồn lực: Nguồn lực chính là các yếu tố có tính quyết định đến sự thành công của công việc, đồng thời là điều kiện, phương tiện để có khả năng thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Đối với một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn càng phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần huy động cho nhiệm vụ xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, các nguồn lực đó là: Về nguồn lực con người gồm tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường. Về nguồn lực tài chính, nhà trường xác định nội lực là chủ yếu, song bên cạnh đó phải huy động nguồn lực từ công tác xã hội hóa, từ ngân sách trên cấp và sự ủng hộ, chung tay của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường 2. Giải pháp tuyên truyền: Là một địa phương thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí còn thấp so với các vùng thuận lợi, nhận thức của một số cán bộ địa phương, của quần chúng nhân dân, của phụ huynh về giáo dục còn nhiều hạn chế, địa bàn dân cư sống rải rác, một số thôn cách xa trung tâm 5 km, hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỉ lệ tương đối cao, vì vậy vấn đề tuyên truyền về công tác xã hội hóa giáo dục, về mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc càng quan trọng. Sáng kiến kinh nghiệm 5 Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) 5 / 5