Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút
Download ở dưới.
Số trang: 13 |
Định dạng: pdf |
Người đăng: Tài Liệu Full |
Ngày: 27/10/2024
Tên tài liệu
Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà tại trường thcs trên địa bàn huyện bình xuyên
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí
tại đây
Từ khóa: địa bàn huyện bình xuyên ; giáo dục đại trà
Mô tả tài liệu
-0Mẫu số 5 Mã số - Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà tại trường THCS trên địa bàn huyện Bình Xuyên - Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng cho công tác quản lý nhà trường trong việc nâng cao chất lượng học lực của học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng - Họ tên tác giả: Lê Tiến Bộ - Đơn vị công tác: Trường THCS Thanh Lãng Thanh Lãng, tháng 01 năm 2019 1 / 5 -1Họ tên, chữ ký người chấm điểm Điểm Mã số Người số 1:………………………………………… Người số 2:………………………………………… - Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà tại trường THCS trên địa bàn huyện Bình Xuyên - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Giáo dục là quốc sách - nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ Đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Điều 2 Luật giáo dục đã ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” nghĩa là giáo dục, đào tạo ra những con người có tri thức, có nhân cách, những người có đủ “đức, trí, thể, mĩ”. Công việc này không ai có thể làm được ngoài những nhà giáo dục và quản lý giáo dục. Là một cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường, trong quá trình giảng dạy và công tác, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm mọi cách để cùng tập thể sư phạm nhà trường khai thác các điều kiện thuận lợi, các nguồn lực để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Chất lượng giáo dục nhà trường phụ thuộc vào sự duy trì ổn định của giáo dục đại trà, sự bứt phá của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, sự quan tâm của giáo viên cùng nỗ lực của học sinh để không còn hoặc nếu còn thì tỉ lệ rất nhỏ học sinh yếu kém. 2 / 5 -2Nghề dạy học tưởng chừng đơn giản trong suy nghĩ của một số người. Tuy nhiên không phải vậy, đó thực sự là một nghệ thuật. Tại sao ư? Nếu không phải vậy
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thanh Lãng Thanh Lãng, tháng 01 năm 2019 1 / 5 -1Họ tên, chữ ký người chấm điểm Điểm Mã số Người số 1:………………………………………… Người số 2:………………………………………… - Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà tại trường THCS trên địa bàn huyện Bình Xuyên - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Giáo dục là quốc sách - nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ Đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Điều 2 Luật giáo dục đã ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” nghĩa là giáo dục, đào tạo ra những con người có tri thức, có nhân cách, những người có đủ “đức, trí, thể, mĩ”. Công việc này không ai có thể làm được ngoài những nhà giáo dục và quản lý giáo dục. Là một cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường, trong quá trình giảng dạy và công tác, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm mọi cách để cùng tập thể sư phạm nhà trường khai thác các điều kiện thuận lợi, các nguồn lực để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Chất lượng giáo dục nhà trường phụ thuộc vào sự duy trì ổn định của giáo dục đại trà, sự bứt phá của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, sự quan tâm của giáo viên cùng nỗ lực của học sinh để không còn hoặc nếu còn thì tỉ lệ rất nhỏ học sinh yếu kém. 2 / 5 -2Nghề dạy học tưởng chừng đơn giản trong suy nghĩ của một số người. Tuy nhiên không phải vậy, đó thực sự là một nghệ thuật. Tại sao ư? Nếu không phải vậy thì tất cả những người đứng trên bục giảng đều được công nhận là giáo viên dạy giỏi hết rồi! Điều tôi muốn nói ở đây chính là khía cạnh vận dụng một cách khoa học phương pháp giảng dạy vào trong mỗi tiết dạy, vào trong từng bài soạn trước khi lên lớp, vào trong hoạt động thiết kế các hoạt động học cho học sinh. Hoạt động vận dụng phương pháp vào giảng dạy để đạt hiệu quả thì không phải giáo viên nào cũng làm được, ngay cả khi họ có tâm trong công việc nhưng đôi khi vẫn có thể đi chệch hướng do giới hạn nhận thức của bản thân họ. Việc vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để có giờ dạy thành công là nhiệm vụ trực tiếp của giáo viên. Song hành với họ và nhiệm vụ của nhà quản lý (Ban giám hiệu, tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn). Để kiểm chứng tính hiệu quả trong giáo dục thì phải trải qua quá trình đánh giá, kiểm tra. Đánh giá phải minh chứng cụ thể được rằng người giáo viên này đã thực sự hoàn thành nhiệm vụ hay chưa, đã tâm huyết đấy nhưng hiệu quả giáo dục chưa cao thì phương pháp giáo dục chưa phù hợp ở điểm nào. Bên cạnh những yếu tố nêu trên thì để góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường còn phải quan tâm đến các vấn đề như: công tác quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của Ban giám hiệu; phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu theo năng lực, sở trường của các em; dành công sức phụ đạo để giúp đỡ học sinh yếu kém; phối hợp có hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục, đặc biệt là mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh trong việc hướng dẫn học sinh học tập ở nhà; thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá. Xuất phát từ những lý do nêu trên, sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà tại trường THCS trên địa bàn huyện Bình Xuyên”, với mong muốn được góp phần nhỏ cùng tập thể giáo dục nhà trường và nhân dân địa phương tìm ra hệ thống các giải pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà ở trường THCS nơi tôi đang công tác nói riêng và trên địa bàn huyện Bình Xuyên nói chung. Vấn đề mà tôi nêu ra ở đây tuy không mới, có thể một hoặc nhiều hơn trong số giải pháp tôi nêu ra đã được áp dụng ở các nhà trường nhưng việc áp dụng có thể không triệt để hoặc chưa đầy đủ dẫn đến “chất lượng thực” của nhà trường chưa được nâng cao, chưa có tính ổn định. 3 / 5 -3Để nâng cao một cách thực chất chất lượng giáo dục đại trà học sinh THCS cần phải phối hợp các lực lượng giáo dục với những giải pháp cụ thể và đồng bộ trong cả năm học. Giải pháp 1: Triển khai dạy học với phương pháp khoa học nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học mỗi tiết chính khóa và mỗi buổi dạy thêm học thêm. Căn cứ theo chuẩn kiến thức kỹ năng, giáo viên tìm tòi và sưu tầm một cách phong phú các nguồn cứ liệu để cung cấp cho học sinh. Với mỗi tiết học, mỗi buổi dạy học, giáo viên thiết kế khoa học, hiệu quả chuỗi hoạt động dành cho học sinh. Thông qua chuỗi hoạt động đó, học sinh chiếm lĩnh được tri thức bài học, có kỹ năng thực hành vận dụng trong cuộc sống cũng như phục vụ cho hoạt động nhận thức các môn học khác. Giáo viên bộ môn tổ chức hoạt động dạy học theo ba khả năng nhận thức của học sinh (Khá, Giỏi; Trung bình; Yếu, Kém). Cùng một chuẩn kiến thức kỹ năng nhưng mỗi đối tượng nhận thức cần có khối lượng, mức độ và phương pháp khác nhau được giáo viên thể hiện trên giáo án, phiếu học tập; tổ chức thực hiện trên lớp theo ba nhóm tương ứng với ba đối tượng nhận thức theo ba dãy bàn. Nhưng khi hoạt động, ngoài sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh còn được hỗ trợ của bạn. Việc giao bài tập về nhà cho học sinh cần giao vừa sức với từng đối tượng học sinh cả về khối lượng và mức độ khó dễ của bài tập, có hướng dẫn và nhất thiết phải kiểm tra kết quả học và làm bài tập ở nhà trong tiết học (buổi học) tiếp theo; cần động viên khuyến khích các em còn hạn chế trong học tập dù chỉ có tiến bộ rất nhỏ. Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá thành phong trào thi đua trong nhà trường với cả thầy và trò. Phong trào thi đua có ba nội dung thầy thi đua giờ dạy tốt, trò thi đua điểm tốt, tập thể lớp thi đua có nhiều giờ học tốt xuyên xuốt cả năm học. Thành lập ban chỉ đạo phong trào thi đua theo từng học kỳ (hiệu trưởng là trưởng ban, nội dung giờ dạy tốt do phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn phụ trách, nội dung điểm tốt do Tổng phụ trách đội phụ trách, nội dung giờ học tốt do Bí thư chi đoàn phụ trách). Cuối học kỳ I, cuối năm học có 4 / 5 -4sơ kết, tổng kết và trao thưởng cho giáo viên, cho tập thể lớp, cho cá nhân học sinh có thành tích cao trong phong trào thi đua. Dạy học chú trọng dạy phương pháp tự học cho học sinh. Dạy học sinh cách tìm kiếm thông tin qua mạng internet, cách đọc sách hoặc tài liệu (ở nhà và ít phút đầu tiết học trên lớp) để học sinh tự nêu được trước lớp mục tiêu bài học, nhiệm vụ của tiết học và cách thức thực hiện nhằm phát triển năng lực học sinh. Giáo viên bộ môn giám sát chặt chẽ việc ghi chép bài của học sinh ở tất cả các tiết học trên lớp. Với những học sinh cá biệt cần phân công học sinh có uy tín với bạn ngồi cạnh để hỗ trợ, giáo viên bộ môn cần kiểm tra vở học sinh cuối mỗi tiết học, buổi học; giáo viên chủ nhiệm kiểm tra đột xuất và thường xuyên vào tiết sinh hoạt lớp; kiên quyết yêu cầu học sinh (có phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh) học bài và làm bài nếu chưa đạt ở các khoảng thời gian thích hợp sau tiết học và các tiết học tiếp theo. Giáo viên cần lắng nghe và giải thích cho học sinh hiểu rõ những khúc mắc, băn khoăn, không hiểu bài xẩy ra trong quá trình học sinh học tập để học sinh có tâm lý tốt trong học tập và rèn luyện. Các bước thực hiện giải pháp 1: Bước 1: Giáo viên thiết kế hợp lý dự kiến chuỗi hoạt động cho học sinh, dự kiến các tình huống và các đơn vị kiến thức cần phục vụ cho mỗi tiết dạy học, cho mỗi bài học và được thể hiện một cách khái quát trong giáo án. Bước 2: Tổ chức dạy học theo dự kiến với phương pháp phù hợp và sử dụng tối đa trang thiết bị dạy học theo quy định. Bước 3: Phát hiện sự khó khăn, điểm mạnh/yếu cũng như nhu cầu của học sinh xung quanh các vấn đề mà bài học đề cập. Từ đó có biện pháp giúp đỡ phù hợp để các em tiến bộ. Bước 4: Hướng dẫn học sinh tự học, giao nhiệm vụ vừa sức để các em tự học, tìm tòi, nghiên cứu, mở rộng kiến thức cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, áp dụng vào các môn học khác. Bước 5: Đúc rút kinh nghiệm sau chuỗi các hoạt động của tiết dạy để làm tốt hơn nữa cho các tiết dạy và bài học khác. Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) 5 / 5