MẠI VINH QUANG Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ HÙNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan Hương LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo và các thầy cô giáo trong khoa Tài chính Ngân hàng, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thế Hùng, người đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua. Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo và các anh chị cán bộ nhân viên đang làm việc tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang đã hỗ trợ tài liệu và thông tin cho tôi thực hiện luận văn này. Hà nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Lan Hương MỤC LỤC DANH MỤC BẢNGi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒii LỜI MỞ ĐẦU. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5 1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 7 1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 7 1.2.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 13 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp. 28 1.2.4. Dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp 29 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 36 2.1. Phương pháp thu thập số liệu.36 2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp 36 2.1.2. Nguồn số liệu khác.37 2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.37 2.2.1. Phương pháp so sánh.38 2.2.2. Phương phápthống kê mô tả 39 2.2.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ 40 2.2.4. Phương pháp phân tích Dupont.40 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VINH QUANG.42 3.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang 42 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty42 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. 43 3.1.3. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý công ty 44 3.1.4. Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 3.2. 47 Phân tích thực trạng tài chính Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Vinh Quang. 50 3.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Vinh Quang. 50 3.2.2. Phân tích các nhóm chỉ số tài chính 65 3.2.3. Các yếu tố tác động đến tình hình tài chính của công ty.83 3.3. Đánh giá về thực trạng tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang 86 3.3.1. Những kết quả đạt được.86 3.3.2. Những hạn chế. 88 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VINH QUANG .89 4.1.Định hướng phát triển của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang.89 4.2. Dự báo tình hình tài chính của công ty trong thời gian tới. 90 4.2.1. Dự báo về doanh thu 90 4.2.2. Lập dự báo kết quả hoạt động kinh doanh 91 4.2.3. Lập bảng cân đối kế toán dự báo 94 4.2.4. Lập dự báo về dòng tiền 98 4.3. Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Vinh Quang 4.3.1. Nâng cao khả năng thanh toán 98 98 4.3.2. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, đặc biệt khoản phải thu khách hàng 99 4.3.3. Tăng cường quản lý đối với khoản mục hàng tồn kho 99 4.3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định 100 4.3.5. Nâng cao khả năng sinh lời 100 4.3.6. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính, nâng cao trình độ quản lý tài chính ở công ty 4.4. Kiến nghị 101 101 4.4.1 Kiến nghị với nhà nước 101 4.4.2. Kiến nghị với công ty 103 KẾT LUẬN 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 Cơ cấu tài sản 59 3 Bảng 3.3 Cơ cấu nguồn vốn 62 4 Bảng 3.4 Phân tích biến động các dòng tiền 64 5 Bảng 3.5 Hệ số khả năng thanh toán 67 6 Bảng 3.6 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 69 7 Bảng 3.7 Hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu 70 8 Bảng 3.8 Hệ số vốn chủ sở hữu 72 9 Bảng 3.9 Tình hình luân chuyển hàng tồn kho 73 10 Bảng 3.10 Tình hình các khoản phải thu 75 11 Bảng 3.11 Vòng quay tài sản ngắn hạn 76 12 Bảng 3.12 Vòng quay tài sản cố đinh 78 13 Bảng 3.13 Vòng quay toàn bộ tài sản 80 14 Bảng 3.14 Hệ số khả năng sinh lời 82 15 Bảng 4.1 Dự báo doanh thu 91 16 Bảng 4.2 Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh 93 17 Bảng 4.3 Hệ số tài chính dự kiến 94 18 Bảng 4.4 Bảng cân đối kế toán dự báo tạm thời 95 19 Bảng 4.5 Bảng cân đối kế toán dự báo hoàn chỉnh 96 20 Bảng 4.6 Dự báo về dòng tiền 97 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2013, 2014, 2015 Trang 52 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang Biểu đồ 1 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 49 2 Biểu đồ 3.1 Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn 57 3 Biểu đồ 3.2 Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn 60 4 Biểu đồ 3.3 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 69 5 Biểu đồ 3.4 Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu 70 6 Biểu đồ 3.5 Hệ số nợ 72 7 Biểu đồ 3.6 Tình hình luân chuyển hàng tồn kho 73 8 Biểu đồ 3.7 Tình hình các khoản phải thu 75 9 Biểu đồ 3.8 Vòng quay tài sản cố định 78 10 Biểu đồ 3.9 Vòng quay toàn bộ tài sản 80 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhà nước đã trao quyền tự chủ cho các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc họ phải thực sự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là phải tự hạch toán lỗ lãi. Phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản… Phân tích tài chính trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế, nguyên nhân là do phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu. Phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, xác định các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, cung cấp thông tin làm cơ sở cho các quyết định tài chính, kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà tài trợ, các cơ quan quản lý… Tuy nhiên, hiện nay do chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc phân tích tài chính, công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang đã chưa thực sự quan tâm đúng mức cho công tác này. Lãnh đạo công ty mới chỉ coi phân tích tài chính như một bộ phận nhỏ trong công tác tài chính - kế toán và được thực hiện kèm theo hoạt động quyết toán sổ sách kế toán vào thời điểm cuối năm bởi nhân viên kế toán. Kết quả phân tích chưa trở thành nguồn thông tin quan trọng để đề ra các quyết định tài chính, kinh doanh. Các bản phân tích và đánh giá chỉ nằm ở dạng giản đơn, đưa ra được những diễn biến về tài sản, nguồn vốn, một số chỉ tiêu đánh giá về lợi nhuận chưa thể là căn cứ hợp lý để đưa ra những quyết định tài chính. Các vấn đề như chi phí vốn của công ty, dòng tiền ròng, giá trị thị trường, các yếu tố phi tài chính chưa được nhắc đến. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu, rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt công ty sẽ khó phát triển bền vững , nếu không hiểu rõ, sâu sắc tình hình tài chính. Mục tiêu này sẽ rất khó thành hiện thực nếu không thực hiện phân tích tài chính tại công ty. Góp phần đáp ứng đòi hỏi đó của thực tiễn,tôi chọn đề tài “Phân tích tài chính Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ với mong muốn được đóng góp những ý kiến của mình nhằm góp phần cải thiện tình hình tài chính từ đó góp phần tăng cường hiệu quả quản lý của công ty. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015. Từ đó làm cơ sở cho việc dự báo, lập kế hoạch tài chính và ra quyết định quản lý nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp. Xây dựng khung lý thuyết cho phân tích đánh giá thực trạng tình hình tài chính của một doanh nghiệp. - Phân tích tài chính Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang năm 2013-2015, chỉ ra được các ưu điểm và hạn chế. - Dự báo tình hình tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang trong các năm tiếp theo. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang giai đoạn từ năm 2013-2015. 4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng và phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang giai đoạn 2013-2015. - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế của hoạt động tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang. - Dự báo tình hình tài chính của công ty trong thời gian tới. - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang. 5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. * Đối với công ty - Về lý luận, đề tài đã hệ thống hóa lý luận về phân tích tài chính trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Các nội dung, phương pháp và tổ chức phân tích tài chính được trình bày logic, khoa học và cụ thể. Qua đó, công ty có được cái nhìn tổng thể về phân tích tài chính và có thể vận dụng để tiến hành phân tích tài chính tại công ty. - Về thực tiễn, tác giả đã đi sâu phân tích tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang, từ đó đưa ra những đánh giá về thực trạng tài chính của công ty, đồng thời đề xuất các phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hìnhtài chính của công ty. * Đối với các doanh nghiệp khác: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng cho các đơn vị cùng loại hình sản xuất có đặc điểm tương đồng với công ty nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính cũng như giúp các nhà quản lý có các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. * Đối với bản thân tác giả: Việc nghiên cứu đề tài này giúp cho tác giả có kiến thức tổng thể, hiểu sâu sắc hơn về phân tích tài chính doanh nghiệp qua đó phân tích tài chính sẽ trở thành một công cụ làm việc hữu hiệu để tác giả có thể đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung và của công ty nói riêng bằng các phương pháp phân tích khoa học từ đó có các giải pháp, kiến nghị về tình hình tài chính cho ban lãnh đạo công ty. 6. Câu hỏi nghiên cứu * Cơ sở lý thuyết nào có thể sử dụng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp? * Thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang như thế nào? * Giải pháp nào cần áp dụng để cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, kết luận, luận văn được chia thành 04 chương, cụ thể như sau : Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang. Chương 4: Một số giải pháp nhằmcải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài phân tích báo cáo tài chính, phân tích tình hình tài chính, quản trị tài chính của các loại hình doanh nghiệp khác nhau thuộc các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau. Liên quan đến đề tài “Phân tích tài chính Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang” có thể kể đến một số công trình nghiên cứu trước đây có nhiều điểm tương đồng, cụ thể như: - Đề tài “Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin” của tác giả Trần Thanh Thủy (năm 2013), tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính. Trong bài viết cũng đã đánh giá cụ thể về thực trạng tài chính của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế về hoạt động tài chính của Công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản về định tính, định lượng và các nhóm hệ số tài chính. Các giải pháp tác giả đưa ra nhằm khắc phục các hạn chế trong hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin cũng là bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác. - Đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TW1” của tác giả Đỗ Thị Việt An (năm 2015), trong luận văn tác giả đã tập trung phân tích được cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán cũng như phân tích được sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty. Ngoài ra, tác giả cũng hệ thống hóa được các chỉ tiêu phân tích tài chính tại một doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TW1. - Đề tài “Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần In Hàng Không” (Luận văn thạc sỹ năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang),trongluận văn tác giả đã đánh giá được các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Điểm nổi bật trong các điểm mạnh của doanh nghiệp đó là tuân thủ chặt chẽ các chế độ kế toán .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 122 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Phân tích tài chính Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |