ai. Hơn nữa, nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển với hàng loạt cá nhân và doanh nghiệp đang có nhu cầu về vốn rất lớn thì thị trường tài chính - ngân hàng càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đặc biệt từ khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã đem lại cho Việt Nam những cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức. Muốn thành công chúng ta phải thấy được hết thách thức, tận dụng triệt để mọi cơ hội để đẩy lùi thách thức. Suy cho cùng cơ hội và thách thức chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thông Ngân hàng Việt Nam cần cải tổ cơ cấu một cách mạnh mẽ để trở thành hệ thống Ngân hàng đa dạng về hình thức, có khả năng cạnh tranh cao, hoạt động an toàn và hiệu quả, huy động tốt các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. Các NHTM Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành tốt đề án của Thủ tướng Chính phủ, các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như: tăng vốn điều lệ, cơ cấu lại nợ, làm sạch bảng cân đối, đổi mới công tác quản trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ… Bên cạnh các yếu tố như đã nêu trên, Thương hiệu chính là một yếu tố, không kém phần quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng. Thương hiệu giữ vai trò quan trọng đối với cả Ngân hàng là người cung cấp dịch vụ và khách hàng là người tiêu dùng dịch vụ. Dựa vào thương hiệu, khách hàng sẽ nhận được những cam đoan về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, và giảm thiểu rủi ro; người cung cấp sẽ coi thương hiệu như phương tiện khẳng định giá trị sản phẩm, là nguồn lợi thế cạnh tranh, nguồn hoàn vốn tài chính. Do đó, trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như thị trường hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào nói chung hay một tổ chức tài chính tín dụng nói riêng, đều phải xây dựng cho mình một thương hiệu vững chắc, để khẳng định giá trị trước cộng đồng và thị trường, như một lời cam kết cho sự tồn tại hữu ích của doanh nghiệp đối với sự phát triển của xã hội, làm nền tảng cho những bước phát triển tiếp theo, trong đó mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Riêng đối với Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex, một Ngân hàng mới ra đời trong thời gian 20 năm thì vấn đề đẩy mạnh nhận diện thương hiệu lại còn mang tính cấp bách hơn nữa. Cách đây vài năm cái tên PG Bank còn khá xa lạ với mọi người nhưng giờ thì PG Bank có thể nói đến như một thương hiệu, tuy chưa mạnh nhưng cũng đã có một vị trí nhất định trên thị trường tài chính. Thương hiệu PG Bank đã có mặt tại các địa bàn kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, Hải Dương. PG Bank cung cấp đa dạng và đồng bộ các sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức tài chính ngân hàng. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong quản trị thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa lý luận những vấn đề cơ bản về thương hiệu; cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong quản trị thương hiệu của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong quản trị thương hiệu của một NHTM. Từ đó phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của PG Bank trong quản trị thương hiệu, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Đề ra kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quản trị thương hiệu của PG Bank. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: + Những lý luận cơ bản về thương hiệu và quản trị thương hiệu của PG Bank. + Thực trạng năng lực cạnh tranh trong quản trị thương hiệu của PG Bank. + Những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quản trị thương hiệu của PG Bank. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu tại PG Bank – chi nhánh Chợ Lớn. Các tài liệu, số liệu khác thu thập được có liên quan đến tình hình hoạt động của các ngân hàng nói chung và PG Bank nói riêng. + Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp của đề tài được ngân hàng cung cấp trong giai đoạn 2011 – 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu, tài liệu về hoạt động của các Ngân hàng trong nước thông qua các nguồn như báo chí, internet, sách chuyên ngành và các tài liệu của Ngân hàng nơi thực tập qua đó sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, mô tả để đưa ra những nhận xét, đánh giá về năng lực cạnh tranh trong quản trị thương hiệu và những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong quản trị thương hiệu kết hợp với quá trình quan sát thực tế. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê và phương pháp so sánh sự biến động của các con số qua các năm. Khóa luận tốt nghiệp này dựa trên các thông tin thứ cấp và sử dụng phương pháp nghiên cứu bao gồm các phương pháp mô tả, so sánh, thống kê, phân tích. Sử dụng phần mềm như Excel, Word,… 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, Khóa luận tốt nghiệp gồm những nội dung chính như sau: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH, THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG. Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX. Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH, THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG. 1.1 Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Ngân hàng là một trong những ngành quan trọng, nhạy cảm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự thành công của tiến trình hội nhập, đã là một trong những ngành đi đầu thực hiện hội nhập. Xác định được vai trò quan trọng của ngành đối với sự phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập trong thập kỷ qua của Ngân hàng Việt Nam đã có nhiều cố gắng để phát triển hoạt động kinh doanh, đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của nền kinh tế và đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực, hệ thống Ngân hàng Việt Nam vẫn chưa thật phát triển. Đặc biệt là khi Việt Nam được gia nhập WTO thì việc cải thiện hệ thống Ngân hàng là cần thiết và quan trọng. Việc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Sự cạnh tranh của các ngân hàng là sự nỗ lực hoạt động đồng bộ của Ngân hàng trong một lĩnh vực khi cung ứng cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nhằm khẳng định vị trí của Ngân hàng và vượt qua các Ngân hàng khác trong cùng lĩnh vực hoạt động ấy. Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do chính Ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm củng cố và mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh. Những đặc trưng riêng trong cạnh tranh giữa các Ngân hàng: - Các NHTM vừa cạnh tranh gay gắt vừa hợp tác với nhau. - Cạnh tranh Ngân hàng luôn hướng tới một thị trường lành mạnh, tránh khả năng xảy ra rủi ro hệ thống. - Cạnh tranh Ngân hàng luôn phụ thuộc các yếu tố bên ngoài như nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp, dân cư. 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Năng lực cạnh tranh của NHTM được đánh giá qua các yếu tố: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực quản trị điều hành, mạng lưới hoạt động, mức độ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh,… Trong đó, năng lực tài chính và năng lực công nghệ được xem là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM. 1.1.2.1 Sự phát triển của thị trường tài chính Một thị trường tài chính phát triển mạnh sẽ là đòn bẩy vững chắc, là điều kiện để các ngân hàng phát triển, gia tăng cung vào một ngành có lợi nhuận, từ đó mức độ cạnh tranh cũng tăng lên. Kể từ khi Việt Nam mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đến nay, các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam luôn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tính đến 31/12/2012 thì có đến 5 NHTM 100% vốn nước ngoài, vị trí trên thương trường của ngân hàng nước ngoài ngày một tăng mạnh, luôn nhanh nhạy trong việc tiếp cận thị trường, biết cách thuyết phục khách hàng nơi họ kinh doanh. Vì thế ngân hàng trong nước dù muốn hay không sẽ phải đối diện với những đối thủ mạnh mẽ trên mọi phương diện. Mặt khác, đặc điểm hoạt động của các loại hình định chế tài chính có mối liên hệ rất chặt chẽ và có sự bổ trợ lẫn nhau, như ngành bảo hiểm và thị trường chứng khoán với ngành ngân hàng. Ngoài ra, sự phát triển của ngành ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác như tin học viễn thông, giáo dục đào tạo, kiểm toán. Đây là những ngành phụ trợ mà sự phát triển của nó sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đa dạng hóa các dịch vụ, tạo lập thương hiệu và uy tín, thu hút nguồn nhân lực cũng như có kế hoạch đầu tư hiệu quả trong một thị trường tài chính vững mạnh. 1.1.2.2 Môi trường kinh doanh 1.1.2.2.1 Nhóm các nhân tố khách quan Trong nhóm các nhân tố khách quan, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM: . - Tác nhân từ phía NHTM mới tham gia thị trường. - Tác nhân từ phía các đối thủ NHTM hiện tại. - Sức ép từ phía khách hàng. - Sự xuất hiện các dịch vụ mới.
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 65 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao năng lực cạnh tranh trong quản trị thương hiệu của Ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |