công nghệ khoa học tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Thì đòi hỏi Việt Nam phải luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao và đặc biệt là hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Và như chúng ta đã biết xuất khẩu là tiêu chí quan trọng phản ánh sự phát triển của một nền kinh tế và mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng về nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội do đó cần phải nắm rõ tầm quan trọng của thực trạng xuất khẩu nước ta để đề ra những giải pháp, chiến lược thích hợp riêng biệt để mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu để phát triển nền kinh tế nước nhà. Và với nền kinh tế có lợi thế về nông nghiệp như nước ta, với số dân tham gia chủ yếu vào hoạt động sản suất nông nghiệp, vì thế nông sản được xem như là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng giúp tăng nguồn ngoại tệ để có thể một phần nào đó đầu tư các thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại để phục vụ cho việc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Do nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cùng với kiến thức được trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập tại công ty TNHH Hàng Xanh, để đi sâu nghiên cứu hoạt động kinh doanh xuất khẩu nên tôi chọn đề tài nghiên cứu " HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH HÀNG XANH” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Tập hợp lý thuyết cơ bản về hoạt động XNK - Tìm hiểu thực tế về hoạt động kinh doanh xuất khẩu, mô tả quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Hàng Xanh và từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. 1 - Nhận xét, đánh giá quy trình xuất khẩu của công ty thông qua phân tích quy trình xuất khẩu. - Phân tích thực trạng nhằm đánh giá những mặt đạt được và những tồn tại yếu kém trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Hàng Xanh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu mặt hàng nông sản bằng đường biển của công ty Hàng Xanh và giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức xuất khẩu tại công ty. - Phạm vi nghiên cứu: + Phòng xuất khẩu của công ty TNHH Hàng Xanh. + Nghiên cứu quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu mặt hàng nông sản tại công ty. + Tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 23/09 – 21/11/2019 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập dữ liệu lý thuyết từ sách chuyên ngành kết hợp với quan sát thực tế và sử dụng tổng hợp số liệu từ công ty cung cấp. - Phương pháp chuyên gia: tiếp xúc với các phòng ban chức năng của công ty, tham khảo ý kiến của các anh chị và lãnh đạo của công ty. 5. Kết cấu của bài thực tập tốt nghiệp: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu Chương 2: Cơ sở thực tiễn của hoạt động tổ chức thực hiện xuất khẩu ở công ty TNHH Hàng Xanh Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện xuất khẩu tại công ty TNHH Hàng Xanh. 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU 1.1. Khái niệm cơ bản về hoạt động XK bằng đường biển: 1.1.1. Khái niệm về hoạt động XK: 1.1.1.1. Khái niệm: Xuất khẩu là hình thức hàng hoá được sản xuất ra ở quốc gia này nhưng không dùng ở trong nước mà đem tiêu thụ ở quốc gia khác. Xuất khẩu chính là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài.[3] 1.1.1.2. - Đặc điểm: Xuất khẩu không phải là hoạt động kinh doanh buôn bán riêng lẻ mà là hệ thống các quan hệ buôn bán được pháp luật của các quốc gia trên thế giới cho phép.Các quốc gia tham gia vào hoạt động mua bán này đều phải tuân theo các tập quán, thông lệ quốc tế. - Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ cao,… - Diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.[3] 1.1.1.3. - Vai trò: Đối với quốc gia: + Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. + Tạo nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ + Nguồn đầu tư nước ngoài + Nguồn vay nợ, viện trợ 3 + Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. + Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. + Tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ. + Tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. - Đối với doanh nghiệp: + Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. + Gíup doanh nghiệp giảm chi phí, tăng lợi nhuận, phân tán rủi ro + Gíup cho doanh nghiệp học hỏi được nhưng kinh nghiệm của các đối tác nước ngoài và các thiết bị tiên tiến, hiện đại. + Thêm nhiều cơ hội để tiêu thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn và với các chủng loại hàng hoá phong phú đa dạng khác nhau.[3] 1.1.1.4. - Các hình thức XK: Xuất khẩu trực tiếp: + Là hoạt động công ty bán hàng hóa trực tiếp cho các khách hàng của mình ở thì trường nước ngoài. + Giúp doanh nghiệp chủ động được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.[4] - Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác):
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 66 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện tổ chức thực hiện xuất khẩu mặt hàng nông sản bằng đường biển tại Công ty TNHH Hàng Xanh | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |