tri thức về thị trường – khách hàng và nhu cầu của họ, cũng như phương thức tiếp cận với khách hàng và làm thoả mãn nhu cầu đó. Nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải trong nước. Đồng thời cũng có không ít những khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành vận tải ôtô. Cùng với sự phát triển của nhu cầu, các khách hàng sẽ ngày càng trở nên khó tính hơn trong việc lựa chọn dịch vụ. Hơn nữa, mức độ cạnh tranh trong và ngoài ngành càng trở nên gay gắt sẽ khiến cho thị trường của một số công ty bị thu hẹp. Do vậy một vấn đề phức tạp và khó khăn đặt ra cho các công ty vận tải ôtô là làm sao để mở rộng thị trường và có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt này. Maketing đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mọi doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác là phải nâng cao khả năng nhận thức lý thuyết và thực hành marketing vào kinh doanh. Tuy nhiên hoạt động Marketing vẫn chưa được quan tâm đúng mức tại nhiều Doanh nghiệp, trong đó phải kể đến Công ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng. Ngành khai thác, sản xuất xi măng từ trước đến nay được nhà nước rất quan tâm và công ty xi măng VICEM đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, tuy nhiên bên cạnh đó cũng không thể không kể đến những gian nan trước mắt mà công ty phải đối mặt. Miếng bánh ngon thì nhiều kẻ muốn ăn, và kẻ nào mạnh, khôn khéo sẽ giành lấy được phần to. Ngược lại kẻ yếu sẽ không được gì và bị đào thải ra khỏi thị trường. Vậy, để tồn tại và phát triển được, đòi hỏi Công ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng phải có những chiến lược marketing hết sức đúng đắn. Một trong số đó phải kể đến “Hoạt động Marketing tại Công ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng- Thực trạng và giải pháp”, điều đó sẽ được làm rõ trong bài luận này. 2. Tổng quan nghiên cứu Nâng cao hiệu quả marketing đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước. Nhìn chung các nghiên cứu trên đã đạt được những kết quả nhất định như đưa ra được hệ thống lý luận về mảng được nghiên cứu, phân tích được thực trạng quản trị kênh phân phối tại doanh nghiệp, đồng thời cũng đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị kênh phân phối tại doanh nghiệp mình. Các nhóm giải pháp tập trung vào việc hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá thành viên kênh, đưa ra các giải pháp giải quyết xung đột, xác định tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường, hoàn thiện các tiêu chuẩn tuyển chọn thành viên kênh. Trong những năm qua, cũng đã có một số nghiên cứu về công ty, tuy nhiên các nghiên cứu này tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các chương trình xúc tiến, . chưa có nghiên cứu nào phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng. Do vậy, em đã lựa chọn nghiên cứu này với mong muốn đóng góp cho công ty bằng việc phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing của Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng trong thời gian tới. 3. Mục đích nghiên cứu Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, mục đích nghiên cứu của luận văn này là vận dụng lý luận vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả marketing Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng. Cụ thể, luận văn sẽ: a. Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản về marketing. b. Đánh giá thực trạng hoạt động của marketing Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng những năm qua từ đó rút ra những thành công và những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng. c. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng. 4. Câu hỏi nghiên cứu Đưa ra một số câu hỏi marketing Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng trong thời gian thực tập từ đó rút ra những thành công, những tồn tại và rút ra bài học kinh nghiệm. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu marketing: Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng - Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng + Về thời gian: đề tài nghiên cứu nâng cao hiệu quả marketing Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2018. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, bên cạnh đó luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập tài liệu: tập hợp các tài liệu sẵn có đã thu thập từ Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng, từ các công trình nghiên cứu, các trang web liên quan đến đề tài…… - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá: phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng hoạt động tại Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng. - Phương pháp điều tra thống kê: thu nhập dữ liệu thông tin thống kê thông qua việc thực hiện bảng hỏi với 30 các nhà thầu, đại lý và các công ty thương mại. Nội dung bảng hỏi bao gồm 4 câu khảo sát liên quan đến chính sách của Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing trong doanh ghiệp Chương 2: Thực trạng marketing tại Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING 1.1. Tổng quan về Marketing 1.1.1. Khái niệm Marketing Theo Philip Kotler – giáo sư marketing nổi tiếng của Mỹ định nghĩa: “Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua tiến trình trao đổi”. Đây là định nghĩa hết sức xúc tích thể hiện đầy đủ nội dung của marketing đó là tổng hợp tất cả mọi hoạt động trao đổi hai chiều giữa cả khách hàng và người làm marketing để hiểu và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Theo I.Ansoff, chuyên gia nghiên cứu marketing của Liên Hợp Quốc: “Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác đi là lấy thị trường làm định hướng”. Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, 2007: “Marketing là hoạt động thông qua các tổ chức, các quy trình nhằm sáng tạo truyền thông, chuyển giao những sản phẩm mang lại giá trị cho khách hàng, đối tác và toàn bộ xã hội”. Như vậy, Marketing chính là làm việc với thị trường để biến các trao đổi tiềm tang thành hiện thực nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Người làm marketing cần phải xác định những đối tượng khách hàng, định rõ nhu cầu của họ… thông qua các hoạt động chính như phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, quảng cáo, định giá, phân phối, phục vụ… Nhìn chung, các khái niệm marketing đã chỉ ra hai hoạt động cơ bản của marketing đó là: − Thứ nhất: Nắm bắt, thấu hiểu nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng thông qua các hoạt động nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp. − Thứ hai: Thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng việc thiết kế, phát triển các sản phẩm/ dịch vụ và các công cụ marketing hỗn hợp (marketing mix) của doanh nghiệp. Trên thực tế còn tồn tại nhiều định nghĩa về marketing khác nhau, nhưng có thể thấy rằng, mọi định nghĩa marketing đều hướng đến các nội dung cơ bản đó là quá trình quản lý các hoạt dộng của doanh nghiệp nhằm làm hài long khách hàng mục tiêu từ đó tạo ra chỗ đứng vững trãi trong tâm trí của khách hàng. 1.1.2. Vai trò, chức năng của marketing Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất vưới môi trường bên ngoài – thị trường. Quá trình trao đổi chất đó càng diễn ra thường xuyên, liên tục, với quy mô ngày càng lớn thì cơ thể đó càng khỏe mạnh và ngược lại. Chính vì vậy, marketing càng trỏe nên quan trọng khi nó có vai trò kêt nối hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc cho mọi quyết định kinh doanh. Marketing phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh, giống như chức năng sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực, kế toán, cung cấp vật tư… Về mặt tổ chức của doanh nghiệp, chức năng cơ bản của marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Xét về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành trong hệ thống hoạt động chức năng quản trị doanh nghiệp thì marketing cũng là một chức năng có vai trò kết nối, nhằm đảm bảo sự thống nhất hữu cơ với các chức năng khác bắt nguồn từ những lĩnh vực: sản xuất, tài chính, nhân sự. Như vậy, xét về quan hệ chức năng thì marketing vừa chi phối, vừ bị chi phối bởi các chức năng khác. Cụ thể, khi xác định chiến lược marketing, các nhà quan trị marketing phải đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược marketing trong mối tương quan ràng buộc với các chức năng khác. Mặc dù mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu về lợi nhuận, nhưng nhiệm vụ cơ bản của hệ thống marketing là đảm bảo sản xuất và cung cấp các mặt hàng hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao cho các thị trường mục tiêu. Nhưng sự thành công của chiến lược và sách lược .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 91 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác Marketing để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công Ty TNHH MTV Xi Măng VICEM Hải Phòng | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |