a cả nguồn lực bên trong và bên ngoài trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hóa quốc tế. Nhưng nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chúng ta không thể không nói đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế vì đây là hai hoạt động không thể tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ giao nhận vận tải biển. Chiều dài bờ biển hơn 3260 km, cùng với 71 cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước trong đó có một số cảng mà tàu trọng tải lớn có thể ra vào cho phép Việt Nam phát triển được đội tài chở hàng lớn mạnh. Bên cạnh đó nước ta nằm ở vị trí trung chuyển cho nhiều tuyến vận tải từ Đông sang Tây và ngược lại, đặc biệt là ở vị trí trung tâm của 3 cảng chuyển tải lớn nhất khu vực. Nhờ chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế, tăng cường hợp tác và đầu tư trên nhiều lĩnh vực, đẩy mạnh xuất khẩu, lượng hàng hóa giao nhận ở các cảng biển lớn của Việt Nam đã tăng đáng kể qua các năm. Hoạt động giao nhận hàng hóa phát triển mạnh mẽ từ khi Việt Nam thực hiện các chính sách mở cửa gia nhập vào các hiệp định tự do thương mại. Khi hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh cũng là lúc phát sinh nhu cầu ủy thác của các công ty nhận hàng xuất khẩu hoặc ngược lại. Các công ty trong nước cho thuê kho như TBS, Tân Cảng Sóng Thần, Tân Cảng Long Bình...Tuy nhiên còn có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết thì mới có thể hi vọng ngành này còn chỗ đứng trên thị trường giao nhận thế giới một cách vững chắc và ngành có uy tín cao hơn. Số lượng các công ty giao nhận Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh đầu thập niên 1990 nay đã có hơn 2000 công ty giao nhận hoạt động từ Bắc, Trung, Nam. Phát triển ồ ạt về số lượng như thế nhưng quy mô phần lớn các công ty giao nhận Việt Nam nhỏ và manh mún. Vốn nhỏ, trang thiết bị lạc hậu và nhân lực thì đa số chỉ có 10- 20 người/ công ty. Nghiệp vụ chủ yếu của các công ty trong nước chỉ là mua bán cước đường biển, hàng không, khai thuê hải công ty đủ năng quan, dịch vụ xe tải. Không nhều lực đảm nhận toàn bồ chuỗi cung ứng bao gồm vận chuyển đường bộ, kho bãi, đóng gói, thuê tàu.. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, cùng với nhu cầu ngày càng cao của thị trường và không tự đào thải mình ra khỏi ngành, thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận này phải không ngừng tiếp thu, hoàn thiện kiến thức, nâng cao nghiệp vụ, cập nhật thông tin kể cả về pháp luật để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách nhanh nhất, chi phí thấp nhất và an toàn nhất. Từ những lý do trên, để tìm hiểu và đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận trong kinh doanh xuất nhập khẩu, nên em đã chọn để tài “Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu FCL bằng đường biển tại CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ,KỸ THUẬT THÀNH DANH” để làm Khóa luận tốt nghiệp.
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 92 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu FCL bằng đường biển tại CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ,KỸ THUẬT THÀNH DANH | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |