DỤC CÔNG DÂN 10 THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT NGA SƠN. Người thực hiện: Lê Thị Hồng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Nga Sơn SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDCD THANH HÓA NĂM 2018 0 SangKienKinhNghiem.net Mục lục TRANG 1. Mở đầu 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3.Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo 13 dục, với bản thân và nhà trường . 3. Kết luận và kiến nghị. 14 3.1. Kết luận 14 3.2. Kiến nghị 15 Tài liêu tham khảo 16 Phụ lục 17 1 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com 1.Mở đầu 1.1.Lí do chon đề tài Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức của các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể hiện được mà cần vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục trong đó dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phá để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Hiện nay, việc dạy học lấy học sinh là trung tâm là nhiệm vụ quan trọng, trong đó áp dụng các phương pháp dạy học tích cực luôn được giáo viên đặt lên nhiệm vụ hàng đầu . Xuất phát từ mục tiêu đó, trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng tôi luôn tìm tòi khám phá đưa những nội dung mới vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tạo ra sự hứng thú trong quá trình học tập cho học sinh. Với ý nghĩa đó, tôi nhận thấy rằng: khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn bao gồm cả tự nhiên và xã hội đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều môn học. Mặt khác, trong dạy học cần phải tích hợp kiến thức của nhiều môn học để giải quyết tình huống trong thực tiễn là rất cần thiết trong việc giảng dạy môn GDCD. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: Tích hợp kiến thức: Sinh học, Vật lý, Hình học, Hoá học, Ngữ văn vào dạy học phần 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, bài 5 : “Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng” môn giáo dục công dân 10 theo hướng phát huy năng lực học sinh ở Trường THPT Nga Sơn 1.2. Mục đích nghiên cứu: Vận dụng kiến thức liên môn: Sinh học, Vật lý, Hình học, Hoá học, Ngữ văn để hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức: Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất? nhận biết được dấu hiệu về chất của sự vật, cách thức biến đổi nhanh chóng của chất và khi chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp, trên cơ sở nắm kiến thức, học sinh phải biết liên hệ bản thân trong thực tế cuộc sống đó là: có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10D, 10H Trường THPT Nga Sơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp thu thập, xử lí thông tin. 2 tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com - Phương pháp thảo luận nhóm, đàm thoại, trò chơi 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1.Cơ sở lí luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn GDCD. Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học dựa trên cơ sở phát triển năng lực của học sinh, là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Dạy học tích hợp góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Có thể khẳng định rằng dạy học tích hợp là một trong những phương pháp dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh dễ ghi nhớ, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, óc liên tưởng, khả năng vận dụng và khả năng sáng tạo.Đây là một công cụ hữu hiệu trong quá trình dạy học hiện nay. Ví dụ như: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường, bảo vệ sức khỏe…vào nội dung các môn học : địa lí, sinh học, văn học, giáo dục công dân… Như vậy, có thể hiểu Dạy học tích hợp là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn Hiện nay, chúng ta cần tích cực dạy học theo hướng tích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Từ đó khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đó là tính ứng dụng và thực tế của phương pháp dạy học tích hợp. Trong quá trình dạy học, chúng ta có thể tích hợp liên môn ở tất cả các môn học, trong đó có môn GDCD. Dạy học tích hợp môn GDCD có nghĩa là: nội dung kiến thức trong bài học của môn GDCD liên quan đến kiến thức nhiều môn học để giải quyết vấn đề nào đó. Trong phạm vi của đề tài này: Tích hợp kiến thức : Sinh học, Vật lý, hình học, Hoá học, Ngữ văn vào dạy học phần 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, bài 5 : “Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng” môn giáo dục công dân 10 theo hướng phát huy năng lực học sinh ở Trường THPT Nga Sơn. giúp học sinh có kiến thức tổng hợp về cánh thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn, tạo được sự hứng thú trong học tập, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Mặt khác, việc tích hợp kiến thức trong dạy học sẽ giúp học sinh hiểu được quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, nhận thức được bản thân cần có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống. 3 tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức :Sinh học, Vật lý, hình học, Hoá học, Ngữ văn vào dạy học phần 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, bài 5 : “Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng” môn giáo dục công dân 10 theo hướng phát huy năng lực học sinh ở Trường THPT Nga Sơn. 2.2.1 Thực trạng tiếp thu kiến thức môn GDCD trên lớp và học bài ở nhà của học sinh lớp 10 trường THPT Nga Sơn. Năm học 2017 - 2018 tôi được phân công giảng dạy 2 lớp : 10D, 10H. Qua các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ của học sinh tôi nhận thấy chất lượng học tập môn GDCD lớp 10 của học sinh chưa cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập của học sinh còn thấp đó là: 2.2.1.1. Học tập trên lớp: Trên lớp các em chưa chủ động trong học tập, chưa thực sự phát huy tính chủ động sáng tạo, nhiều em chưa mạnh dạn trong trả lời câu hỏi, kỹ năng xử lý và phân tích các tình huống còn hạn chế. Đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống gần với thực tiễn. Thiếu kỹ năng hoạt động nhóm; kỹ năng phân tích tổng hợp; kỹ năng hệ thống hoá kiến thức sau mỗi bài học. Thường hay ỷ lại hoặc lười hoạt động trong việc tìm tòi kiến thức mới…. 2.2.1.2. Học tập ở nhà: Vận dụng kiến thức liên môn trong ôn tập kiến thức ở nhà chưa hiệu quả, làm bài tập và nghiên cứu trước bài mới chưa cao. Hầu hết các em chưa biết cách học “chủ yếu học vẹt đọc thuộc lòng” do đó chất lượng kiểm tra bài cũ ở nhà còn thấp “có tới 80% học sinh không thuộc bài” khi đến lớp. 2.2.2 Thực trạng vận dụng pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy ở trường THPT Nga Sơn. Môn GDCD là môn học có nhiều nội dung tích hợp để hình thành kỹ năng sống cho học sinh và nội dung bài học gắn liền với cuộc sống hằng ngày của các em, để hình thành kĩ năng sống cho học sinh qua các bài học phải lựa chọn lồng ghép kĩ năng sống phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với từng nội dung của bài học trong chương trình GDCD10. Qua các đợt tiếp thu chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học do sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức và triển khai thực hiện cuộc thi: “ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học” , Trường THPT Nga sơn đã tích cực triển khai áp dụng thực hiện, tuy nhiên trong thực tế qua dự giờ thao giảng cũng như dự giờ sinh hoạt chuyên đề chúng tôi nhận thấy nhìn chung giáo viên vận dụng phương pháp dạy học tích hợp vào giảng dạy trong các tiết học còn rất ít. Một số GV còn gặp khó khăn, lúng túng trong việc tổ chức, thiết kế và sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học. Một số ít GV vận dụng vào giảng dạy một nội dung của bài học nhưng mới 4 tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 19 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức: Sinh học, Vật lý, Hình học, Hoá học, Ngữ văn vào dạy học phần 3 Quan hệ gi | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |