iem.net SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ : LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành phần làm văn chủ yếu rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, bao gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Bài kiểm tra định kì, kiểm tra học kì, thi tốt nghiệp, đại học, thi chọn học sinh giỏi các cấp đều yêu cầu làm văn nghị luận. Thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua cho thấy: Học sinh phần lớn chưa nắm chắc kĩ năng làm văn nghị luận, đặc biệt một bộ phận học sinh không biết cách làm văn nghị luận thường lạc sang kể chuyện, tóm tắt tác phẩm ( đối với bài nghị luận một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi) hoặc diễn xuôi một cách vụng về nội dung đoạn thơ, bài thơ (đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ). Hơn nữa trong thực tế đời sống, kĩ năng nghị luận rất cần thiết khi giao tiếp, khi cần trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân trước người khác, trước tập thể. vì vậy rèn luyện kĩ năng nghị luận không những cần thiết trong nhà trường mà còn góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đào tạo những chủ nhân trong tương lai có bản lĩnh, tự tin, biết trình bày rõ ràng, mạch lạc ý kiến của mình về một vấn đề nào đó. 2 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề. 2.1.1. Văn nghị luận và đặc trưng của văn nghị luận. - Văn nghị luận là dùng lí lẽ, lập luận của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó, khiến họ hiểu và tin vào vấn đề. - Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải xác định đúng vấn đề nghị luận, bố cục mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dẫn chứng sinh động, cách lập luận chặt chẽ, hấp dẫn, sáng tạo. - Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,…Trong bài văn nghị luận phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác đó. 2.1.2. Các dạng bài văn nghị luận thường gặp trong nhà trường a. Nghị luận văn học: là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,… - Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây: + Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. + Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,… + Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,). + Đối với tác phẩm văn xuôi: chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,… b. Nghị luận xã hội: là một dạng nghị luận mà vấn đề đưa ra bàn luận một tư tưởng, đạo lí; một hiện tượng đời sống. - Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận xã hội cần chú ý các yêu cầu sau đây: 3 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com + Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận + Củng cố kiến thức về xã hội, văn học, tư tưởng đạo lí, giáo dục công dân. 2.1.3. Vấn đề rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh. Tập trung vào các kĩ năng cơ bản: - Phân tích đề, lập dàn ýKĩ năng làm bài văn hoàn chỉnh ( Mở bài, thân bài, kết bài) - Kĩ năng dựng đoạn - Kĩ năng đưa và phân tích dẫn chứng - Kĩ năng lập luận - Kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận. 2.2. Thực trạng của vấn đề. 2.2.1. Thuận lợi: Làm văn nghị luận không phải là kiểu bài mới mới trong việc giảng dạy ở trường THPT. Kiểu bài này học sinh đã được làm quen và rèn luyện qua nhiều bài kiểm tra ở THCS và thi tuyển sinh, cũng đã quen thuộc đối với giáo viên và học sinh. Giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, có nhiều tài liêu để tham khảo, học hỏi. 2.2.2. Khó khăn. Một bộ phận không nhỏ học sinh không mặn mà với môn văn, ngại làm văn. Nhiều năm dạy môn Ngữ văn, chấm bài học sinh qua các kì kiểm tra, thi cử chúng tôi thấy những sai sót phổ biến thường gặp trong các bài làm của học sinh như sau: a. Không biết nghị luận văn học: + Kể lại cốt truyện, “diễn nôm” bài thơ Đối với những tác phẩm văn xuôi thường có yêu cầu phân tích nhân vật hay một vấn đề nào đó, học sinh chủ yếu Kể lại cốt truyện. Mặc dù yêu cầu của đề là cảm thụ, phân tích, đánh giá chứ không phải là kể lại câu chuyện. Nhiều bài 4 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com thi rất dài, nhưng không có ý, mà chủ yếu là thí sinh khoe trí nhớ của mình, tập trung kể lại tác phẩm. Ví dụ: Đề yêu cầu phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo thì thí sinh hầu như từ đầu đến cuối chỉ kể lại cốt truyện, không hề có luận điểm. Đối với tác phẩm thơ thì không ít học sinh sa vào “diễn nôm” lại ý nghĩa của những câu thơ. Tuy cần phải cắt nghĩa, giảng giải để hiểu rõ thêm, để thấy được những đặc sắc riêng của câu thơ, bài thơ, nhưng không có nghĩa là thí sinh chỉ việc diễn nôm lại ý nghĩa bài thơ. + Sử dụng thao tác nghi luận không đúng. Ví dụ thao tác so sánh: Nhiều thí sinh khi làm bài đó vận dụng thao tác so sánh. Đây là phương pháp sẽ đạt hiệu quả cao nếu như biết xử lí phù hợp. So sánh khiến cho vấn đề được mở rộng, thú vị hơn, chứng tỏ người viết có kiến thức, tư duy. Ví dụ khi phân tích về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng thì so sánh, liên hệ với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, hai bài thơ cùng viết về những chiến sĩ Vệ quốc thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp. So sánh nhân vật Chí Phèo với các nhân vật chị Dậu, lão Hạc…Tuy nhiên, không ít thí sinh trong khi so sánh đó rơi vào tình trạng sa đà vào phân tích nội dung liên hệ, mở rộng, mà lơ là phần nội dung chính của bài làm. Hậu quả là bài tuy có vẻ bay bổng, “uyên bác”, song về vấn đề chính chưa được trình bày đầy đủ, sâu sắc, nên kết quả vẫn không cao. + Gọi tên nhân vật không phù hợp Nhiều thí sinh vẫn hồn nhiên gọi nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là “hắn”. Có thí sinh lại gọi nhân vật người phụ nữ “vợ nhặt” trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân hay nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao là “thị”. Các bạn tưởng đúng, vì chính tác giả cũng viết như thế. Chỉ nhà văn có thẩm quyền gọi tên nhân vật như vậy, xuất phát từ phong cách hài hước, và có ý đồ nghệ thuật riêng. Còn nếu sĩ tử (độc giả) cũng gọi như vậy, thì vô hình trung đó mắc lỗi thiếu lịch sự; hoá ra thí sinh coi thường 5 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 19 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |