iên cứu…………………………………………. 2 1.5. Những điểm mới của SKKN……………………………………… 2 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………. 3 2.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………… 3 2.2. Thực trạng………………………………………………………. 3 2.3. Giải pháp thực hiện………………………………………………. 4 2.3.1. Phương pháp chung trong sử dung Atlat Địa lí………………… 4 2.3.1.1.Đọc và phân tích Atlat Địa lí Việt Nam theo yêu cầu có định hướng………………………………………………………………… 4 3.1.2. Đọc một bản đồ chung………………………………………… 5 2.3.1.3. Đọc một số bản đồ cho trước…………………………………. 5 2.3.2. Bài soạn mẫu…………………………………………………… 6 2.4. Kết quả thực nghiệm……………………………………………… 17 3. KẾT LUẬN………………………………………………………. 19 3.1. Ý nghĩa của đề tài………………………………………………… 19 3.2. Kiến nghị…………………………………………………………. 19 Tài liệu tham khảo…………………………………………………… 20 0 SangKienKinhNghiem.net 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Các nhà phương pháp nổi tiếng khi nghiên cứu về những phương pháp dạy học tích cực đều có chung nhận định, phương pháp trực quan tích cực hơn phương pháp thuyết giảng truyền thống. Trong giảng dạy địa lí có thể sử dụng rất nhiều những thiết bị dạy học trực quan nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Thiết bị dạy học có ý nghĩa rất lớn để hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Kĩ năng sử dụng Atlat có một ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt sư phạm, cả về mặt thực tiễn trong dạy học bộ môn Địa lí. Về mặt sư phạm, nó giúp học sinh phát triển tư duy, tính độc lập sáng tạo và gây được hứng thú học tập cho các em. Ngoài ra thông qua việc đọc và phân tích Atlat, học sinh lĩnh hội một cách tích cực và trực quan các khái niệm Địa lí, do đó khắc sâu và củng cố kiến thức một cách vững chắc. Về mặt thực tiễn, nắm được kĩ năng đọc và phân tích Atlat sẽ cho phép học sinh tiếp cận với tri thức, với thông tin một cách trực quan và nhanh nhất qua các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Hình thành ở người học các kỹ năng quan trọng như khả năng tư duy logic, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổng hợp và liên hệ thực tế. Nhưng thực tại học sinh lớp 12 nơi tôi đang công tác trong quá trình học môn Địa lý kĩ năng sử dụng Atlat còn hạn chế chưa biết cách khai thác kiến thức từ nguồn tư liệu dạy học này. Nguyên nhân chủ yếu do các em ít được trang bị kỹ năng khai thác kiến thức từ Atlat địa lý, mặt khác đội ngũ giáo viên cũng ít chú trọng đến việc hướng dẫn các em cách đọc và phân tích Atlat địa lý . Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Địa lí trong trường phổ thông, bản thân tôi luôn tìm tòi nghiên cứu để có được biện pháp giúp các em biết cách khai thác kiến thức từ Atlat. Vì vậy, tôi chọn đề tài ‘‘ Tăng tính chủ động và khả năng lĩnh hội kiến thức bằng việc sử dụng Atlat trong học tập địa lí lớp 12’’. Tuy nhiên kĩ năng sử dụng Atlat là một phạm trù rộng lớn được nhiều đồng nghiệp quan tâm, tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở đây ngoài những vấn đề chung, tôi chỉ muốn đề cập đến các vấn đề cụ thể trong hai bài dạy: - Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp( SGK Địa lí 12): Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình phân tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta. 1 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com -Bài 30 Vấn đề phát triển ngành Giao thông vân tải- thông tin liên lạc (SGK Địa lí 12): Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải nước ta. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài này là hướng dẫn học sinh biết cách đọc, khai thác và sử dụng Atlat địa lý để xác định các nội dung kiến thức thông qua học các bài cụ thể trong phần địa lý các ngành kinh tế lớp 12 chương trình cơ bản. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh lớp một số lớp 12 của trường THPT sử dụng Atlat trong quá trình học bộ môn Địa lý phần ngành kinh tế. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu qua cơ sở lý luận dạy học địa lý. - Phương pháp khái quát hóa kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm và phù hợp với sự thay đổi cách kiểm tra đánh giá học sinh, phương pháp này còn thực hiện thông qua các tiết dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. - Phương pháp thực nghiệm : Thực hiện giảng dạy ở các lớp 12A3, 12 A4, 12A5. - Phương pháp điều tra đánh giá : Sau khi thực hiện giáo án thực nghiệm ở các lớp trên. - Phương pháp phân tích và thống kê các đối tượng. 1.5. Những điểm mới của SKKN. Đề tài này tôi chỉ áp dụng ở hai bài trong chương trình địa lí lớp 12- cơ bản. + Bài 26 : Cơ cấu ngành công nghiệp. + Bài 30 : Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc. tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com 2 tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương. Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Trong các bộ môn khoa học đang dạy ở nhà trường môn nào cũng có một vai trò nhất định, giúp học sinh nâng cao nhận thức về tự nhiên và xã hội. Môn Địa lí giữ một vị trí hết sức quan trọng, nó mở mang cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên trên Trái Đất và cả ngoài Vũ trụ, hoạt động văn hoá, xã hội kinh tế của con người. Giúp các em đi sâu nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khám phá cấu trúc của Trái Đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, xã hội để phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.… Riêng ở trường THPT, mỗi môn học đều yêu cầu những đặc điểm riêng, cần các phương pháp giảng dạy thích hợp. Môn Địa lí đã xác định phương pháp đặc trưng là sử dụng kênh hình và kênh chữ trong việc dạy và học. Song việc giảng dạy kênh chữ đã quen thuộc trong nhà trường, nhưng kênh hình mới được chú trọng trong những năm đổi mới phương pháp dạy học, nên việc vận dụng nó còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Nhất là đối với học sinh lớp 12, việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trang bản đồ trong Atlat là rất cần thiết, giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu nhanh, dễ hiểu. Đồng thời tránh được phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước gây hứng thú và ham mê học tập môn Địa lí cho học sinh, đạt kết quả cao trong các kỳ kiểm tra đánh giá. 2.2. Thực trạng. tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com 3 tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, các giáo viên đã rất chú trọng đến việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí, bao gồm : bản đồ treo tường, mô hình, lược đồ, các tranh ảnh, bảng biểu, số liệu thống kê trong sách giáo khoa và trong Atlat … Trong giảng dạy bộ môn Địa lí, việc khai thác sử dụng kênh hình là phương pháp giảng dạy mới. Những năm gần đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã cung cấp cho ngành Giáo dục nhiều phương tiện tiên tiến khoa học như : Máy vi tính, máy chiếu đa năng, băng - đĩa hình…giúp cho việc giảng dạy nâng cao hiệu quả. Việc sử dụng Atlat để dạy kênh hình là vấn đề tuy không mới lạ nhưng cũng không ít khó khăn, song lại rất hấp dẫn học sinh và đem lại hiệu quả cao. Giúp cho học sinh chủ động tiếp thu những kiến thức theo nội dung bài học, ít phải ghi nhớ máy móc mà hiệu quả cao. Hiện tại còn một số giáo viên chưa chú trọng sử dụng Atlat trong việc giảng dạy Địa lí, chưa chú trọng hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên học sinh thường bị động và không khai thác được kiến thức từ Atlat nên hiệu quả thấp. Đối với học sinh lớp 12 việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat một cách thành thạo là việc làm rất quan trọng và cần thiết, tạo thói quen làm việc độc lập, sáng tạo cho các em. Hiện nay trong các kỳ thi xu hướng các câu hỏi chủ yếu phân hóa theo các mức độ tư duy khác nhau, sử dụng nhiều dạng câu hỏi và bài tập gắn với Atlat hay bảng số liệu. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài “ Tăng tính chủ động và khả năng lĩnh hội kiến thức bằng việc sử dụng Atlat trong học tập địa lí lớp 12’’ để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay đã thu được những kết quả khả quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lí đạt kết quả cao hơn. 2.3. Giải pháp thực hiện. 2.3.1. Phương pháp chung trong sử dụng Atlat Địa lí. 2.3.1.1. Đọc và phân tích Atlat Việt Nam theo yêu cầu có định hướng: Atlat địa lí Việt Nam là một cuốn sách giáo khoa thứ hai đối với học sinh khi học địa lí. Tuy nhiên cuốn Atlat này sử dụng cho nhiều đối tượng học sinh (Từ THCS đến THPT), nên trong khi khai thác Atlat, học sinh cần bổ sung bằng những kiến thức rút ra từ sách giáo khoa để có thể cập nhật kiến thức và phân tích sâu hơn, tổng hợp tốt hơn. Muốn đọc và phân tích Atlat tốt cần phải: - Nắm được các phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong Atlat. - Nắm được các kí hiệu trong bảng chú giải bản đồ. tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com 4 tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 20 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Sáng kiến kinh nghiệm Tăng tính chủ động và khả năng lĩnh hội kiến thức bằng việc sử dụng Atlat trong học tập Địa lí | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |