THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử Phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SG

Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Theo thông tin từ báo chí sau khi Bộ giáo dục và đào tạo công bố phổ điểm

thi THPT Quốc gia 2018 thì môn Sử có 82,24% thí sinh có điểm dưới trung bình, trong đó điểm trung bình môn Sử năm 2018 trên cả nước là 3,79 điểm[6]. Đây là thôn

g tin khiến các thầy cô cùng các nhà nghiên cứu lịch sử trăn trở về thực trạng không vui của việc dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường THPT. Có nhiều nguyên nhân được lý giải dẫn đến thực trạng trên, chẳng hạn như: nhiều năm qua môn Lịch sử vẫn được coi là môn phụ, một nhận thức không đầy đủ về môn học này trong việc giáo dục và đào tạo những công dân có lòng yêu nước sâu sắc, những người lao động có trách nhiệm với xã hội. Môn học bị đối xử như vậy, người giáo viên dạy Lịch sử cảm thấy vị trí của mình thấp kém thì làm sao có thể đòi hỏi một kết quả khả quan được? Nhận thức của xã hội ảnh hưởng lớn đến nhận thức của học sinh, trong tư duy của nhiều em học sinh môn Sử là “môn phụ”, các em đã không coi trọng mà kiến thức lịch sử lại khác tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử mang tính cụ thể, tính hệ thống, sự thống nhất giữa “sử” và “luận’ nên học sinh dễ chán, khó nhớ, lẫn lộn sự kiện và nhân vật, và điều quan trọng là không tạo ra được cảm xúc trước những trang sử của dân tộc, đối với lịch sử thế giới lại càng khó, tên nước ngoài khó đọc, địa lý nước ngoài không lành, nhân vật nước ngoài chẳng rõ, nhầm lẫn lung tung. Mặc dù nhiều giáo viên rất tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi nhiều biện pháp, phương pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn, nhưng do nhận thức của xã hội, của học sinh chưa đúng ít nhiều làm ảnh hưởng tới kết quả môn học. Và cũng xin khẳng định lại, môn Lịch sử là một môn học có vị trí hết sức quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục học sinh. Khi trả lời phỏng vấn phóng viên báo Giáo dục thời đại, nhà giáo nhân dân Vũ Dương Ninh (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã Tác giả: Phạm Thị Nga SangKienKinhNghiem.net 1 Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn nêu rõ: “Đây là một trong những môn khoa học cơ bản có sứ mệnh giáo dục đào tạo những người công dân tốt, những người lao động giỏi, có ý thức đối với đất nước và có trách nhiệm với xã hội. Dù rằng sau này họ làm công việc gì, ở cương vị nào thì những hiểu biết cơ bản về lịch sử dân tộc vẫn luôn là nguồn tri thức cần thiết cho tư duy và hành động của mỗi người”[1]. Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử đã 10 năm, tôi cũng hết sức trăn trở với thực trạng của môn học, tôi luôn tìm tòi những phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy của mình, khiến các em học sinh đam mê hứng thú với mỗi tiết học lịch sử, và muốn nghe thật nhiều những câu nói của học sinh mỗi khi trống đánh hết giờ: “Ôi trời! đang hay mà hết giờ”, “Cô ơi! Cô cứ nói tiếp đi ạ”. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi muốn đưa ra một trong nhiều kinh nghiệm của mình để đồng nghiệp và bạn bè tham khảo nhằm mục đích đưa môn Lịch sử có vị trí xứng đáng trong lòng học sinh và nhận thức của xã hội. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Giúp bản thân và đồng nghiệp có những vận dụng mới và gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh đối với môn Lịch sử ở trường THPT. - Góp phần nâng cao ý thức học tập và chất lượng học môn Lịch sử của học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”, nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT Mai Anh Tuấn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như tổng hợp hệ thống hóa, phân tích từ đó rút ra kết luận. Tác giả: Phạm Thị Nga SangKienKinhNghiem.net 2 tanninh0112@gmail.com Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn - Phương pháp trò chuyện (trao đổi với đồng nghiệp, học sinh) - Phương pháp thực nghiệm sư phạm (giảng dạy trên lớp) - Phương pháp nghiên cứu, sưu tầm tài liệu. - Phương pháp điều tra - Phương pháp đánh giá, đối chiếu (bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm) 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận. Đề tài “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản” được dựa trên cơ sở lý luận nhất quán của hai lĩnh vực: phương pháp dạy học lịch sử và đặc trưng ngôn ngữ báo chí. Giữa lịch sử và báo chí- đặc biệt là tin tức thời sự có những nét tương đồng nhất định. Lịch sử là quá trình phát triển của xã hội loài người từ lúc con người và xã hội hình thành đến nay. Tất cả những sự kiện và hiện tượng lịch sử được chúng ta nhắc đến đều là những chuyện đã xảy ra, nó mang tính quá khứ. Tri thức lịch sử nhìn chung không mang tính lặp lại về không gian và thời gian[3]. Thời sự nghĩa là gì? Có nhiều cách lý giải nhưng cách lý giải được quan tâm nhất đó là: “thời sự là tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội – chính trị, xảy ra trong thời gian gần đây hoặc đang diễn ra. Tin tức có thể tác động đến nhiều người”[8]. Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể của các nước, các dân tộc khác và quy luật của nó. Lịch sử luôn phản ánh khách quan những sự việc đã xảy ra trong quá khứ của loài người[3]. Không ai có thể tô vẽ hay thêm bớt được lịch sử. Đó là những câu chuyện có thật được làm nên bởi những con người bằng xương, bằng thịt. Lịch sử là cái tồn tại khách quan. Tác giả: Phạm Thị Nga SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com 3 tanninh0112@gmail.com Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn Ngôn ngữ báo chí nói chung, tin tức thời sự nói riêng là ngôn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên dạng để phản ánh. Nhà báo chỉ được quyền nói cái thật mà độc giả, khán giả, thính giả đều cảm nhận được ngay trong cuộc sông xung quanh họ. Nhà báo không được bịa ra sự thật hay tưởng tượng ra sự thật. Ngôn ngữ báo chí phải đạt được các yêu cầu: “mới- cụ thể” đây là hai yếu tố căn bản tạo ra tính thời sự, điều này giúp cho các bản tin thời sự “tránh lặp lại, tránh khuôn sáo”. Sự kiện là cái tồn tại khách quan, sẽ nói lên chân lý, bộc lộ thái độ với hiện thực[8]. Đặc biệt rất nhiều các sự kiện lịch sử với các sự kiện được báo chí phản ánh ở thời điểm hiện tại có mối quan hệ khăng khít với nhau. Những sự kiện đang và sẽ xảy ra ở hiện tại và tương lai đều bắt nguồn từ những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Chính vì có sự gắn bó hết sức mật thiết như vậy nên trong giảng dạy Lịch sử tôi thường Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử. Biện pháp này tôi sử dụng đã đem lại hứng thú rất tốt đối với học sinh qua mỗi sự kiện lịch sử. Đó là lý do tôi trình bày kinh nghiệm của bản thân về việc “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”. 2.2. Thực trạng của việc “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử” 2.2.1. Đối với giáo viên: Là giáo viên đã công tác được 10 năm trong ngành, trong quá trình tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình. Tâm lý “môn phụ” đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng. Rất ít giáo viên, thậm chí có giáo viên không nghĩ đến việc “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử” vô hình dung chính giáo viên không cung cấp đầy Tác giả: Phạm Thị Nga SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com 4 tanninh0112@gmail.com Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn đủ cho học sinh nắm rõ được mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử với những gì đang diễn ra ở hiện tại. 2.2.2. Đối với học sinh: Tâm lý học sinh xem nhẹ môn Lịch sử và coi lịch sử là môn phụ nên các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học lịch sử mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì mà thầy cô cho ghi. Mặt khác, bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không hứng thú với lịch sử. Rất nhiều học sinh không nhận thức được rằng, nhiều vấn đề đang diễn ra đều có nguồn gốc từ các sự kiện lịch sử trước đây, trong nhận thức của các em chưa tạo được sợ dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại. Chẳng hạn như, nhiều học sinh học thuộc lòng sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga thành công (25/10 tức là 7/11/1917), hay ngày 9/5/1945 Hồng Quân Liên Xô chiến thắng phát xít Đức. Nhưng khi đến ngày 9/5 hay 7/11 thì học sinh không để tâm, không quan tâm ngày hôm đó trước đây đã từng diễn ra sự kiện gì. Lúc này, nhờ tin tức thời sự đưa tin việc nước Nga kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga thành công, kỷ niệm Hồng Quân Liên Xô chiến thắng phát xít, lúc đó các em sẽ thêm một lần nữa được nhắc lại để nhớ đến. Như vậy, tin tức thời sự góp phần trong việc củng cố lại kiến thức môn Lịch sử. Bởi vậy, “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”, sẽ góp phần giải quyết phần nào sự lãng quên quá khứ của học sinh, giúp các em tạo được mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại, giúp các em hiểu sâu sắc hơn về các vấn đề lịch sử, hiểu biết về lịch sử đầy đủ hơn. 2.3. Biện pháp “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”: Đối với Lịch sử lớp 12, chúng ta có thể lồng ghép những tin tức thời sự vào nội dung của nhiều bài giảng. Tuy nhiên, ở đề tài “Sử dụng tin tức thời sự trong Tác giả: Phạm Thị Nga SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) 5

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 16 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử Phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SG docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024