THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học có hiệu quả các tiết ôn tập, tổng kết trong chương trình Ngữ Vă

MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu II. NỘI DUNG : 1. Cơ sở lí luận 2

. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận 2. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO SangKienKinhNghiem.net Trang 1 1 3 3 3 4 4 4 6 16 17 17 17 19 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Lý do khách quan Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, làm cho người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ. Để phát huy được tính tích cực của học sinh, cần tạo điều kin để các em được suy nghĩ, làm việc và thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan điểm của mình, được đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bàn luận,trong quá trình học tập để tự chiếm lĩnh tri thức. Trên thực tế nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng đổi mới cho thấy sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Việc sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) là một cách học giúp học sinh phát huy tối đa năng lực tư duy logic của học sinh, giúp các em có thể chiếm lĩnh tri thức một cách nhanh, sâu sắc nhất, tự ý thức nhất. Đây là một phương pháp học tập tích cực, giúp cho cả người học và người dạy giảm tải được cách ghi nhớ máy móc mà thiên về suy nghĩ chiều sâu của trí óc, cách học này lưu giữ kiến thức được lâu hơn. Thông thường chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian . và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề. Còn sơ đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ rang, có nhiều màu sắc hấp dẫn. Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho thấy một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng SĐTD. Đề tài này sẽ đưa ra một số gợi ý giúp giáo viên sử dụng SĐTD vào dạy học các bài ôn tập tiếng việt, tổng kết văn bản trong bộ môn Ngữ văn 9 để giải quyết khó khăn trên. 1.2.Lý do chủ quan Việc học văn trong nhà trường hiện nay là một vấn đề vô cùng bức thiết. Các em dường như không thiết tha lắm với việc học bộ môn này. Về mặt khách quan cho thấy, học các bộ môn xã hội khi tốt nghiệp THPT, thi đại học các em khó chọn trường, đồng thời khi ra trường thì rất khó xin việc. Về mặt chủ quan 1 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com chúng ta cũng nhận thấy rằng các em ngại học văn vì phải đọc nhiều, viết nhiều và đôi khi câu chữ trong văn chương đa nghĩa, phức tạp khiến người học khó tiếp cận. Vì vậy, vai trò của người thầy dạy văn trong nhà trường rất quan trọng. Người thầy phải truyền được niềm say mê học văn cho học sinh khiến mỗi giờ học văn là mỗi giờ các em được trải nghiệm mình, được học tập chiếm lĩnh tri thức, được sáng tạo Nhưng một thực tế cho thấy, không phải ở giờ học văn nào, học sinh cũng được đón nhận lòng yêu nghề, nhiệt huyết với bài dạy và cách khai thác kiến thức bài học đúng đắn của thầy cô. Có những giờ văn, giáo viên dạy còn nặng nề về lí thuyết, áp đặt kiến thức hoặc truyền đạt nội dung văn bản mờ nhạt. Giáo viên chưa thực sự sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh là trung tâm, hướng dẫn cho các em tự chiếm lĩnh tri thức bằng các kĩ thuật, phương pháp dạy học mang tính chất phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn ở THCS, bản thân tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. Thấm thía được những trở ngại trên của việc dạy văn trong nhà trường phổ thông, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này, tôi cảm thấy rất trăn trở và quyết tâm tìm ra phương pháp dạy học văn, tạo sự hứng thú, lòng say mê học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, tôi mạnh dạn áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào bài học để phát huy tối đa hoạt động tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn văn ở từng khối lớp do mình đảm nhận. Một trong những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới tích cực hiện nay mà tôi nhận thấy rất bổ ích, lí thú đó là sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD). Nhìn chung, đây là một trong những phương pháp dạy học kích thích được sự sáng tạo, sự hứng thú cho người học. Các em sẽ có cơ hội để phát huy tư duy độc lập sáng tạo của mình trong việc hình thành kiến thức bài học hoặc tổng kết, khái quát kiến thức của một bài học, một chương, hệ thống một chủ đề. Thực hiện thành công phương pháp dạy học theo hướng đổi mới tích cực này, tôi thiết nghĩ học sinh sẽ có hứng thú khi học bộ môn Ngữ Văn, nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn này trong nhà trường THCS. Đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học có hiệu quả các tiết ôn tập, tổng kết trong chương trình Ngữ Văn 9” là quá trình thực nghiệm thành công phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, tích cực để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học của cá nhân tôi.Tuy nhiên trong phạm vi hạn hẹp dung lượng của đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin được chia sẻ với đồng nghiệp về việc 2 tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com sử dụng sơ đồ tư duy một cách hiệu quả trong một số tiết ôn tập, khái quát của chương trình Ngữ văn lớp 9. 2. Mục đích nghiên cứu: Đối với các tiết ôn tập Ngữ văn 9, lượng kiến thức nhiều khó nắm bắt. Vì vậy nếu vận dụng SĐTD sẽ xác đinh được kiến thức trọng tâm, ôn tập và ghi nhớ nhanh hơn, thấy rõ mối quan hệ tương hỗ giữa các ý, các phần trong bài học 3. Đối tượng nghiên cứu: Khi tiến hành đề tài tôi đã dựa trên tình hình giảng dạy và học tập thực tế của giáo viên và học sinh trong nhà trường THCS Nhữ Bá Sỹ huyện Hoằng Hóa. Từ đó, đưa ra những cách thức, phương pháp về vấn đề hướng dẫn cho đối tượng học sinh đại trà nắm vững kiến thức cơ bản một cách chắc chắn, dễ hiểu, dễ nhớ và không còn cảm giác “sợ” đối với bộ môn Ngữ văn. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tra cứu tài liệu - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế - Phương pháp tổng hợp. 3 tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận Sơ đồ tư duy (SĐTD) còn gọi là lược đồ tư duy. Đây là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể trình bày nó dưới dạng SĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập SĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy sử dụng SĐTD giúp học sinh huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học sinh trực tiếp vẽ SĐTD vừa lôi cuốn, hấp dẫn các em, đồng thời còn phát triển khiếu thẩm mĩ, óc hội họa, lại vừa phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của các em trong học tập, không rập khuôn một cách máy móc như khi lập các bảng biểu, sơ đồ, vì các em dễ dàng vẽ thêm các nhánh để phát triển ý tưởng riêng của mình. Vì thế, tạo một không khí sôi nổi, hào hứng, say mê cho học sinh trong học tập. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang triển khai thực hiện. Qua trên, chúng ta nhận thấy rằng việc sử dụng SĐTD vào quá trình dạy học là một điều cần thiết và bổ ích. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho thấy một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng SĐTD. Đề tài này tôi xin được chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp và mạnh dạn bày tỏ một vài kinh nghiệm nhỏ về việc sử dụng SĐTD có hiệu quả cao trong dạy các bài ôn tập, tổng kết kiến thức của các bài học trong chương trình Ngữ văn 9. 2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Một thực tế cho thấy, sơ đồ tư duy (SĐTD) là hình thức giúp học sinh học được phương pháp học tập chủ động, tích cực. Bởi vì, hiện nay tình trạng học sinh có xu hướng không thích học môn Ngữ văn hoặc ngại học môn Ngữ văn do đặc trưng môn học thường phải ghi chép nhiều, khó nhớ. Điều này xuất hiện nhiều ở các cấp học tại các trường phổ thông trong cả nước. Bên cạnh đó, một số em học tập chăm chỉ nhưng thành tích học tập chưa cao. Các em thường học bài nào biết bài nấy, học phần sau không biết liên hệ với phần trước, không biết hệ thồng kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức 4 tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 20 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học có hiệu quả các tiết ôn tập, tổng kết trong chương trình Ngữ Vă docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024