THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng dạy học tích cực ở Phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918

Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng dạy học tích cực ở Phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) – Lịch sử 11 (Cơ bản) MỤC LỤC 1. Mở đầu………

………………………………………………………2 1.1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………2 1.2. Mục đích nghiên cứu………

…………………………………………2 1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………….3 1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….3 2. Nội dung ………………………… ………………………………….3 2.1. Cơ sở lí luận ……………………………………………………….3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm….5 2.3. Các giải pháp đã sử dụng ………………………………………….6 2.4. Hiệu quả…………………………………………………………….19 3. Kết luận, kiến nghị……………………………………………………20 - Kết luận…………………………………………………………………20 - Kiến nghị……………………………………………………………….21 Tài liệu tham khảo……………………………………………………….22 Danh mục các đề tài SKKN……………………………………………23 Mai Thị Liên – Trường THPT Hoàng Lệ Kha SangKienKinhNghiem.net 1 Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng dạy học tích cực ở Phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) – Lịch sử 11 (Cơ bản) 1. MỞ ĐẦU - Lí do chọn đề tài: Khoa học nói chung, khoa học lịch sử nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhằm trang bị, rèn luyện cho các em kiến thức, kĩ năng, thái độ để vận dụng, ứng xử trong cuộc sống. Do vị trí, chức năng của môn lịch sử như vậy và trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Để việc đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả đòi hỏi người giáo viên trong quá trình dạy - học phải có kiến thức sâu rộng, có kĩ năng sư phạm, đặc biệt phải có tình cảm nghề nghiệp. Với chương trình, sách giáo khoa lịch sử hiện hành có nhiều bài nội dung kiến thức nặng nề, khô khan, khó nhớ, khó học. Nếu giáo viên vẫn duy trì phương pháp truyền thụ một chiều, dạy kiến thức mang tính thông báo đồng loạt, nhồi nhét thông tin thì sẽ hạn chế khả năng tiếp thu của học sinh, học sinh hoàn toàn thụ động trong lĩnh hội kiến thức đồng thời cũng sẽ thụ động trước những khó khăn thách thức của cuộc sống. Nhất là trong bối cảnh môn lịch sử gặp nhiều khó khăn càng làm cho học sinh không hứng thú học tập hoặc hiểu kiến thức lịch sử một cách nông cạn, rời rạc, khó đạt những mục tiêu đề ra về kiến thức, thái độ, kĩ năng, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Để mang lại hiệu quả cao trong dạy học thì trong quá trình dạy học có nhiều phương pháp. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một biện pháp quan trọng nhằm làm cho bài học thêm sinh động, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, phát huy được năng lực, rèn luyện các kĩ năng học tập bộ môn. Rất cần những đồ dùng trực quan khoa học, vừa sức, kích thích tư duy và hứng thú học tập. Qua thực tiễn dạy học tôi thấy rằng việc sử dụng đồ dùng trực quan nhất là nhóm đồ dùng trực quan quy ước để dạy học ở phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) là thực sự cần thiết. Đây là phần đề cập đến cả một giai đoạn có nhiều biến động trong lịch sử dân tộc, với rất nhiều sự kiện, nhiều nhân vật. Sách giáo khoa, một số tài liệu, thư viện nhà trường cũng đã giới thiệu để giáo viên tham khảo, vận dụng, tuy nhiên chưa có tài liệu nào trình bày đầy đủ, có hệ thống hay bàn sâu về vấn đề này. Vì vậy thông qua đề tài này tôi muốn đúc kết những biện pháp mà mình đã sử dụng, góp phần phục vụ quá trình dạy học của bản thân đồng thời mong muốn đồng nghiệp quan tâm chia sẻ để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử trong trường trung học. - Mục đích nghiên cứu: Mai Thị Liên – Trường THPT Hoàng Lệ Kha SangKienKinhNghiem.net 2 tanninh0112@gmail.com Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng dạy học tích cực ở Phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) – Lịch sử 11 (Cơ bản) Việc tích cực sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học ở phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) nhằm giúp học sinh nắm kiến thức một cách dễ dàng, có hệ thống, giúp các em rèn luyện khả năng tự học, tự sáng tạo, tích cực chủ động trong học tập, rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn. Việc sử dụng đồ dùng trực quan và sự kết hợp các biện pháp dạy học khác nhau khắc phục tình trạng dạy chay và lối truyền thụ một chiều, phù hợp với tâm sinh lí học sinh, đơn giản dễ hiểu, làm cho giờ học lịch sử nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú học tập, khơi dậy ở học sinh niềm đam mê lịch sử, khắc phục tình trạng ngại sử, sợ sử của học sinh hiện nay. - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài làm rõ việc sử dụng nhóm đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học phần 3 (Lịch sử Việt Nam 1858 – 1918) – SGK Lịch sử 11 (Cơ bản) nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh; phân tích, nhận định những tác dụng của việc áp dụng biện pháp trên đối với việc nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử Đề tài được áp dụng đối với học sinh khối 11 (Cơ bản) ở các lớp 11C1,2,3,4 năm học 2016 – 2017, sử dụng sách giáo khoa lịch sử 11 cơ bản. - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài tôi đã tiến hành các phương pháp cơ bản sau: + Phương pháp khảo sát, đối chiếu chất lượng, kết quả học tập của học sinh. + Phương pháp kiểm tra, thống kê, xử lí số liệu, thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu (SGK, chuyên đề tập huấn dạy học, tài liệu tham khảo). + Tiến hành thao giảng dự giờ rút kinh nghiệm. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung cách dạy học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [5 – 1] Mai Thị Liên – Trường THPT Hoàng Lệ Kha tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net 3 tanninh0112@gmail.com Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng dạy học tích cực ở Phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) – Lịch sử 11 (Cơ bản) Quan điểm nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học trong đó có dạy học tích cực. Các nhà khoa học giáo dục Việt Nam cũng đã định hướng tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là: “Dạy học lấy người học làm trung tâm”. [29 – 2] Trong dạy học tích cực, dưới sự thiết kế, tổ chức, định hướng của giáo viên người học được tham gia vào quá trình hoạt động học tập từ khâu phát hiện vấn đề, tìm giải pháp cho vấn đề đặt ra, thực hiện các giải pháp và rút ra kết luận. Quá trình đó giúp người học lĩnh hội nội dung học tập đồng thời phát triển năng lực sáng tạo. Đổi mới phương pháp dạy học tích cực có nghĩa là hoạt động học tập phải thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động hợp tác, trong mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò, trò – trò trong môi trường học tập thân thiện an toàn. Dạy học lịch sử là một hệ thống gồm nhiều phương pháp, có quan hệ gắn bó với nhau, trong đó phương pháp trực quan có một vai trò quan trọng trong việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh. Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia nhiều giác quan của người học, sẽ kết hợp hai hệ thống tín hiệu : tai nghe, mắt thấy tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời phong phú, gây hứng thú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, qua đó phát huy được tính tích cực chủ động học tập cho học sinh. Về mặt lí luận dạy học, nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản, nhằm tạo biểu tượng cho học sinh, trên cơ sở đó hình thành khái niệm lịch sử dựa trên quan sát hiện vật trực tiếp hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Trong dạy học lịch sử, lời nói của giáo viên có vai trò rất quan trọng để tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử, nhưng điều này không thể thay thế cho việc sử dụng đồ dùng trực quan. “Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh” [1 – 3] So với lời nói của giáo viên, các phương tiện trực quan có ưu thế hơn: tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể, sinh động, chính xác hơn, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tạo biểu tượng lịch sử, hiểu sâu sắc bản chất của các sự kiện lịch sử, là phương tiện hữu hiệu để hình thành các khái niệm lịch sử, từ đó giúp các em nắm vững các qui luật phát triển của xã hội. Thông qua các hình ảnh trực quan có tác dụng hình thành và hoàn thiện những phẩm chất đạo đức, cảm xúc thẩm mĩ, tình cảm của học sinh Mai Thị Liên – Trường THPT Hoàng Lệ Kha tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net 4 tanninh0112@gmail.com Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng dạy học tích cực ở Phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) – Lịch sử 11 (Cơ bản) U-sin-xki, nhà giáo dục học Xô viết trước đây khẳng định: “Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan”. [2 – 3] 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong dạy học lịch sử ở mọi cấp học, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan có vai trò to lớn, thực sự cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào để có hiệu quả là một vấn đề không phải đơn giản. Hiện nay, việc dạy học lịch sử ở trường THPT vẫn còn tình trạng ít sử dụng đồ dùng trực quan hoặc sử dụng mang tính hình thức. Các tiết dạy lịch sử còn chậm đổi mới, thiếu sinh động, làm cho học sinh căng thẳng, không hứng thú. Hơn nữa, trong sách giáo khoa, tài liệu lịch sử đồ dùng trực còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng, một số trường học chưa có phòng chức năng, phòng thực hành bộ môn, trong đó có trường THPT Hoàng Lệ Kha. Đối với trường THPT Hoàng Lệ Kha, Ban giám hiệu nhà trường là những người đi tiên phong trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhà trường đã từng bước cải thiện điều kiện cơ sở vật chất tạo thuận lợi cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời khuyến khích sự chủ động sáng tạo trong hoạt động tự làm thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh. Đối với tổ chuyên môn trong nhà trường, đã tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi, thảo luận về các biện pháp nâng cao chất lượng môn học Lịch sử. Bản thân mỗi giáo viên dạy Lịch sử có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học, xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới, đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Mặc dù có những cố gắng như vậy nhưng nhìn chung hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học của nhà trường chưa cao: nhiều học sinh còn thụ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế, kết quả kì thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2016 - 2017 còn thấp, điểm thi THPT Quốc gia môn Sử chưa đồng đều. Xuất phát từ việc nhận thấy sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học, những ưu điểm của đổi mới dạy học theo hướng tích cực cũng như sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục thôi thúc tôi tìm hiểu, tiếp cận biện pháp dạy học trên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử của nhà trường. Phần lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) cung cấp cho học sinh những hiểu biết về một thời kì lịch sử oanh liệt của dân tộc - thời kì nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, đô hộ, xã hội Việt Nam có những biến chuyển quan trọng. Thông qua tiếp nhận kiến thức, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, ý thức đấu tranh vì độc lập của dân tộc, rút ra những bài học lịch sử, có thái độ đúng đắn đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và hòa bình, có kĩ năng ứng xử đúng đắn trong lao động, học tập, cuộc sống. Tuy nhiên ở phần này các bài học có nhiều sự kiện, được trình bày theo một mô típ, dễ gây sự nhàm chán, 5 Mai Thị Liên – Trường THPT Hoàng Lệ Kha tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 20 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng dạy học tích cực ở Phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918 docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024