inhNghiem.net Mục lục Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài.1 1.2. Mục đích nghiên cứu2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1.1. Cơ sở tâm lí học3 2.1.2. Cơ sở triết học 3 2.1.3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong việc dạy và làm bài tập3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.4 2.2.1. Đối với giáo viên 4 2.2.2. Đối với học sinh .4 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề .4 2.3.1. Kiến thức Toán học 4 2.3.2. Kiến thức Vật lí 4 2.3.2. Một số dạng bài tập và phương pháp tìm số cực đại, cực tiểu giữa hai điểm trong bài toán giao thoa sóng cơ học-Vật lí 126 2.3.3. Một số bài tập tương tự14 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường .16 2.4.1. Kết quả thực nghiệm16 2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .17 3. Kết luận, kiến nghị.19 3.1. Kết luận.19 3.2. Kiến nghị.20 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com 1.Mở đầu. 1.1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, dạy học là một quá trình chịu tác động biện chứng của tất cả các yếu tố khách quan và chủ quan: điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở vật chất, thiết bị, sự tập trung của học sinh đối với quá trình dạy học. Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích đó là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại. Môn Vật lý là môn khoa học nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao, cần vận dụng những kiến thức toán học. Học sinh phải có một thái độ học tập nghiêm túc, có tư duy sáng tạo về những vấn đề mới nảy sinh để tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Trong phần “Giao thoa sóng” lớp 12 thì hiện tượng giao thoa sóng cơ là hiện tượng khá trừu tượng và khó đối với học sinh. Việc hiểu được hiện tượng giao thoa đã là một vấn đề khó đối với học sinh nhưng vấn đề này với sự trợ giúp của các thí nghiệm, máy móc hiện đại như máy chiếu, các thí nghiệm mô phỏng…. thì học sinh vẫn có thể hiểu và nắm được hiện tượng này. Song bài tập vận dụng, củng cố và nâng cao phần này thì khá khó đối với học sinh. Khó ở đây không phải là do học sinh không hiểu được hiện tượng mà là chưa có phương pháp phù hợp để giải toán. Vì vậy, để khắc phục vấn đề này nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần cung cấp và rèn luyện cho học sinh phương pháp giải các dạng bài tập. Đặc biệt là sử dụng các ví dụ minh họa có tính chất củng cố mạnh và là tiền đề để học sinh làm các bài tập tương tự và các dạng bài tập khác. Từ những lí do nêu trên mà tôi quyết định chọn đề tài: “Phương pháp tìm số cực đại, cực tiểu giữa hai điểm trong bài toán giao thoa sóng cơ học trong chương trình Vật lí lớp 12” tanninh0112@gmail.com 1 tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com 1.2. Mục đích nghiên cứu Cung cấp nhiều dạng bài toán hay về giao thoa sóng cơ học. Có thể dùng nó như một tài liệu dạy học hay một tài liệu để học sinh tự học. Có tích hợp nhiều bài tập từ dễ đến khó, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Vật lý ở trường phổ thông. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp dạy và học Vật lí ở trường THPT; - Học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp và đại học. - Phần “Giao thoa sóng cơ học” chương trình vật lí lớp 12, 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp điều tra và quan sát. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp phân tích, đánh giá. tanninh0112@gmail.com 2 tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Cơ sở tâm lý học Theo Vưgotsky sự tiến bộ của các cấu trúc nhận thức của HS là từ từ, nó được nảy sinh và phát triển thông qua sự tác động với môi trường. Ông cũng cho rằng trong DH cần quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của việc học: nhận thức, xã hội, văn hoá. 2.1.2. Cơ sở triết học Học sinh phải chủ động, tích cực, sáng tạo để vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề học tập của mình. Trong quá trình làm bài tập, HS được tương tác với nhau và với GV, được tự do đưa ra ý kiến cá nhân và được bảo vệ ý kiến của mình, được các bạn và GV đưa ra các bằng chứng khoa học để chứng minh cho vấn đề còn thắc mắc. Từ đó kiến thức mà người học nắm được sẽ được thử thách, vận dụng. Vì vậy người học sẽ nắm vững kiến thức và đam mê khoa học hơn. 2.1.3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong việc dạy và làm bài tập 2.1.3.1. Vai trò của giáo viên - Tạo không khí dạy học. - Tạo điều kiện để HS bộc lộ quan niệm riêng. - Tổ chức cho HS tranh luận về những quan niệm của mình. - Là trọng tài điều khiển HS tranh luận ý kiến. - Tạo điều kiện và giúp HS nhận ra các quan niệm sai của mình và khắc phục chúng. - Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức khoa học đã thu nhận được. 2.1.3.2. Vai trò của học sinh - HS chủ động bộc lộ những quan điểm của mình trong một số bài tập. - HS chủ động, tích cực thảo luận, trao đổi thông tin với bạn học với GV để giải quyết một số bài tập từ đó tự điều chỉnh các kiến thức của bản thân. tanninh0112@gmail.com 3 tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 20 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tìm số cực đại, cực tiểu giữa hai điểm trong bài toán giao thoa sóng cơ học trong c | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |