c THANH HOÁ NĂM 2016 SangKienKinhNghiem.net MỤC LỤC Nội dung 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.3. Những biện pháp thực hiện. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ. 3.1.Kết luận. 3.2. Kiến nghị với các cấp quản lí. Tài liệu tham khảo Trang 1 2 2 2 3 4 18 19 20 2 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài . Thí nghiệm hoá học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hoá học, nó đóng vai trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để truyền tải kiến thức và rèn luyện kỹ năng tư duy, kỷ năng, kỷ xảo cho học sinh, không chỉ nâng cao kiến thức mà còn nảy sinh tư duy độc đáo cho học sinh, nó giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hoá học ở trường phổ thông. Thí nghiệm hoá học là dạng phương tiện trực quan chủ yếu, có vai trò quyết định trong dạy học hoá học. Thí nghiệm hoá học rèn luyện kỹ năng thực hành, góp phần quan trọng tạo hứng thú học tập cho học sinh. Việc làm thí nghiệm hoá học sẽ lôi cuốn học sinh trong việc tích cực chủ động tìm kiếm những kiến thức, kỹ năng mới, làm tăng tư duy và khả năng sáng tạo. Thông qua thí nghiệm học sinh nắm kiến thức vững chắc và sâu sắc hơn. Thí nghiệm hoá học được sử dụng với tư cách là nguồn gốc, xuất xứ của kiến thức để dẫn đến lý thuyết hoặc với tư cách kiểm tra giả thuyết còn có tác dụng phát triển tư duy giáo dục tương quan duy vật biện chứng. Trong quả trình làm thí nghiệm học sinh tự hình thành cho mình các kỹ năng và từ đó rèn luyện thành kỷ xảo. ngoài ra bắt buộc học sinh phải tư duy vận dụng kiến thức cũ để tìm ra các mối liên hệ bản chất giữa sự vật và hiện tượng. Thí nghiệm giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí nghiệm học sinh dễ làm quen với những chất đã học và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý hoá của chúng giúp các em hiểu được các quá trình hoá học. Nếu không có thí nghiệm: - Người thầy tốn nhiều thời gian để giảng nhưng vần không rõ và hết ý vì không phải mọi thứ đều có thể diễn đạt trọn vẹn bằng lời. Lời nói rất trừu tượng còn thí nghiệm thì cụ thể. - Học sinh tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và vững chắc. Các em khó hiểu bài vì không có hiện tượng rõ ràng, cụ thể về các chất, các hiện tượng hoá học. - Học sinh sẽ chóng quên khi không hiểu bài, không có ấn tượng sâu sắc bằng các thí nghiệm cụ thể. Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế, nhiều thí nghiệm rất gần gũi với các quy trình công nghệ. Thông qua thí nghiệm hình thành cho học sinh khả năng hình dung được tiến trình và kết quả thực tiễn của nó. Chính vì vậy, thí nghiệm giúp học sinh vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Nó là phương tiện duy nhất giúp hình thanh ở học sinh kỹ năng, kỷ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Trên thực tế ở trường THCS hiện nay theo qui định các môn thi vào cấp 3 là các môn Văn, Toán ,Tiếng Anh nên việc học các bộ môn còn lại học sinh rất lơ là không để ý, đặc biệt là môn hóa học có nhiều kiến thức khó và trừu tượng liên quan chặt chẽ giữa hai khối lớp 8,9 vì vậy việc thực hiện những tiết học tạo hứng thú cho học sinh là điều rất cần thiết và môn hóa học biện pháp mang lại hiệu quả cao đó chính là việc sư dụng các thí nghiệm đối chứng trong các tiết học giúp học sinh hào hứng đồng thời nắm bắt nhanh và sâu sắc hơn. Qua thực tiễn tìm hiểu đối tượng tôi nhận thấy học sinh tích cực hơn khi giờ học có thí nghiệm và thí nghiệm đối chứng thì tinh thần học tập càng tốt, tanninh0112@gmail.com 3 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com càng hăng say, học sinh ít nói chuyện, chú ý bài, thích làm thí nghiệm, kiến thức tiếp thu nhanh hơn. Song không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hay giáo viên biểu diễn thí nghiệm mà phải làm thế nào để một giờ học đạt hiệu quả cao, phát huy hết vai trò của thí nghiệm, để qua đó phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Bằng cách so sánh đối chiếu sẽ hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông và cụ thể về Hoá học. Đó là vấn đề làm tôi băn khoăn và cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy bằng việc sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hoá học ở trường THCS” để nghiên cứu. 1.2.Mục đích nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghệm nhằm: - Đưa ra các phương pháp, cách thức sử dụng thí nghiệm đối chứng môn hóa học ở trung học cơ sở - Nghiên cứu cở lý luận về thí nghiệm đối chứng, phân loại các thí nghiệm hóa học được sử dụng trong chương trình môn hóa học ở trung học sơ sở. - Tìm hiểu thực trạng của đề tài trước khi sử dụng giải pháp của đề tài và kết quả sau khi áp dụng giải pháp của đề tài. - Đưa ra các giải pháp cụ thể với từng bài, từng thí nghiệm. - Rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất một số ý kiến Với các giải pháp mà sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến sẽ tạo điều kiện cho giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên chủ động hơn trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào bài giảng. Bên cạnh đó có thể giúp giải thích những khúc mắc chưa được trả lời trong học sinh về những vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó có thể giúp học sinh hứng thú và tích cực hơn trong học tập, và kết quả học tập sẽ tốt hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 8, 9 trường THCS Nga Nhân năm học 2015 - 2016 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Dự giờ , học hỏi trao đổi các đồng nghiếp. - Điều tra, đàm thoại, tìm hiểu thực trạng học sinh. - Kiểm tra đối chiếu, so sánh, điều chỉnh bổ sung. - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến. 2 - NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN: 2.1. Cơ sở lí luận : Khoa học tự nhiên luôn dề cao và coi trọng kết quả thực nghiệm. Trong quá trình dạy học hoá học thí nghiệm hoá học giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và rèn luyện kỹ năng thực hành. Vì vậy xu hướng chung của việc đổi mới chương trình dạy học bộ môn hoá học ở trong nước và thế giới tăng tỉ lệ giớ cho thí nghiệm và nâng cao chất lượng Trong dạy học Hoá học thí nghiệm hoá học được coi là dạng phương tiện trực quan chủ yếu được sử dụng: Là nguồn cung cấp kiến thức để học sinh tìm tòi phát hiện những tri thức cần lĩnh hội dưới những hình thức khác nhau. tanninh0112@gmail.com 4 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com Thí nghiệm giúp học sinh tích luỹ được tư liệu về các chất và tính chất của chúng thí nghiệm giúp học sinh dễ hiểu và hiểu bài sâu sắc, là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình học tập - nhận thức của học sinh. Cụ thể, thông qua thí nghiệm, từ xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của học sinh để rồi sau đó diễn ra sự trừu tượng hoá và sự tiến lên từ trừu tượng đến cụ thể trong tư duy. Thí nghiệm giúp học sinh học tập kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để tìm tòi, khám phá ra các chất và những tính chất của chúng. Giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh. Đồng thời, thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiểu chuẩn, đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo. Nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy sáng tạo. Thí nghiệm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm việc với các chất, sản xuất ra chúng để phục vụ đời sống con người. Đối với môn hóa học, thí nghiệm hoá học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học. Vì vậy xu hướng chung của việc cải cách bộ môn hoá học trong nước và trên thế giới là tăng tỉ lệ giờ cho các thí nghiệm và nâng cao chất lượng cho các bài thí nghiệm. Ở trường THCS lần đầu tiên học sinh làm quen với bộ môn hoá học, những khái niệm về hoá học lại vô cùng trừu tượng (sự biến đổi chất, PƯHH, .). Với những khái niệm này học sinh chỉ có thể hiểu được thông qua các thí nghiệm hoá học. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả của thí nghiệm Hoá học trong giảng dạy Hoá học là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thiết thực động viên những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở các trường phổ thông. Thí nghiệm đối chứng có vai trò quan trọng như sau: - Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh tích lũy tư liệu về các chất và tính chất của chúng. Giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc. - Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh học tập kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để tìm tòi khám phá ra các chất và những tính chất của chúng. Giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh. - Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm việc với các chất, sản xuất ra chúng để phục vụ đời sống con người. Mặt khác, thí nghiệm biểu diễn do tự tay giáo viên làm, các thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu cho học trò học tập và bắt chước, để rồi sau đó học sinh làm thí nghiệm theo đúng cách thức đó. Như vậy, có thể nói thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên ở học sinh một cách chính xác. - Ngoài ra, thí nghiệm có đối chứng còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên lớp mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thuận lợi và có hiệu suất cao hơn. Do đó chúng góp phần hợp lí hoá quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh nâng cao hiệu quả lao động của thầy và trò. 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN. a. Số liệu thống kê: tanninh0112@gmail.com 5 SangKienKinhNghiem.net Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 20 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ dạy bằng việc sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hóa học ở | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |