THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong việc dạy kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 9

A. MỞ ĐẦU Có thể nói, xã hội ngày càng phát triển thì tính chất phức tạp và đa chiều càng thể hiện rõ nét. Nhiều hiện tượng đời sống xã hội khá ph

c tạp có sự đan xen cả mặt tốt và mặt xấu. Vì vậy, giúp học sinh nhận ra sự việc, hiện tượng hay định hướng cho các em một tư tưởng, đạo lí thật t

hấu đáo quả không dễ. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay ngại học văn. Số em “có tố chất văn” cũng tỏ ra ngại ngùng hoặc không ngần ngại khi quyết định chuyển sang khối khác không có văn. Sau mỗi kì thi không thiếu những bài văn “cười ra nước mắt” được biết đến qua phương tiện thông tin đại chúng. Để tránh thực trạng trên, mỗi giáo viên cần khơi gợi trong các em sự yêu thích, say mê đối với môn học mang tính nhân văn này. Với kiểu bài nghị luận xã hội, dung lượng của một bài làm không quá dài so với các kiểu bài khác sẽ không làm học sinh ngại học, ngại viết. Mặt khác, đổi mới dạy học là việc lấy học sinh làm trung tâm. Việc học thực sự phát huy hiệu quả khi học sinh hứng thú học. Các em biết chủ động, sáng tạo, biến kiến thức thành của mình. Môn Ngữ văn so với các môn học khác có đặc trưng riêng: “ Văn ôn, võ luyện”. Vậy làm cách nào để đem lại hứng thú khi học sinh làm bài nghị luận xã hội ? “ Văn học là nhân học” nên dạy văn, học văn là học cách làm người. Học tốt, làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội chính là cơ hội để các em rèn luyện kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường và có những suy nghĩ đúng đắn trước các sự việc, hiện tượng đang diễn ra xung quanh. Từ đó có hành động thiết thực, tốt đẹp tô điểm cho cuộc đời. Hơn nữa, từ năm 2009 (năm đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình SGK mới), trong các đề thi dành cho chương trình phân ban thí nghiệm đã có câu làm văn nghị luận xã hội. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT đã qui định có câu làm văn nghị luận xã hội chiếm 3.0 điểm trong thang điểm 10 của toàn bài thi. Với kì thi vào 10 của học sinh cấp THCS, những năm gần đây, dạng đề này cũng đã được đưa vào cấu trúc đề thi. Một mùa thi sắp đến gần, với hi vọng sẽ nâng cao một phần chất lượng bài làm của học sinh khi làm văn nghị luận xã hội, cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm và thực tế đang trực tiếp giảng dạy, tôi mạnh dạn trao đổi cùng đồng 1 SangKienKinhNghiem.net nghiệp đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Một vài kinh nghiệm trong việc dạy kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 9”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thông qua việc dạy kiểu bài nghị luận xã hội nhằm góp phần đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học Ngữ văn bậc THCS, giúp các em tạo được hứng thú trong học tập đạt được kĩ năng, khả năng ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Tạo điều kiện để học sinh được bày tỏ quan điểm, nhận thức, thái độ, tình cảm của bản thân trước những sự việc, hiện tượng, trước những vấn đề tư tưởng, đạo lí. Từ đó, đưa ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề của cá nhân, của xã hội cũng như cuộc sống hàng ngày. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nhận thức được tầm quan trọng của kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 9 gắn liền với việc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và thi lên THPT. Trong phạm vi đề tài, tôi đã nghiên cứu sâu về vấn đề dạy kiểu bài nghị luận xã hội trong giới hạn là chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 (Chương trình chuẩn hiện hành) và chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 9 tại trường THCS Thành Công nhằm nâng cao chất lượng môn học. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: - Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin lấy ý kiến của 44 học sinh khối lớp 9 tại trường đầu năm học 2015 – 2016. - Phương pháp thực nghiệm, đối chứng. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết dựa trên kinh nghiệm bản thân, cơ sở những thực trạng và các kết quả mang tính khả thi của đề tài sau khi hoàn thành. 2 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Căn cứ vào nội dung nghị luận thì văn nghị luận được chia thành 2 loại: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nếu như bài văn nghị luận văn học yêu cầu người viết phải trình bày ý kiến, nhận xét về một vấn đề trong các tác phẩm văn học (nhân vật, cuộc đời…) thì bài nghị luận xã hội lại bàn đến các vấn đề của đời sống xã hội. Như vậy, giới hạn đề tài mà kiểu bài nghị luận xã hội đề cập đến là phạm vi rất rộng, trừu tượng như phạm trù đạo đức con người, lẽ sống…học sinh dễ có tâm lí ngại khi đề cập đến những vấn đề đó. Bằng nghiệp vụ sư phạm của mình, giáo viên truyền niềm đam mê, sự hứng thú đến với học sinh. Văn nghị luận nói chung và nghị luận xã hội nói riêng, tâm lí học sinh thường cảm thấy ngại học, ngại viết. Nhất là trong thiên hướng học lệch của học sinh hiện nay, các em chỉ quan tâm đến những môn học tự nhiên, ngại học văn, chưa chịu khó khám phá “chất văn” trong mỗi bài văn. Vì vậy, khi giáo viên giao đề văn làm thì các em đã vội vàng giở văn mẫu để chép dẫn đến tình trạng bài văn không mang dấu ấn riêng của người viết. Đọc bài nào người chấm cũng thấy sự na ná trong cấu tứ rất nhàm chán. Văn nghị luận xã hội đề cập đến những vấn đề có tính “ thời sự” đang diễn ra, sẽ giúp các em thoát li khuôn mẫu, có cách viết, cách nghĩ chủ động. Từ đó rèn cho các em sự năng động, sáng tạo trong cuộc sống- một phẩm chất rất cần có của mỗi học sinh nhất là trong giai đoạn phát triển của nước ta hiện nay. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, dạng đề này được đưa vào cấu trúc thi tốt nghiệp THPT và vào 10 cấp THCS. Vì vậy, giáo viên và học sinh đã quan tâm nhiều hơn đến văn nghị luận xã hội. Học tốt, làm tốt kiểu bài này các em sẽ đạt được kết quả tốt hơn trong các kì thi quan trọng. Văn nghị luận xã hội giúp các em có cách nhìn, cách đánh giá chuẩn mực hơn, từ đó định hướng cho các em có những suy nghĩ và hành động tốt đẹp trong cuộc sống. Mỗi bài học đạo đức, triết lí sống về cuộc đời không tuyên truyền, giáo huấn khô khan như những câu khẩu hiệu mà được cụ thể hoá bằng những câu chuyện “ quà tặng cuộc sống” hay những thông điệp giàu tính nhân văn “những tấm lòng cao cả”. Không chỉ vậy, văn nghị luận xã hội còn giúp các em tự tin hơn khi trình bày, thể hiện cách đánh giá của mình. Đồng thời là cơ hội để các em rèn luyện kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường…từ đó hình thành thói quen, ý thức quan tanninh0112@gmail.com 3 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com tâm hơn đến cộng đồng, tránh bệnh vô cảm mà hiện nay một bộ phận học sinh đang mắc phải. Không chỉ thế, học tốt làm tốt văn nghị luận xã hội còn giúp cho tâm hồn chúng ta phong phú hơn. Đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng khẳng định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Từ suy nghĩ đúng đắn sẽ là những hành động tích cực, giúp các em sống có trách nhiệm hơn với chính mình, với gia đình và toàn xã hội. Xác định được điều này, tin rằng bài văn nghị luận của các em sẽ thể hiện được tính chủ quan, điểm nhìn của chính người viết. Văn nghị luận xã hội không khó và có nhiều tác dụng tích cực tới việc rèn luyện ý thức đạo đức cũng như nhân cách con người. Giáo viên và học sinh cần quan tâm hơn nữa tới dạng văn này để đạt hiệu quả như mong muốn. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề Văn nghị luận xã hội chưa có sự đầu tư thích đáng ở phía giáo viên và cả học sinh. Bởi thang điểm của kiểu bài này còn ít (cao nhất trong tổng chung của bài thi cũng chỉ đạt đến 3.0 điểm, dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh ôn chưa sâu) mà mới chuyên sâu vào dạng nghị luận văn học. 1.1. Đối với giáo viên: - Theo phân phối chương trình, số tiết dành cho kiểu bài nghị luận xã hội còn quá ít: +Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. +Tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. +Tiết 109: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. +Tiết 113, 114: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Giáo viên chưa thực sự hiểu bản chất của kiểu bài. - Nhiều giáo viên chưa nắm bắt kịp thời các vấn đề xã hội nóng bỏng. 1.2. Đối với học sinh: - Vốn sống ít, đặc biệt đối với học sinh Trường THCS Thành Công, các em có suy nghĩ đơn giản trước các vấn đề trong cuộc sống, không có thói quen lật lại vấn đề. tanninh0112@gmail.com 4 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com - Không hiểu bản chất kiểu bài: không chỉ sao chép lại sự việc, hiện tượng một cách đơn giản mà cần phải đưa những vấn đề ra để phân tích, đánh giá. - Đối với nghị luận văn học, học sinh thường bám vào các luận điểm quan trọng có sẵn, trong khi kiểu bài nghị luận xã hội học sinh phải tự tìm luận điểm trong khi khả năng tư duy, đánh giá còn hạn chế. 2. Kết quả của thực trạng Thực tế cho thấy, giáo viên ngại đổi mới trong phương pháp dạy học sẽ dẫn đến việc học chưa có hiệu quả như mong muốn. Qua khảo sát đầu học kì II năm học 2014- 2015 kết quả thu được như sau: Khối 9 Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%) 44 học sinh 2 (4,5) 7 (15,9) 15 (34,1) 20 (45,5) Từ thực trạng trên cho thấy kết quả kiểm tra phần nghị luận xã hội của học sinh trường THCS Thành Công chưa cao nên tôi thấy rất cần thiết phải áp dụng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn nghị luận xã hội. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực 1.1. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong đó tôi sử dụng có hiệu quả phương pháp thuyết trình. Trong kiểu bài nghị luận xã hội, để việc dạy học đạt hiệu quả và sản phẩm cuối cùng là bài viết của học sinh như mong muốn. Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải chú ý tới hiệu quả của ngôn ngữ nói. Lời thuyết trình dễ hiểu và đi sâu vào lòng người nghe là lời tâm tình chân thành. Trong các tiết học thực hành cách làm văn nghị luận xã hội, giáo viên cần khéo léo đưa ra một vài kinh nghiệm để làm tốt bài nghị luận xã hội, tránh nêu lí lẽ giáo huấn khô khan. Thuyết trình muốn có hiệu quả trước hết giáo viên nên chân thành chia sẻ một vài kinh nghiệm làm văn nghị luận xã hội với các em như cách đặt hệ thống câu hỏi. Sau đó linh hoạt kể chuyện hay đọc những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ phù hợp với tâm sinh lí học sinh. Ví dụ: Dạy tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ( Ngữ văn 9-tập 2) tôi hướng dẫn các em tự đặt các câu hỏi để tìm ra dàn ý bài làm: tanninh0112@gmail.com 5 SangKienKinhNghiem.net Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 15 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong việc dạy kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 9 docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024