1 MỤC LỤC 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tàì 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận 2.2. Thực trạng 2.2.1. Về thuận lợi. 2.2.2. Về khó khăn. 2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề . 2.3.1. Giáo viên làm tốt công tác tư tưởng, nhận thức, tâm lý cho học sinh 2.3.2. Giáo viên định hướng đúng cách thức dạy học 2.3.3. Giáo viên đưa ra những yêu cầu cần thiết cho học sinh. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3. Kết luận 3.1. Kết luận. 3.2. Kiến nghị. Trang 01 01 02 02 03 03 04 05 06 06 07 10 11 13 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO SangKienKinhNghiem.net 2 tanninh0112@gmail.com 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Từ trước đến nay học sinh dường như không mấy mặn mà với môn Giáo dục công dân (SGDCD). Có nhiều lí do khác nhau để lí giải, nhưng chủ yếu là do học sinh quan niệm môn GDCD là môn phụ. Hơn nữa, môn học này không có mặt trong các kì thi quan trọng như thi tốt nghiệp hay thi đại học, cao đẳng nên học sinh thường học để có đủ điểm, bỏ qua vấn đề suy ngẫm, tìm hiểu sâu kiến thức sau mỗi bài học. Một số trường thường đẩy nhanh việc dạy học nhằm kết thúc sớm môn học để dành thời gian cho việc ôn thi các môn thi tốt nghiệp và đại học, cao đẳng. Vừa qua, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có Thông tư 04/2017/TT-BGĐT ban hành quy chế thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Theo đó, trong kỳ thi THPT Quốc gia năm nay có nhiều điểm mới. Trong đó, có một điểm mới mà tôi quan tâm nhất đó là lần đầu tiên trong lịch sử thi cử, môn Giáo dục công dân được đưa vào bài thi tổ hợp môn Khoa học xã hội để xét tốt nghiệp. Lựa chọn môn Giáo dục công dân vào tổ hợp bài thi khoa học xã hội trong kì thi THPT Quốc gia lần này cũng thấy được một bước đi quan trọng của Bộ Giáo dục và đào tạo trong việc cụ thể hóa các kế hoạch, hành động để thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Với nhiều thầy, cô giáo giảng dạy môn GDCD đây thực sự là niềm vui bởi nó sẽ góp phần to lớn trong việc thay đổi và nâng tầm vị thế môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời vị thế thầy cô giảng dạy bộ môn cũng được xã hội nhìn nhận một cách tích cực hơn chứ không còn coi là môn phụ trong cách đánh giá, nhìn nhận của nhiều người. Vậy thì, một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để dạy và học tốt môn GDCD, giúp các em học sinh khối 12 trường Trung học phổ thông Hậu Lộc 4 chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng để tham gia thi và thi tốt môn GDCD? Nhất là trong điều kiện lần đầu tiên môn học vinh dự được lựa chọn để tham gia thi tốt nghiệp; trong khi đó chương trình kiến thức pháp luật khối 12 lại tương đối khó với nhận thức của các em; thời lượng ít ỏi (1 tiết/1 tuần); giáo viên dạy nhiều lớp. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với đội ngũ giảng dạy bộ môn. Xuất phát từ lí luận và thực tiễn trên, tôi nhận thấy việc đưa ra những giải pháp để góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học và ôn thi đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết của người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này. Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài này. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được thực trạng dạy học và ôn thi môn Giáo dục công dân ở trường THPT Hậu Lộc 4. Đặc biệt là đánh giá được chính xác tâm thế, tinh thần dạy của giáo viên và học của học sinh khối 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia. Từ đó, tôi sẽ đưa ra những giải pháp thiết thực nhất để nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD, giúp cho các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com 3 tanninh0112@gmail.com 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu về thực trạng dạy và học môn Giáo dục công dân ở trường THPT Hậu Lộc 4 nói chung và thực trạng dạy và học ở khối 12 trước kì thi THPT Quốc gia. - Nghiên cứu và tìm ra những giải pháp nhằm giúp nâng cao chất lượng dạy học để đáp ứng tốt kì thi THPT Quốc gia. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết Trên cơ sở những kiến thức về tâm lí, giáo dục học và những quan điểm, đường lối của Đảng về đổi mới căn bản giáo dục, đào tạo; các văn bản, thông tư của Bộ giáo dục và đào tạo trong việc cụ thể hóa các kế hoạch hành động để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng. 1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin - Điều tra khảo sát thực tế tình trạng học và ôn thi THPT Quốc gia của học sinh khối 12 trường THPT Hậu Lộc 4. - Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm để đánh giá khách quan, chính xác chất lượng tiếp thu kiến thức của học sinh. 1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu Thống kê số liệu kết quả kiểm tra, đánh giá của học sinh khối 12 của năm học này so với năm học trước, học kì I so với học kì II, qua các kì thi khảo sát chất lượng. SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com 4 tanninh0112@gmail.com 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận - Nghiên cứu Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa IX về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. - Công văn 4818 của Bộ giáo dục và đào tạo về Phương án tổ chức thi THPT Quốc gia năm 2017, Bộ Giáo dục và đào tạo tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Theo đó có 5 bài thi gồm: 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ và 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD) đối với giáo dục THPT. Thí sinh Giáo dục THPT thi 4 bài để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT, gồm 3 bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ) và 1 bài thi tự chọn (bài thi Khoa học tự nhiên hoặc bài thi Khoa học xã hội). Các bài thi Toán, Ngoại Ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. - Tiếp theo đó ngày 25 tháng 01 năm 2017 Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư 04 về Quy chế thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Cũng theo đó có 5 bài thi gồm: 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ và 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD) đối với giáo dục THPT. Thí sinh Giáo dục THPT thi 4 bài để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT, gồm 3 bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ) và 1 bài thi tự chọn (bài thi Khoa học tự nhiên hoặc bài thi Khoa học xã hội). Để tăng cơ hội xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp. Các bài thi Toán, Ngoại Ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12 THPT. - Nghiên cứu đề thi minh họa THPT Quốc gia Bộ Giáo dục và đào tạo mới công bố. Đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và đào tạo thực sự là kim chỉ nam trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh khối 12 của giáo viên. 2.2. Thực trạng Môn GDCD trong chương trình giáo dục phổ thông đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục học sinh về ý thức và hành vi, góp phần trang bị cho học sinh kỹ năng sống, rèn luyện ý thức sống của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài và cũng không hề đơn giản trước những làn sóng văn hóa của thời kì hội nhập và phát triển kinh tế thị trường. Đặc biệt là chúng ta đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển con người toàn diện thì hơn bao giờ hết, môn GDCD giữ một vị trí vô cùng quan trọng. SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) 5
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 17 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia môn giáo dục công dân ở trường THPT | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |