THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo

I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và đã có những chủ trương đẩy mạnh hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong toàn xã h

i nói chung và trong các trường học nói riêng. Công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghi

p phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương được coi là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phổ thông, được coi là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước [4]. Thực tế hiện nay, giáo dục hướng nghiệp vẫn chưa được các cấp quản lý giáo dục và các trường học quan tâm đúng mức, còn có địa phương và trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp. Chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội. Mỗi học sinh sau khi tốt nghiệp THPT phải chọn được cho mình một nghề để học, để làm phù hợp với năng lực, nguyện vọng, điều kiện bản thân và nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, khi chuẩn bị chọn cho mình một nghề trong tương lai, các em (và có khi cả bố mẹ) thường bỡ ngỡ trước thế giới nghề nghiệp phức tạp và đa dạng vì các em thiếu hiểu biết về ngành nghề, không đánh giá chính xác bản thân. Bởi vậy, không ít học sinh đã lựa chọn nghề nghiệp không phải theo năng lực, nguyện vọng và điều kiện bản thân mà lựa chọn những nghề theo trào lưu chung của xã hội, theo bạn bè. Việc này không chỉ khiến học sinh và gia đình đó lãng phí thời gian, công sức, tiền của mà còn gây nên sự mất cân bằng trong xã hội, một số ngành nghề dư thừa lao động, trong khi một số ngành nghề khác thì thiếu người lao động trầm trọng. Trường THPT Lê Viết Tạo trước đây là một trong số 24 trường Bán công của tỉnh chuyển sang công lập nhưng chất lượng học sinh đầu vào rất rất thấp, năng lực học sinh đa số trung bình và yếu. Điều kiện kinh tế gia đình nhiều em khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo, hộ khẩu các xã bãi ngang ven biển. Việc hướng nghề, hướng nghiệp cho con cái thường không được bố mẹ quan tâm đúng mức. Nhà trường đã có nhiều biện pháp giáo dục hướng nghiệp ngay từ những năm trước đây khi trường mới thành lập, tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều bất cập và chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tế là cần phải quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp sao cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Lê Viết Tạo nói riêng, các trường THPT nói chung đạt hiệu quả tốt, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này tại nhà trường. -1SangKienKinhNghiem.net 3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các văn bản tài liệu, các công trình khoa học, các quan điểm có liên quan đến vấn đề quản lý, quản lý giáo dục, tư vấn, hướng nghiệp, quản lý giáo dục hướng nghiệp. Các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá được sử dụng để xây dựng hệ thống các khái niệm của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra + Phương pháp điều tra xã hội học như phỏng vấn + Phương pháp thống kê toán học II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông: Theo kinh tế học, hướng nghiệp được hiểu là hệ thống những biện pháp dẫn dắt, tổ chức cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước. Do đó, hướng nghiệp góp phần tích cực vào quá trình phấn đấu nâng cao năng suất lao động xã hội [5]. Theo tâm lý học, hướng nghiệp được coi như là một quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp. Sự sẵn sàng tâm lý đó chính là tâm thế lao động - một trạng thái tâm lý tích cực đối với hoạt động lao động [5]. Theo giáo dục học thì hướng nghiệp như một hệ thống tác động giúp thế hệ trẻ có cơ sở khoa học trong việc chọn nghề, hệ thống điều chỉnh sự lựa chọn nghề của học sinh cho phù hợp với những yêu cầu của sự phân công lao động xã hội, có tính đến hứng thú và năng lực của từng cá nhân [5]. Trong trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp vừa là hoạt động dạy của giáo viên, vừa là hoạt động học của học sinh. Nói như vậy có nghĩa là trong công tác hướng nghiệp, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn còn học sinh là người chủ động tham gia vào hoạt động để tiếp cận với hệ thống nghề nghiệp. Kết quả cuối cùng của công tác giáo dục hướng nghiệp là sự tự quyết định của học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Nói tóm lại, hướng nghiệp trong nhà trường, hoặc nói cách khác, giáo dục hướng nghiệp chính là quá trình hướng dẫn chọn nghề, quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất xã hội. Đó chính là hoạt động định hướng nghề nghiệp của các nhà sư phạm cho học sinh, nhằm giúp họ chọn một nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân và yêu cầu nhân lực của xã hội. Thực chất của công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông không phải là sự quyết định nghề cho mỗi em học sinh mà là sự -2SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của học sinh nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân và nghề, giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức nhằm đảm bảo cho con người hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp và đạt năng suất cao trong lao động [8]. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là cách mà người quản lý tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra của hoạt động giáo dục hướng nghiệp [6]. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông nhằm giúp học sinh có những hiểu biết thông thường về hướng nghiệp để học sinh có thể định hướng phát triển, lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội [2]. Trên cơ sở đó, học sinh tiếp tục học tập, rèn luyện để có thể phát triển trong hoạt động nghề nghiệp tương lai . Hướng nghiệp trong trường phổ thông phải được coi là trách nhiệm của toàn thể hội đồng giáo dục trong đó bao gồm Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, giáo viên, học sinh, cán bộ nhân viên trong nhà trường… Ngoài ra, công tác hướng nghiệp trong nhà trường cần phải gắn liền với công tác hướng nghiệp ngoài xã hội. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ chức có liên quan khác. Có như vậy, hướng nghiệp mới mang lại hiệu quả cao cho xã hội nói chung, cho từng cá nhân nói riêng. Có thể nhận thấy các yếu tố cấu thành công tác quản lý GDHN trong nhà trường phổ thông bao gồm [3]: + Chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản lý và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn lực cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. Thông thường, dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, một Phó Hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các hoạt động quản lý giáo dục hướng nghiệp tại trường. Trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý để đạt được mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. + Đối tượng quản lý của hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Là tất cả những người thực hiện và nhận nhiệm vụ hướng nghiệp, bao gồm: các giáo viên và cán bộ phụ trách giáo dục hướng nghiệp; tập thể học sinh; các tổ chức, đoàn thể xã hội (như Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội Liên hiệp phụ nữ, các doanh nghiệp…). Đối tượng quản lý còn bao gồm các tanninh0112@gmail.com -3SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com hình thức giáo dục hướng nghiệp, ngân sách, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và hệ thống thông tin phục vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp. + Công cụ quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Công cụ quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp chính là những phương tiện mà cán bộ, giáo viên thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp sử dụng trong quá trình quản lý nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ và phối hợp hoạt động của các tác nhân hướng nghiệp và học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp. Công cụ chủ yếu để quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là các quy định của Nhà nước và Bộ GD&ĐT đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp, là các cơ chế và chính sách cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Trước yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực, có thể thấy công tác hướng nghiệp nói chung và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, góp phần làm tốt công tác chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông tập trung vào một số nội dung sau đây: + Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp + Tổ chức, chỉ đạo và điều hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp + Kiểm tra, đánh giá [7]. 2. Thực trạng quản lý hoạt động giái dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo giai đoạn 2010-2016: 2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Trong nhà trường những năm qua, mối quan hàng đầu là làm thế nào để học sinh học giỏi, hạnh kiểm tốt, đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học. Việc sau khi tốt nghiệp các em làm gì, học gì chưa được chú ý và quan tâm đúng mức. Học sinh trường THPT Lê Viết Tạo đã có sự quan tâm đến việc chọn nghề, đã cân nhắc đến sự định hướng của gia đình, người thân và sở thích, năng lực bản thân. Tuy nhiên, nhiều em không biết rõ về công việc mình sẽ làm khi theo học ngành học đó và cảm thấy mơ hồ về công việc trong tương lai. 2.1.1. Về phía giáo viên: Đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp trong nhà trường còn thiếu và ít quan tâm đến việc đổi mới hình thức hoạt động. Qua khảo sát bằng trao đổi, phỏng vấn một cách cởi mở 50 giáo viên của nhà trường về hoạt động giáo dục hướng nghiệp, chúng tôi nhận được kết quả sau: + Rất thườg xuyên: 3 người (=6%); Thường xuyên: 30 người (=60%); Rất ít quan tâm: 17 người (= 34%). Trong số 50 giáo viên được khảo sát, không có giáo viên được đào tạo giáo dục hướng nghiệp thường xuyên, số giáo viên còn lại thỉnh thoảng được tham dự các lớp tập huấn về giáo dục hướng nghiệp. tanninh0112@gmail.com -4SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com Có nhiều ý kiến cho rằng việc chọn nghề phụ thuộc vào các yếu tố truyền thống gia đình, sở thích của học sinh, năng lực của học sinh, nhu cầu nhân lực của xã hội, khả năng xin được việc làm có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp… Điều này cho thấy giáo viên đã đi đúng hướng khi hướng nghiệp cho học sinh. Qua khảo sát cũng cho thấy, đa số giáo viên cho rằng trách nhiệm giáo dục hướng nghiệp thuộc về phụ huynh học sinh (66%), cán bộ quản lý nhà trường (100%), chính quyền địa phương (60%), giáo viên chủ nhiệm (74%), giáo viên bộ môn (20%). Giáo viên cũng cho rằng nhà trường cần có một bộ phận chuyên trách về hướng nghiệp và chịu trách nhiệm giáo dục hướng nghiệp vì chỉ khi đó hoạt động giáo dục hướng nghiệp mới mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả mới thu được cao. Qua phân tích trên chúng tôi nhận thấy, trong nhà trường có một bộ phận cán bộ quản lý các tổ bộ môn, giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp, chưa có nhận thức đầy đủ về định hướng phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay. 2.1.2. Về phía học sinh: Với môi trường nông thôn là chủ yếu, các em học sinh chọn nghề tương lai của mình khá mơ hồ. Khảo sát 150 học sinh của nhà trường: 50 học sinh khối 10, 50 học sinh khối 11 và 50 học sinh khối 12, mỗi khối lựa chọn đồng đều học sinh các lớp; Kết quả thu được như sau: - Mức độ quan tâm suy nghĩ về lựa chọn nghế tương lai: Rất quan tâm: 15% Quan tâm: 32% Chưa quan tâm: 53% - Dự định làm gì sau khi Tốt nghiệp THPT: Thi vào ĐH, CĐ: 15% Đi học các trường nghề: 31% Đi làm ngay: 54% - Nếu đi học tiếp, bạn sẽ lựa chọn trường nào, nghành học gì. Kết quả: Lựa chọn ngành kinh tế - kỹ thuật: 70%, trong đó bao gồm cả những học sinh có thành tích học sinh giỏi ở các môn tự nhiên như toán, lý, hoá; khoảng 5% học sinh lựa chọn ngành nông nghiệp; 4% lựa chọn ngành truyền thông; 3% chọn ngành luật và rải rác ở các ngành khác như du lịch, y, thiết kế đồ hoạ… Qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy khi chọn trường, các em đã cân nhắc nhiều đến yếu tố chất lượng đào tạo của trường, sở thích của cá nhân và sự vừa sức khi dự tuyển vào một trường. Yếu tố khả năng kinh tế có đáp ứng được mức học phí của trường cũng được các học sinh xem xét vì nhiều học sinh có khả năng học khá nhưng điều kiện kinh tế gia đình không quá dư giả. Cũng có học sinh chọn trường chỉ vì bạn bè của mình nhiều người thi vào đó và vì gia đình, người thân giới thiệu. Ở nội dung khảo sát: “Vì sao bạn lựa chọn ngành học đó?” chúng tôi nhận được kết quả như sau: Nhiều học sinh trường THPT Lê Viết Tạo đã hiểu được tầm quan trọng của sự phù hợp năng lực với nghề và hứng thú nghề. Tuy nhiên, nhu cầu xã hội về nhân lực trong từng lĩnh vực nghề nghiệp tanninh0112@gmail.com -5SangKienKinhNghiem.net Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 19 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024