THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao đạo đức cho giáo viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu gia

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CỦA GIÁO VIÊN TRO

NG GIAO TIẾP ỨNG XỬ VỚI TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA TRUNG Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường

Mầm non Nga Trung SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA, NĂM 2018 1 SangKienKinhNghiem.net MỤC LỤC Nội dung 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.2. Thực trạng Thuận lợi Khó khăn Kết quả của thực trạng 2.3 Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề Giải pháp 1. Tăng cường chỉ đạo nhận thức pháp luật, nhận thức về yêu cầu chuẩn mực đạo đức của GVMN. Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên nâng cao nhận thức về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Giải pháp 3: Biện pháp tạo tình huống để rèn luyện hành vi đạo đức cho người giáo viên. Giải pháp 4: Giám sát, hỗ trợ và điều chỉnh giáo viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu giáo ở các thời điểm trong ngày. Giải pháp 5: Đảm bảo điều kiện làm việc, môi trường làm việc để giảm áp lực đối với giáo viên mầm non. Động viên, đãi ngộ và tôn vinh người giáo viên mầm non. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3. Kết luận, kiến nghị Kết luận Kiến nghị Tài liệu tham khảo Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá Phần Phụ lục Trang 1 1 2 2 2 2 2 3 4 4 4 4 4 6 8 10 16 18 18 18 19 2 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất Thiếu một đức, thì không thành người.” [1] Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người, được thể hiện ra bên ngoài ở nhận thức, thái độ, hành vi, được hình thành do tu dưỡng theo chuẩn mực, quy tắc đạo đức trong xã hội. Mỗi con người chúng ta cần rèn luyện đạo đức cho mình trong mọi môi trường từ phạm vi gia đình cho đến môi trường xã hội cần phải có sự rèn luyện đạo đức cho mình cần điều chỉnh hành vi của mình theo hướng nên hay không nên hành vi đó là đúng hay sai, tốt hay xấu, thiện hay ác. Đạo đức nhà giáo là những phẩm chất của người giáo viên được hình thành do tu dưỡng, rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu… trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên và trong cuộc sống với tư cách 1 nhà giáo, được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ và hành vi của họ.[2] Thời nào cũng vậy, người giáo viên luôn gánh trên mình trọng trách lớn lao, nhọc nhằn nhưng rất đỗi vinh quang, đó là trách nhiệm “trồng người”, vì thế để hoàn thành trọng trách ấy không chỉ cần có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, mà hơn hết phải luôn ý thức được tầm quan trọng của việc thường xuyên trau dồi về phẩm chất đạo đức nghề dạy học. Tôi nhận ra một điều rằng cuộc sống không có nghĩa gì nhiều nếu bạn không sẵn lòng đóng góp phần nhỏ bé của mình nhằm tạo cho trẻ một môi trường luôn an toàn và tốt đẹp hơn. Trẻ nhỏ sẽ không nhớ bạn vì vật chất bạn cho chúng, mà vì tình cảm bạn dành cho chúng. Đạo đức của giáo viên mầm non là những phẩm chất của người giáo viên mầm non được hình thành do tu dưỡng, rèn luyên theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu.trong chăm sóc và giáo dục trẻ em và trong cuộc sống với tư cách một nhà giáo được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ, hành vi. Thật vậy, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xã hội. Ở lứa tuổi mầm non trẻ như một tờ giấy trắng về nhận thức còn cơ thể trẻ thì rất non nớt và dễ bị tổn thương. Nhiệm vụ của chúng ta những nhà giáo dục là gì? Là cần phải chăm sóc và giáo dục cho trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên mầm non cần trau dồi đạo đức cũng như cách giao tiếp ứng xử với trẻ để mỗi khi trẻ đến trường trẻ sẽ cảm tanninh0112@gmail.com 1 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com thấy yên tâm, đến với cô giáo trẻ sẽ được vỗ về được học những lời hay ý đẹp được giao tiếp với người lớn, với bạn bè xunh quanh bằng ngững lời nói hay những hành động đẹp. Nhưng trên thực tế hiện nay hành vi lối sống của không ít một số người đang cho chúng ta thấy sự suy thoái về đạo đức và hành vi lối sống. Chúng ta không khó gì khi bắt gặp cảnh ở trong gia đình thì bố mẹ quát tháo con cái, con cái cãi lại cha mẹ, hay sự lãnh đạm thờ ơ khi đi đường gặp cảnh bất bình, và đặc biệt là trong trường học đã xảy ra không ít trường hợp bạo lực trong trường học giữa giáo viên đối với học sinh và giữa học sinh với học sinh. Ở lứa tuổi mầm non đặc biệt lad trẻ mẫu giáo trẻ rất tò mò hiếu động luôn tìm tòi khám phá thế giới xung quanh mình vì vậy sự hoạt động của trẻ nhiều lúc gây áp lực cho giáo viên nếu giáo viên không có sự kiên nhẫn, không có kỹ năng sư phạm mềm dẻo trong xử lý tình huống sẽ rất dễ có những hành xử giao tiếp với trẻ chưa đúng đắn như: quát tháo, dọa nạt hoặc cao hơn là có thể bạo hành trẻ. Sau khi nghiên cứu và nhận thức rõ về tầm quan trọng của đạo dức nhà giáo trong giao tiếp ứng xử với học sinh tôi quyết định đi sâu nghiên cứu và làm sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao đạo đức cho giáo viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Nga Trung” 1.2. Mục đích nghiên cứu + Nâng cao đạo đức của giáo viên trong giao tiếp ứng xử đối với trẻ mẫu giáo của trường mầm non Nga Trung – Nga Sơn – Thanh Hóa. + Tìm ra biện pháp chỉ đạo trong giao tiếp ứng xử giữa giáo viên và trẻ. + Giúp trẻ mẫu giáo trường mầm non Nga Trung – Nga Sơn – Thanh Hóa có hành vi ứng xử văn minh lịch sự. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Giáo viên mẫu giáo trường mầm non Nga Trung – Nga Sơn – Thanh Hóa. Trẻ mẫu giáo trường mầm non Nga Trung – Nga Sơn – Thanh Hóa. 1.4. Phương Pháp nghiên cứu. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến biện pháp nâng cao đạo đức nhà giáo, tài liệu chuyên đề giao tiếp ứng xử của giáo viên đối với học sinh trong trường Mầm non. + Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép việc tổ chức hoạt động của cô và trẻ trong nhà trường. + Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Bằng trò chuyện, trao đổi thông tin + Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra. + Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm tanninh0112@gmail.com 2 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người được thể hiện ra bên ngoài của nhận thức, thái độ, hành vi được hình thành do tu dưỡng chuẩn mực, qyi tắc đạo đức trong xã hội. [3] Tất cả chúng ta muốn trở thành người công dân có ích trước hết phải học cách làm người phải học cách rèn luyện đạo đức. Đối với người giáo viên muốn giáo dục được thế hệ trẻ thành người công dân tốt thì yêu cầu tât yếu người giáo viên đó phải có đạo đức nhân cách, giao tiếp ứng xử đúng mực. Thực tế hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được tham gia rất nhiều các hoạt động trong trường, ở mọi nơi như trong lớp, ngoài sân trường: Hay nói một cách khác là nhu cầu hàng ngày của trẻ là học tập và vui chơi ở mọi nơi. Đối với một số giáo viên còn có cách nhìn nhận sai lầm về cách giáo dục trẻ. Chỉ cố gắng làm thế nào cho trẻ phải nhận thức tiếp thu được lượng kiến thức theo yêu cầu trong chương trình giáo dục vì vậy bằng mọi cách giáo viên ép trẻ tiếp thu kiến thức cho bằng được. Chính điều này vô tình giáo viên gây áp lực đối với trẻ như: nghiêm khắc trong hoạt động, dọa nạt quát tháo. mà quên đi rằng những điều mình làm đang ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức nhà giáo, ảnh hưởng đến giao tiếp ứng xử giữa cô với trẻ. Mặt khác do tính chất công việc: Khác với giáo viên tiểu học và trung học cơ sở giáo viên mầm non được ví như là người mẹ và cũng là cô giáo đối với trẻ. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng một khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi giáo viên phải thực hiện. Từ công việc chăm sóc sinh hoạt hàng ngày, từ bữa ăn giấc ngủ cho đến những hoạt động học được tổ chức nhẹ nhàng theo phương pháp “ học bằng chơi, chơi mà học”. Đặc biệt độ tuổi mẫu giáo trẻ luôn muốn mình là trung tâm của mọi sự chú ý, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh, trẻ tự nghĩ ra những trò chơi mà trẻ chơi mãi không chán, những câu hỏi thắc mắc liên tục của trẻ, hay những tranh giành phân bua của trẻ với nhau. Tất cả những điều trên tạo cho giáo viên một áp lực một guồng công việc liên tục đôi khi gây căng thẳng. Nếu giáo viên không kiềm chế được sẽ dẫn đến cáu gắt đối với trẻ, quát mắng trẻ, có những ứng xử lời nói không đẹp và nghiêm trọng hơn là dễ dẫn đến bạo hành đối với trẻ. Tất cả những yếu tố về nhận thức của giáo viên, quan diểm giáo dục về tính chất của công việc mà một số giáo viên đang thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày đang gặp phải nếu như không được bồi dưỡng và trau dồi về đạo đức cũng như cách giao tiếp ứng xử với trẻ kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh người giáo viên trong mắt phụ huynh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hình thành tâm lý và nhân cách của trẻ. Vì vậy vấn đề nâng cao đạo đức cho giáo viên trong giao tiếp ứng xử đối với trẻ mẫu giao là việc làm hàng đầu mà đòi hỏi người quản lý phải nhận thức rõ để có biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện cho nghiêm túc. 2.2 - Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Với mục tiểu chung của giáo dục, là quản lý trong trường mầm non tôi trăn trở với nội dung làm thế nào để nâng cao đạo đức cho người giáo viên thông qua tanninh0112@gmail.com 3 SangKienKinhNghiem.net Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 20 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao đạo đức cho giáo viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu gia docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024