THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng quan sát tìm ý trong văn miêu tả cho học sinh lớp 2,3001

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG QUAN SÁT TÌM Ý TRONG VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2, 3” 1 LUAN VAN CHAT LUONG download : a

dd luanvanchat@agmail.com A, MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn khác nhau: học vần, tập đọc, t

ập viết, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học Tiếng Việt xét trên hai phương diện: - Phân môn Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài làm văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết, phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần . - Phân môn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói, viết). Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học. Ở Tiểu học phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng từ óc quan sát tới trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết được tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện. Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát triển trong quá trình học các kiểu bài có phong cách nghệ thuật, việc phân tích đề, lập dàn ý…giúp cho khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn… của trẻ được rèn luyện để trở nên sắc bén hơn. Ở Tiểu học, học sinh tập làm các kiểu bài miêu tả, kể chuyện, viết thư, viết đơn, viết danh sách, viết mục lục sách, điền vào giấy tờ in sẵn,…Hai kiểu bài được học nhiều và chiếm nhiều thời gian nhất là miêu tả, kể chuyện. Đặc biệt văn miêu tả ở tiểu học góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hiện nay văn miêu tả được đưa vào chương trình phổ thông ngay từ các lớp đầu cấp Tiểu học. Từ lớp 2, khi tập quan sát để trả lời câu hỏi các em đã bắt đầu làm quen với miêu tả. Tại sao cần cho các em học sinh ngay từ đầu cấp học Tiểu học đã học văn miêu tả? Có lẽ vì văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí tuổi thơ (ưa quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính….). Một trong những nhiệm vụ quan trọng của dạy học tập làm văn lớp 2-3 là đạt yêu cầu kỹ năng về miêu tả ở mức: viết đoạn văn kể, tả 2 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com ngắn đơn giản có độ tài từ 3 đến 5 câu (lớp 2), từ 5 đến 7 câu (lớp 3) bằng các trả lời câu hỏi hoặc viết theo gợi ý. Song khi học văn miêu tả các em gặp nhiều khó khăn cả về tri thức và phương pháp, hiểu biết và cảm xúc với đối tượng miêu tả. Các em lấy đâu ra hiểu biết về hoa, về quả, về em bé, về chú bộ đội,… nếu không được quan sát ? Hầu như các em không có gì hồi tưởng về các đối tượng miêu tả nếu liền ngay trước tiết làm văn các em các em không được đến tận nơi quan sát, xem xét, nhận xét. Những khó khăn về nội dung càng được nhân lên do các em chưa nắm được phương pháp quan sát, tìm ý. Thời gian và số lượng bài tập dành cho nội dung dạy học văn miêu tả ở lớp 2-3 rất hẹp, nhưng học sinh vẫn phải được chuẩn bị, được luyện tập để lên lớp 4-5 các em có thể học tập những kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả một cách thuận lợi. Mặt khác, giáo viên dạy lớp 2-3 chỉ chú ý dạy theo các tiết Tập làm văn định sẵn trong Tiếng Việt của lớp 2-3 mà vô tình không hay biết mình đang dạy văn miêu tả cho học sinh nên không chú ý đến rèn phương pháp, kĩ năng quan sát tìm ý cho học sinh. Đó là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong quá trình viết văn miêu tả sau này của học sinh. Chính vì những lí do trên mà tôi mạnh dạn nghiên cứu: “Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả cho học sinh lớp 2-3” 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 2.1. Mục đích nghiên cứu. Đưa ra hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả cho học sinh lớp 2-3. Hệ thống bài tập phải đúng đắn, hợp lý về tính khoa học, sư phạm, phù hợp với mục tiêu dạy học văn miêu tả ở tiểu học, bổ trợ đắc lực cho các bài tập dạy văn miêu tả trong sách giáo khoa lớp 2-3, có tính khả thi, đạt hiệu quả cao. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tìm hiểu những vấn đề lí luận và thực tiễn làm cơ sở để xây dựng bài tập giúp học sinh lớp 2-3 có kỹ năng quan sát, tìm ý. - Tìm hiểu và đánh giá những bài tập có nội dung dạy văn miêu tả (mức độ sơ giản) ở lớp 2-3 trong quan hệ với nhiệm vụ chuẩn bị cho sự tiếp nối kiến thức và kĩ năng trong nội dung dạy văn miêu tả ở các lớp 4-5. - Xây dựng hệ thống bài tập giúp cho học sinh lớp 2-3 rèn kĩ năng quan sát, tìm ý. 3 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tanninh0112@gmail.com - Tổ chức dạy thực nghiệm các bài tập làm văn làm rèn kĩ năng quan sát tìm ý trong văn miêu tả cho học sinh lớp 2,3 nhằm kiểm tra tính khả thi của bài tập đưa ra. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. - Sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng Việt ở Tiểu học, trọng tâm là phân môn Tập làm văn. - Thực tế dạy và học các bài tập ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2-3 có liên quan đến nội dung rèn kĩ năng quan sát, tìm ý dạy văn miêu tả ở lớp 2-3. - Các bài tập nói và viết (quan sát hoặc tả ngắn) của học sinh tiểu học. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4.1. Phương pháp thống kê – phân loại. 4.2. Phương pháp phân tích. 4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 4 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com B, NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT, TÌM Ý TRONG VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2-3 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Vấn đề bài tập trong dạy tiếng và bài tập trong phân môn Tập làm văn. 1.1.1 Ý nghĩa và yêu cầu của bài tập trong dạy tiếng và bài tập trong phân môn Tập làm văn. a) Ý nghĩa của bài tập trong dạy tiếng và bài tập trong phân môn Tập làm văn. Các nhà nghiên cứu về phương pháp dạy tiếng nói chung và phương pháp dạy học Tiếng Việt nói riêng đánh giá rất cao vai trò của bài tập trong dạy tiếng. Theo Tiến sĩ Lê Phương Nga: “Ở trường tiểu học, dạy tiếng Việt là tổ chức hoạt động lời nói. Đối với học sinh, có thể xem việc giải bài tập tiếng Việt là hình thức chủ yếu của hoạt động tiếng Việt. Các bài tập tiếng Việt là một phương tiện rất có hiệu quả và không thể thay thế được trong việc giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ, phát triển tư duy”. Hiện nay, vấn đề này được thể hiện rất rõ trong nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt và trong cả hoạt động dạy học tiếng Việt ở tiểu học. Trên cơ sở những ý kiến thống nhất, có thể nêu ra một số ý nghĩa quan trọng của bài tập Tiếng Việt đối với hoạt động dạy học như sau: Mỗi bài tập Tiếng Việt là một ví dụ cụ thể và một vấn đề lí thuyết nào đó. Vì vậy, làm bài tập là một hình thức học lí thuyết về tiếng Việt trên những tình huống cụ thể. Việc giải bài tập tiếng Việt là một hình thức rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh. Nó đòi hỏi các em phải biết áp dụng những kiến thức đã học vào vấn đề cụ thể, vào thực tế (bởi các bài tập Tiếng Việt thường là các tình huống trong thực tiễn). Việc giải bài tập của học sinh là một phương tiện kiểm tra rất tốt. Qua việc làm bài tập, học sinh có thể tự kiểm tra xem mình đã nắm vững lí thuyết chưa. Cũng qua việc làm bài tập của học sinh, giáo viên sẽ nhận được tín hiệu phản hồi về việc lĩnh hội của học sinh, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình. 5 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com Việc giải bài tập đòi hỏi học sinh làm việc độc lập, phát huy tính sáng tạo, phát triển tư duy, đồng thời rèn luyện ở các em tính cẩn thận, chu đáo, bền bỉ… Để học sinh lớp 2-3 bước đầu có những ý niệm, những kĩ năng sơ giản về văn miêu tả, học sinh phải được làm các loại bài tập cùng kiểu, cùng mục đích làm quen với văn miêu tả. Việc thực hiện các bài tập đó được lặp đi lặp lại tới chừng mực nào đó thì kĩ năng mới dần hình thành. Mặt khác, phương pháp dạy học mới là hướng tới xác lập một quá trình dạy học để tổ chức, điều khiển và kiểm soát quá trình dạy học. Điều này có nghĩa là trong giờ học, cách dạy học thầy giảng, trò ghi phải chuyển thành thầy tổ chức việc làm, trò thực hiện thi công. Do vậy, hệ thống bài tập hiện nay không chỉ là thực hành mà đó còn là con đường, là cách thức mà thông qua đó, học sinh sẽ tự tìm kiếm tri thức, hình thành kĩ năng. Chẳng hạn chỉ có thể tổ chức cho học sinh quan sát tìm ý và kiểm soát, điều chỉnh kết quả quan sát tìm ý của các em thông qua các câu hỏi, bài tập hướng dẫn quan sát. Chẳng hạn, để học sinh bước đầu có thói quen quan sát cảnh từ bao quát đến cụ thể, giáo viên phải có câu hỏi, bài tập định hướng. Ví dụ: Bài Quan sát tranh – trả lời câu hỏi. a) Tranh vẽ cảnh gì? b) Sóng biển như thế nào? c) Trên mặt biển có những gì? d) Trên bầu trời có những gì? (Tiếng Việt 2, tập một, trang 67) Nhờ các câu hỏi này, giáo viên không chỉ định hướng cho học sinh quan sát và cách quan sát mà còn điều chỉnh được kết quả quan sát của các em. Như vậy, để giúp học sinh lớp 2-3 làm quen với cách miêu tả, cần thiết phải thông qua hệ thống bài tập. Hệ thống bài tập chính là phương tiện hữu hiệu để đạt mục đích hình thành kĩ năng miêu tả. b) Yêu cầu của bài tập Tiếng Việt là bài tập trong phân môn Tập làm văn. - Bài tập phải được xây dựng trên cơ sở, mục đích dạy học. - Lệnh bài tập dễ hiểu. - Ngữ liệu cho bài tập phải tiêu biểu, điển hình - Hình thức bài tập phong phú, đa dạng. 6 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com Có thể nói rằng những yêu cầu của bài tập trong dạy học tiếng Việt nói chung, dạy tập làm văn nói riêng sẽ là điều kiện góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh, đưa học sinh vào con đường tự mình tìm đến tri thức. Nhờ đó mà việc dạy học tiếng Việt sẽ có hiệu quả hơn. Xây dựng một hệ thống bài tập sao cho thông qua việc giải quyết chúng, học sinh sẽ tự tìm được cho mình những câu trả lời về nội dung bài học, tự hình thành được những kỹ năng, những phẩm chất, những năng lực mà mục tiêu giáo dục đề ra là một việc làm cần thiết. 1.1.2. Hệ thống bài tập trong phân môn Tập làm văn. a) Xét theo mục đích dạy học (hình thành kỹ năng hoặc rèn luyện kỹ năng) có thể chia hệ thống bài tập làm văn thành: - Bài tập nhận diện thể loại, kiểu bài. - Bài tập phân tích bài văn, thứ tự miêu tả, cách diễn đạt, sắp xếp các câu, các đoạn trong bài. - Bài tập tạo lập lời nói: nói, viết thành đoạn văn, bài văn. b) Xét theo hình thức thực hiện và yêu cầu của bài tập, có thể chia hệ thống bài tập làm văn thành: - Bài tập trả lời câu hỏi. - Bài tập quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Quan sát tranh (hoặc vật thật) để miêu tả - Bài tập đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi - Bài tập sắp xếp lại thứ tự các câu văn cho trước - Lập dàn ý theo đề bài - Nói hoặc viết đoạn văn dựa vào các câu hỏi gợi ý v.v… c) Xét theo kĩ năng làm văn được rèn luyện (kĩ năng sản sinh văn bản), hệ thống bài tập được chia thành: - Bài tập rèn kĩ năng xác định yêu cầu của đề bài. - Bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý. - Bài tập rèn kĩ năng sắp xếp ý (lập dàn ý) - Bài tập rèn kĩ năng sửa chữa, hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn 7 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com d) Xét theo dạng lời nói được rèn luyện, có thể chia thành: - Bài tập rèn kĩ năng nói - Bài tập rèn kĩ năng viết v.v… Ở bài viết này, tôi chỉ xem xét các bài tập giúp học sinh quan sát –tìm ý văn miêu tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2-3 và xây dựng một số bài tập bổ trợ theo mạch các kĩ năng quan sát, tìm ý làm văn miêu tả cần được rèn luyện cho học sinh. 1.2. Đặc điểm nhận thức, khả năng ghi nhớ và đặc điểm tư duy của học sinh lớp 2-3 và kỹ năng quan sát, tìm ý khi làm văn miêu tả. 1.2.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 2-3. Như bất kì một hệ thống bài tập nào khác, bài tập giúp học sinh lớp 2-3 làm quen với quan sát, tìm ý trong văn miêu tả cũng phải dựa vào đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học. Hoạt động nhận thức của trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học thường mang tính trực quan, cụ thể, cảm tính. Ở mỗi lứa tuổi học sinh lại có đặc điểm và khả năng nhận thức nhất định. Nếu như các em học sinh ở lứa tuổi lớp 4-5 đã biết dựa trên các dấu hiệu bản chất, những dấu hiệu chung của sự vật hiện tượng để khái quát thành khái niệm, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính chủ động thì các em học sinh lớp 2-3 việc tri giác thường gắn với hành động và hoạt động thực tiễn. Muốn tri giác được đặc điểm sự vật, các em phải làm cái gì đó với sự vật. Ngoài ra, những gì phù hợp với nhu cầu hoặc giáo viên chỉ dẫn thì quá trình tri giác của các em mới dễ dàng hơn. Trong quá trình tri giác, tính xúc cảm của các em được thể hiện rất rõ. Những tranh ảnh rực rỡ màu sắc được các em tri giác tốt hơn và cũng gây được sự chú ý hơn. Vì vậy, việc tổ chức cho học sinh lớp 2-3 làm quen với quan sát là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, hệ thống bài tập giúp học sinh làm quen với kĩ năng quan sát trong văn miêu tả phải có nội dung miêu tả gần gũi, dễ hiểu và hấp dẫn với các em. Để đạt được điều đó, hệ thống bài tập phải phong phú về nội dung, đa dạng về kiểu loại và hình thức thể hiện, đủ số lượng để học sinh luyện tập nhiều lần. Bài viết này sẽ xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý dựa theo đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 2-3. 1.2.2. Đặc điểm trí nhớ, tưởng tượng của học sinh lớp 2-3 Đối với học sinh giai đoạn đầu bậc Tiểu học, do quá trình ức chế của não bộ nên sự tập trung chú ý còn yếu, thiếu bền vững, dễ bị phân tán; ghi nhớ trực quan – hình tượng 8 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Học sinh đầu cấp có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần. Chính đặc điểm này làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập của học sinh. Học sinh lớp 2-3 học văn miêu tả chủ yếu là học cách quan sát, nội dung miêu tả từ các đoạn văn mẫu. Trên cơ sở lặp lại nhiều lần, các em thông hiểu mẫu từ đó vận dụng vào viết đoạn văn ngắn. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT, TÌM Ý TRONG VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2-3. 2.1. Những yêu cầu về kĩ năng làm văn miêu tả ở lớp 2,3. Ở lớp 2, yêu cầu về kĩ năng miêu tả chỉ ở mức độ tả ngắn (3 đến 5 câu) xoay quanh các đề tài gần gũi: - Tả ngắn, giới thiệu về người thân (ông, bà, bố mẹ, thầy cô giáo…) - Tả ngắn về một con vật gần gũi như con chim, con gà, con chó, con mèo. - Tả cảnh (theo tranh) qua các câu hỏi. Lên lớp 3, kĩ năng miêu tả mà học sinh cần đạt ở mức độ cao hơn. Học sinh phải viết được một đoạn văn (5-7 câu), nhiều nhất là 10 câu tả ngắn về người thân trong gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao – văn nghệ. Yêu cầu kĩ năng làm văn miêu tả ở lớp 2-3 ở mức đơn giản nhằm chuẩn bị cho lớp 4-5 các em sẽ được trang bị và rèn luyện các kĩ năng làm văn miêu tả một cách đầy đủ. Nhiệm vụ dạy học văn miêu tả cho học sinh tiểu học được chương trình đề ra theo hai mức độ lớp 2-3 và lớp 4-5 với những yêu cầu cụ thể. Lớp 2-3 chuẩn bị các kĩ năng bộ phận và ở mức độ đơn giản, làm tiền đề cho lớp 4-5. Lớp 4-5 học sinh sẽ học kiến thức, được rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả một cách có hệ thống và bài bản. Tuy nhiên, để học sinh lớp 2-3 được chuẩn bị tốt về kĩ năng làm văn miêu tả, các em phải thường xuyên thực hành luyện tập. Chính vì vậy, xây dựng các bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 2-3 làm quen với văn miêu tả là việc làm cần thiết. 2.2. Các bài tập giúp học sinh làm quen với văn miêu tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2-3. a. Bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý. a1) Bài tập quan sát tranh – trả lời câu hỏi: a2) Bài tập đọc văn bản – trả lời câu hỏi. 9 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com b. Bài tập rèn kĩ năng sắp xếp ý, trình tự tả. b1) Bài tập sắp xếp ý b2) Bài tập đọc văn bản – trả lời câu hỏi c) Bài tập rèn kĩ năng diễn đạt (kể, tả ngắn thành đoạn văn) 2.3. Đánh giá hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả ở sách giáo khoa lớp 2-3. * Những ưu điểm: Cũng như các kiểu bài văn tự sự, kể chuyện… muốn viết được đoạn văn, bài văn miêu tả cần phải có ý. Song khác với kiểu bài này, để tìm ý, văn miêu tả đòi hỏi người viết phải có khả năng quan sát. Trước khi đến trường, học sinh đã được sử dụng kĩ năng quan sát, nhưng đó chỉ là sự quan sát một cách vô thức. Việc rèn luyện kĩ năng quan sát trong dạy học văn miêu tả phải được tiến hành thường xuyên, một cách có hệ thống, đầy đủ, cụ thể thông qua một loạt các hoạt động như: sử dụng các giác quan, lựa chọn trình tự quan sát, nhận xét, so sánh trong quan sát. Đây cũng chính là những gợi ý để chúng ta có thể phân ra thành những loại bài tập nhỏ rèn kĩ năng quan sát cho học sinh. Ở sách giáo khoa lớp 2-3 bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý được phân ra làm hai loại nhỏ là Quan sát tranh, trả lời câu hỏi; Đọc văn bản, trả lời câu hỏi. Các bài tập này nhằm rèn cho HS nhận biết được trình tự quan sát, các giác quan được sử dụng trong quán sát. Bài tập rèn trình tự quan sát tiếp tục được nâng cao dần ở lớp 3 nhưng với yêu cầu khó hơn. Có thể nói rằng bài tập rèn trình tự quan sát trong nhóm rèn kỹ năng quan sát, tìm ý đã được sách giáo khoa chú ý và sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Bên cạnh đó, bài tập giúp học sinh tìm hiểu các giác quan được sử dụng trong quán sát cũng được chú ý (ví dụ bài tập 3- trang 21- tuần 20). * Những hạn chế. (1) Các bài tập trong SGK lớp 2 - 3 mới chỉ tập trung rèn trình tự quan sát cho hai kiểu bài tả cảnh, tả người. Trong khi đó, rèn luyện trình tự quan sát, cách quan sát trong kiểu bài này sẽ được dạy ở lớp 4. Nói khác đi, SGK chưa có những bài tập rèn kĩ năng quan sát đồ vật, con vật để chuẩn bị cho nội dung dạy các kiểu bài này ở lớp 4-5. (2) Việc sử dụng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác là yêu cầu cần thiết trong quan sát miêu tả. Nhờ những giác quan này, học sinh mới phát hiện ra màu sắc, hình dáng, kích thước… đặc điểm của đối tượng. Thế nhưng trong SGK, 10 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com bài tập rèn các giác quan được sử dụng trong quan sát chưa được chú ý (cả hai lớp 2 và 3 chỉ có một bài). (3) Việc sắp xếp các bài tập rèn kỹ năng quan sát, tìm ý cũng chưa thể hiện rõ được tính hệ thống. Ví dụ như trước khi tổ chức cho học sinh làm bài tập quan sát tranh – trả lời câu hỏi, cần tổ chức cho học sinh làm bài tập nhận diện các giác quan được sử dụng trong quan sát. Bởi lẽ việc tìm ý và lựa chọn ý bao giờ cũng được hình thành từ các thao tác nhìn, nghe, xem tranh… (4) Một số bài tập có câu hỏi chưa thật phù hợp với trình tự quan sát. Ví dụ như: Bài tập trang 67, SGKTV2, tập một: (5) Sách giáo khoa lớp 2 và 3 đều chưa có những bài tập quan sát vật thật. Tuy hệ thống bài tập cho các kĩ năng tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả ở sách giáo khoa lớp 2-3 còn một số hạn chế nhưng ta cũng không thể phủ nhận rằng bài tập này đều có giá trị cả về mặt khoa học và sư phạm, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Còn có những điểm chưa thật hoàn chỉnh trong hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả ở sách giáo khoa lớp 2-3 của phân môn Tập làm văn, qua thực tế dạy học, tôi nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 2 và 3 rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả được trình bày ở chương II. CHƯƠNG II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT, TÌM Ý TRONG VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2-3. 1. Cơ sở xây dựng bài tập. Các nhà tâm lí học cho rằng quan sát không chỉ là nhìn phải được hiểu là tổng thể hoạt động của các giác quan bao gồm: nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy… “Quan sát là hình thức cao nhất của tri giác”. Đối với học sinh tiểu học, vốn sống, vốn hiểu biết của các em còn nghèo nàn, các em đang trong quá trình khám phá, ưa quan sát, thích nhận xét, tìm hiểu thế giới xung quanh. Qua quan sát, các em sẽ phát hiện ra đặc điểm riêng của từng đối tượng để chuẩn bị cho việc làm bài văn theo yêu cầu đề bài. Đồng thời, quan sát sẽ giúp cho bài làm của học sinh đảm bảo tính chân thực. Trước khi đến trường, học sinh đã sử dụng kĩ năng quan sát nhưng đó chỉ là sự quan sát sơ lược và đơn giản. Việc rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh cần phải được dạy một cách thường xuyên thông qua các bài tập rèn luyện: Sử dụng các giác quan vào quan sát, quan sát theo một trình tự hợp lí. Căn cứ vào các hoạt động 11 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com cần hướng dẫn học sinh quan sát, chúng tôi chia nhóm bài tập này thành: Bài tập luyện tập trình tự quan sát và bài tập luyện tập sử dụng các giác quan để quan sát khi miêu tả. 2. Mục đích của bài tập. - Giúp học sinh thấy được vai trò của quan sát – tìm ý trong học văn miêu tả. - Biết cách quan sát theo trình tự - Nhận biết được các giác quan thường được sử dụng khi quan sát. - Tập vận dụng các giác quan vào để quan sát. - Biết dùng từ ngữ ghi lại kết quả thu nhận được từ quan sát. * Để rèn kỹ năng quan sát, đã thiết kế được 21 bài tập bổ trợ, trong đó 8 bài tập luyện tập trình tự quan sát, cách quan sát và 13 bài tập luyện tập sử dụng các giác quan để quan sát khi miêu tả. 3.Các dạng bài tập : 3.1. Bài tập luyện tập trình tự quan sát, cách quan sát. Bài 1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. a) Tranh vẽ gì? b) Bàn được sơn màu gì? c) Mặt bàn hình gì? d) Trên mặt bàn có vẽ những gì? 12 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com * Đáp án tham khảo. a) Tranh vẽ chiếc bàn học. b) Bàn được sơn màu xanh lục. c) Mặt bàn hình chữ nhật. d) Trên mặt bàn vẽ hình cậu bé. Bài 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi a) Tranh vẽ quả gì? b) Quả có hình gì? c) Màu sắc của quả ra sao? d) Cuống nó như thế nào? e) Khi bổ ra, ruột của nó có màu gì? * Đáp án tham khảo. a) Tranh vẽ quả cam. b) Quả cam có hình tròn. c) Quả cam khi chín có màu vàng. d) Cuống của quả cam nhỏ và màu xanh đậm. e) Khi bổ quả cam ra ta thấy ruột nó màu vàng nhạt. Bài 3. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: a) Tranh vẽ hoa gì? b) Bông hoa có hình dáng và màu sắc như thế nào? c) Cánh hoa màu gì? 13 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com d) Nhụy hoa có màu gì? * Đáp án tham khảo a) Tranh vẽ hoa cúc. b) Hoa cúc có hình tròn và màu vàng đậm. c) Cánh hoa mỏng xếp xen kẽ nhau. d) Nhụy hoa màu đen. Bài 4. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: a) Tranh vẽ cây gì? b) Hãy kể tên các bộ phận của cây? c) Lá cây có màu gì? Hình thù ra sao? d) Quả cà chua khi chín có màu gì? * Đáp án tham khảo. a) Tranh vẽ cây cà chua. b) Cây cà chua có thân, rễ,lá, cành và quả. c) Lá cây có màu xanh, xung quanh là đường viền hình răng cưa. d) Quả cà chua khi chín có màu đỏ. Bài 5. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: a) Tranh vẽ con gì? b) Con vật đó có bộ lông màu gì? c) Hai cái tai nó trông thế nào? 14 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tanninh0112@gmail.com tanninh0112@gmail.com d) Nó đang làm gì? * Đáp án tham khảo: a) Tranh vẽ Cún con. b) Cún con có bộ lông màu trắng nõn như bông. c) Hai tai nó cụp xuống như hai cái lá khoai. d) Cún đang ngắm nghía một vật gì đó trước mặt. Bài 6. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: a) Tranh vẽ con gì? b) Những bộ phận nào của con vật làm em chú ý? c) Bộ lông của nó có màu gì? d) Mào nó như thế nào? e) Nó thường làm gì vào mỗi buổi sáng? * Đáp án tham khảo a) Tranh vẽ con gà trống. b) Những bộ phận của gà trống làm em chú ý là: bộ lông, cái mào. c) Mào gà đỏ chót, sần sùi, giống bông hoa mào gà. 15 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tanninh0112@gmail.com Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 35 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng quan sát tìm ý trong văn miêu tả cho học sinh lớp 2,3001 docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024