THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện giúp học sinh cá biệt phát triển toàn diện ở lớp 4A trường

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN GIÚP HỌC SINH CÁ BIỆT PH

ÁT TRIỂN TOÀN DIỆN Ở LỚP 4A TRƯỜNGTIỂU HỌC THANH TÂN 1 Người thực hiện: Mai Huy Cương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Tân 1 SK

KN thuộc lĩnh vực : Chủ nhiệm THANH HOÁ NĂM 2016 NHƯ NĂM SangKienKinhNghiem.net MỤC LỤC A. Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………….… …… 1 2. Mục đích nghiên cứu.………………………….………………………… 1 3. Đối tượng nghiên cứu. .1 4. Phương pháp nghiên cứu:………………………………….……………… .1 B. Nội dung I. Cơ sở lí luận…………….………….………… ……………………2 II.Thực trạng…….………….…….……………….………….….….….2 1. Thực trạng giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường………………….2 2.Về học sinh cá biệt lớp 4A………………….………….….………….… 3 III. Các biện pháp thực hiện Biện pháp 1: Tìm hiểu cụ thể từng học sinh cá biệt…………….…………….3 Biện pháp2. Xây dựng kế hoạch giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt………4 Biện pháp 3: Giáo dục học sinh thông qua hoạt động học tập.6 Biện pháp 4: Giáo viên biết chia sẻ, lắng nghe học sinh………….8 Biện pháp 5- Giáo dục học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp……. .9 Biện pháp 6- Giúp các em tránh các hành động không an toàn……………….10 Biện pháp 7-Tăng cường phối hợp với phụ huynh .………………………11 Biện pháp 8- Tổ chức thi đua, động viên khen thưởng…………….……….13 IV. Kết quả đạt được …………………………….……………….….….14 C. Kết luận – Đề xuất 1. Kết luận …….………………………………………………….…….15 2. Đề xuất…….…………………………………….……….15 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là yêu cầu thiết yếu của giáo dục hiện nay. Trong xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, nhiệm vụ của công tác giáo dục đứng trước những đòi hỏi mới. Nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện, hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách của con người; cũng là để góp phần vào việc thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng may mắn có được những đứa con thông minh, khỏe mạnh, giỏi giang, có tư chất tốt và hoàn toàn đủ điều kiện cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Thực tế hiện nay, ngày càng có nhiều trẻ em gặp rất nhiều các vấn đề khó khăn trong học tập. Vấn đề nâng cao chất lượng toàn diện, trong đó có việc giáo dục học sinh gặp khó khăn trong học tập (mà thường gọi là học sinh cá biệt) là công việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Các em cần được giáo dục phát triển một cách toàn diện, cần được chú trọng một cách đặc biệt hơn để đảm bảo quyền học tập tốt nhất. Công tác rèn luyện giáo dục học sinh cá biệt trong độ tuổi tiểu học là việc làm thiết thực nhằm giúp những trẻ đó có nề nếp hoạt động, hòa nhập với các bạn cùng trang lứa, tạo được niềm tin, tích cực học tập và rèn luyện ở các em. Góp phần hình thành những kĩ năng sống cơ bản ban đầu phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm từng em góp phần tạo điều kiện tốt cho các em học lớp trên và phát triển nền tảng nguồn nhân lực có chất lượng sau này. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm, đòi hỏi bản thân cần phải nắm bắt yêu cầu cụ thể để có kế hoạch hướng dẫn tổ chức rèn luyện giáo dục các em nên người và đặc biệt những đối tượng học sinh cá biệt. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh cá biệt là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện giúp học sinh cá biệt phát triển toàn diện ở lớp 4A trường Tiểu học Thanh Tân 1” 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp người giáo viên có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu học sinh hơn để từ đó giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt trong học tập ngày càng tiến bộ hơn. - Học sinh bị xem là cá biệt, không còn ngại gần gũi, ngại tiếp xúc với mọi người, học sinh có cơ hội phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập cũng như mọi hoạt động của lớp, của trường. 3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp cách thức để giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt. 4. Phương pháp nghiên cứu tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com - Phương pháp điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi đáp. - Phương pháp nghiên cứu kết quả của hoạt động. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN - Sống trong môi trường với nhiều mối quan hệ; quan hệ với cha mẹ, anh chị; với thầy cô, bạn bè; với nhiều người xung quanh khác nữa, các em sẽ chịu nhiều tác động. Bên cạnh những tác động tích cực giúp trẻ phát triển thì cũng có nhiều tác động tiêu cực mà học sinh tiểu học rất hay bắt chước. Nhiều khi bắt chước một cách ngây thơ. Nhất là những điều gây ấn tượng đối với các em. Nếu sống trong môi trường có nhiều tiêu cực thì hình thành những thói quen xấu, những đức tính không tốt. Ở lứa tuổi tiểu học, các em tiếp nhận những tác động bên ngoài đang còn tự phát mà ít có sự tự giác. Nhưng lứa tuổi này rất dễ thay đổi cả tình cảm và hành vi của các em. Nên việc giáo dục để thay đổi đối với học sinh chưa ngoan là có thể làm được và ít khó khăn hơn. Việc này đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải có những hiểu biết về tâm sinh lí của trẻ, về hoàn cảnh của trẻ, biết được trẻ muốn gì, thích gì thì chắc chắn việc giáo dục sẽ đạt kết quả tốt. - Đến trường tiểu học, không gian được mở ra đối với các em. Các em tham gia nhiều hơn vào các mối quan hệ thầy cô, bạn bè. Lúc ở nhà thì tình cảm của trẻ đối với cha mẹ là chủ yếu thì đến trường tình cảm của các em đối với thầy cô giáo là rất lớn. Các em coi thầy cô mình là thần tượng, cái gì thầy cô cũng biết, thầy cô không những dạy bài toán khó, bài văn hay, những hiểu biết về vũ trụ, con người, về cuộc sống xung quanh mà thầy cô còn dạy các em hát, tập vẽ, tập cho các em chơi, dạy em nên làm thế này, nên làm thế kia, toàn là những điều hay, điều đẹp. - Thầy cô là chỗ dựa tinh thần của các em, các em tin vào sự quan tâm, công bằng mà thầy cô đối xử với các em. Hầu hết thời gian ở trường, các em được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè. Từ đó, giáo viên nắm được tính cách của từng em, biết được em này có ưu điểm gì; nhược điểm gì và có biện pháp tác động thích hợp. Một lớp học có nhiều học sinh cá biệt thì trách nhiệm đó trước hết thuộc về giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên phải luôn luôn bên cạnh các em, luôn là nguồn động viên, khuyến khích cổ vũ các em làm nhiều điều hay lẽ phải, chỉ cho các em thấy khiếm khuyết để kịp thời khắc phục. II. THỰC TRẠNG 1. Thực trạng giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com Hầu hết giáo viên yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc, chăm lo chuyên môn. Tuy nhiên cũng có nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm ra biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt kết quả cao. Tìm hiểu, tôi nhận thấy phần nhiều còn sử dụng biện pháp trách phạt cấm đoán khi một học sinh mắc lỗi. Biện pháp này chỉ tác động tức thời đến học sinh làm cho các em sợ hãi, lo lắng mà tránh. Nhưng về lâu dài, nếu sử dụng nhiều lần dễ làm cho các em chai lì ăn vào tiềm thức của các em những suy nghĩ lối sống không tốt. Cứ mắc lỗi là trách phạt mà không có sự bao dung tha thứ, chưa thấy được sự quan tâm giúp đỡ từ thầy cô giáo. Một số giáo viên gặp những em học chưa hoàn thành, chưa tiến bộ, trong giờ học chưa tập trung chú ý, giáo viên liền liệt kê em đó vào loại học sinh “khuyết tật”, từ đó các bạn trong lớp xem em học sinh đó là khuyết tật. Như vậy cả giáo viên và học sinh trong lớp thường không quan tâm đến sự tiến bộ của các em, vô tình đã đẩy em ra khỏi hoạt động học tập của lớp. 2. Về học sinh cá biệt lớp 4A Đa số các em đều ngoan ngoãn, thật thà. Các em hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ nên cũng sớm có ý thức tự lập và mong muốn học tập để vươn lên. Tuy nhiên, cũng có không ít học sinh chưa ngoan, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập mà tôi gọi là "học sinh gặp khó khăn trong học tập hay học sinh cá biệt". Qua thực tế dạy học và nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi gặp không ít học sinh cá biệt. Mỗi em có biểu hiện cá biệt khác nhau và có những mức độ khác nhau. Học sinh lớp 1, 2, 3 thì mức độ biểu hiện cá biệt dạng nhẹ hơn. Sang lớp 4, 5 - đặc biệt là lớp 4 mức độ thể hiện cá biệt bắt đầu rõ hơn, mạnh hơn và gây không ít khó khăn trong công tác giáo dục học sinh. Cụ thể ở lớp 4A tôi chủ nhiệm là một lớp có 25 em nhưng có tới 6 em hs cá biệt, cụ thể như em: Lương Anh Tuấn: Là học sinh hoạt bát sôi nổi. Tuy nhiên trong giờ học ít khi tập trung chú ý, tiếp thu bài chậm, hay nói chuyện, trêu chọc bạn, mỉa mai bạn; khi chơi với bạn hoặc làm việc gì đó thường dễ nổi nóng. Lô Thanh Hoàn: Tính tình trầm, dễ nổi nóng, trong giờ học không tập trung, ngồi học thì im lặng nhưng hay quay ngược quay xuôi, mặt lơ đãng đi nơi khác. Còn biểu hiện né tránh việc học hành, tiếp thu bài chậm không chắc chắn. Bảng số liệu tình trạng học sinh cá biệt vào đầu năm học của lớp 4A Phân loại mức độ cá biệt Số lượng Tiếp thu bài chậm Không tập trunghứng thú học tập Hay quậy phá Tự ti 6em 6 6 4 3 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Biện pháp 1: Tìm hiểu cụ thể từng học sinh cá biệt tanninh0112@gmail.com SangKienKinhNghiem.net Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 19 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện giúp học sinh cá biệt phát triển toàn diện ở lớp 4A trường docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024