ủ tướng Chính Phủ đã ban hành Nghị định 26/CP giao trách nhiệm tổ chức giáo dục trẻ khuyết tật cho ngành giáo dục. Từ đó, việc tổ chức giáo dục cho trẻ khuyết tật thuộc các độ tuổi được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng của ngành học. Tuy nhiên, xuất phát từ tư tưởng nhân văn, đảm bảo sự bình đẳng giữa trẻ với trẻ, đồng thời nhìn nhận vấn đề từ góc độ mục tiêu giáo dục, kinh tế giáo dục thì phương thức tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ưu việt hơn nhiều. Các chuyên gia về lĩnh vực giáo dục phục hồi chức năng trẻ khuyết tật khuyến cáo: Nếu được can thiệp sớm ngay từ lứa tuổi mầm non, quá trình hoà nhập của trẻ sẽ đạt kết quả khả quan. Việc phát hiện sớm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục hòa nhập cho trẻ từ độ tuổi mầm non sẽ tạo nên những “cơ hội vàng” đối với mỗi trẻ em không may bị khuyết tật. Các kết quả nghiên cứu đã rất nhiều lần chỉ ra rằng những năm đầu tiên của cuộc đời là rất quan trọng trong việc học và phát triển. Bằng cách tham gia những lớp học hòa nhập ở trường bình thường cùng với đội ngũ giáo viên hiểu cách ứng dụng những kĩ thuật và hoạt động giáo dục, trẻ với những nhu cầu đặc biệt sẽ có một “bắt đầu thuận lợi" thực sự trong việc hiện thực hóa tiềm năng dồi dào của mình. Hiện nay ở một số cơ sở mầm non đang tiếp nhận trẻ khuyết tật hòa nhập nhưng chủ yếu là ở hội chứng trẻ tự kỷ, tuy nhiên trong các văn bản qui phạm pháp luật đối tượng trẻ rối loại tự kỷ chưa được đưa vào danh mục trẻ khuyết tật. Thực tế tại Việt Nam trong khoảng 15 năm trở lại đây, số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ gia tăng đáng kể và trở thành một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm. Trong khi đó nhận thức của các gia đình, cộng đồng, xã hội về hội chứng này còn thiếu đầy đủ, thậm chí sai lệch; điều đó gây ra rất nhiều khó khăn cho trẻ tự kỷ trong việc tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục và các chính sách an sinh xã hội. Tại Mỹ, tự kỷ được xếp vào danh mục 13 dạng khuyết tật và vấn đề trẻ tự kỷ đã được khẳng định là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách y tế của Tổng thống Barack Obama, và ông cũng đã kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn nữa cho trẻ tự kỷ và gia đình các em, quyết định sẽ chi hàng tỉ đô la từ ngân sách 1 SangKienKinhNghiem.net liên bang cho các nguyên cứu về nguyên nhân và phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ. Trong bối cảnh của xã hội Việt Nam, do chưa có nhiều thông tin về hội chứng tự kỷ và các dịch vụ dành cho người tự kỷ, nên có nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ trong một thời gian rất dài, nhưng không được phát hiện và can thiệp sớm. Trong khi đó, phần lớn cán bộ các ngành y tế, giáo dục hoặc cha mẹ trẻ còn thiếu những kiến thức chuyên môn để có thể phát hiện sớm và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Cùng với đó là nhận thức của cộng đồng, xã hội trong công tác chăm sóc, bảo vệ và đảm bảo quyền cho các em còn gặp rất nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều trẻ dù đã lớn nhưng không nói được, không hòa nhập được với môi trường xã hội xung quanh và phải sống phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân trong gia đình. Đây là một vấn đề xã hội rất đáng phải lưu tâm, bởi không chỉ riêng trẻ em mà cả những người tự kỷ trưởng thành, cho đến nay vẫn chưa thể hòa nhập cộng đồng do những rào cản / định kiến xã hội. Tại trường mầm non Lam Sơn chúng tôi, trong nhiều năm vừa qua nhà trường liên tục đón nhận và chăm sóc giáo dục một số lượng lớn trẻ khuyết tật học hòa nhập, nhưng đa số là trẻ ở dạng hội chứng tự kỷ. Song, trên thực tế đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đón nhận và chăm sóc, giáo dục trẻ ở hội chứng chủ yếu do tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề, với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của toàn xã hội, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền giáo dục có chất lượng “vì con người” trong đó người khuyết tật nói chung và trẻ em mắc hội chứng tự kỷ nói riêng được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chúng tôi còn gặp rất nhiều khó khăn khác nhau: Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục hòa nhập chưa cụ thể, chưa phù hợp; chế độ đãi ngộ dành cho giáo viên dạy hòa nhập chưa có; cơ sở vật chất trang thiết bị, tài liệu dành cho giáo dục hòa nhập thiếu. Đặc biệt là nhận thức của người dân và cộng đồng về tầm quan trọng của việc can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập cho trẻ em mắc hội chứng tự kỷ ngay từ lứa tuổi mầm non còn hạn chế. Để thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập nhằm tạo cơ hội cho trẻ sớm hòa nhập cộng đồng ngay từ lứa tuổi mầm non đang trở thành nhu cầu của xã hội. Vậy làm thế nào để giảm bớt những khó khăn, vượt qua được những trở ngại để đạt kết quả tốt nhất? 2 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com Xuất phát từ những lý do trên, cùng với sự tâm huyết và kinh nghiệm của bản thân nên trong năm học 2016-2017, tôi mạnh dạn lựa chọn nội dung “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, đặc biệt là hội chứng tự kỷ tại trường mầm non Lam Sơn- TP Thanh Hóa” là đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Giúp cho việc phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ ngay từ lứa tuổi mầm non được tốt hơn. Đồng thời giúp cộng đồng nhận thức sâu hơn về sự cần thiết phải tạo cơ hội cho trẻ tự kỷ sớm hòa nhập với cộng đồng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng là trẻ mắc hội chứng tự kỷ học hòa nhập; Công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động giáo dục hòa nhập tại trường mầm non Lam Sơn – Thành phố Thanh hóa, năm học 2016-2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Tham khảo một số văn bản quy định về giáo dục hòa nhập, các tài liệu về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam. Đọc phân tích, tổng hợp, khái quát những tài liệu có liên quan đến các hội chứng tự kỷ của trẻ em. 1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn * Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế - Mục đích: Thu thập các thông tin về trẻ mắc hội chứng tự kỷ ở trường mầm non Lam Sơn. - Cách tiến hành: Sử dụng bài tập khảo sát, ghi chép nhật ký. * Phương pháp trò chuyện - Mục đích: Nắm được chính xác các thông tin, tình hình, mức độ của trẻ mắc hội chứng tự kỷ. - Cách tiến hành: Trò chuyện trực tiếp. 1.4.3. Phương pháp so sánh, thống kê: (Sử lý số liệu của các phương pháp trên) 2. NỘI DUNG SÁNH KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ mắc chứng tự kỷ tại trường mầm non Lam Sơn. + Điều lệ trường Mầm non. + Luật giáo dục 2005, tanninh0112@gmail.com 3 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com + Luật người khuyết tật 2010, điều 3 chương 1 là một bước tiến quan trọng hướng tới hoàn thiện luật pháp không còn rào cản đối với người tự kỷ để nhóm ngườn này nhận được sự quan tâm của hệ thống an sinh xã hội. - Bộ GD&ĐT đã ban hành những văn bản quy định về việc chăm sóc giáo dục đối với người khuyết tật, tàn tật: + Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT Quy định về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật, tàn tật. - Trẻ mắc chứng tự kỷ là những đứa trẻ bị tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động học tập, vui chơi và lao động. - Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục, trong đó trẻ Tự kỷ cùng học với trẻ em bình thường ngay tại nơi trẻ sinh sống. Giáo dục hòa nhập xuất phát từ quan điểm xã hội về giáo dục, coi nhà trường như một xã hội thu nhỏ và phản ánh tính chất đa dạng của xã hội. Vì vậy, môi trường giáo dục trong đó được chú ý cải thiện sao cho phù hợp với nhu cầu học tập đa dạng của học sinh. - "Khuynh hướng hòa nhập" (Mainstreaming - tiếng Anh) có nghĩa là giúp đỡ người khuyết tật sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để trở nên độc lập tới mức mà họ có thể. Khuynh hướng hòa nhập được định nghĩa như việc hòa nhập trẻ khuyết tật và bình thường trong cùng một lớp học. Điều này mang lại cho trẻ Tự kỷ cơ hội gia nhập "xu hướng chính của cuộc sống" bằng việc hướng chúng đến việc lĩnh hội những kinh nghiệm ở tuổi mầm non từ những bạn bè bình thường đồng trang lứa, đồng thời cũng đem đến cho trẻ bình thường có cơ hội học tập và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè tự kỷ. Do đó, ta có thể hiểu là "hòa nhập" không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ tự kỷ mà còn cho trẻ bình thường. Sự hòa nhập mở ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng trẻ: Trẻ bình thường và trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ tự kỷ vào trong một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường. Phải xây dựng kế hoạch hoạt động rõ ràng để đảm bảo cho trẻ Tự kỷ được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học. 2.2 Thực trạng của hoạt động giáo dục trẻ hòa nhập, đặc biệt hội chứng tự kỷ tại trường mầm non Lam Sơn. tanninh0112@gmail.com 4 SangKienKinhNghiem.net tanninh0112@gmail.com 2.2.1 Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi - Trường mầm non Lam Sơn là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, trường liên tục đạt tiên tiến xuất sắc cấp thành phố, được chủ tịch UBND tỉnh tặng là đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ theo yêu cầu giáo dục trẻ, vì vậy nhà trường rất thuận lợi trong việc giúp trẻ học hòa nhập. - Ban giám hiệu nhà trường mạnh dạn, có năng lực và dám nghĩ dám làm. - Đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ, đào tạo cơ bản, nhiệt tình trong công việc chăm sóc. Trong chăm sóc, giáo dục trẻ thì nhanh nhẹn, tháo vát, khẩn trương, khoa học, tận tình và chu đáo, hàng ngày ở trường, các cô giáo luôn chú ý ăn mặc gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề nghiệp. - Phụ huynh học sinh là những người quan tâm, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục con. * Khó khăn - Cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục hòa nhập còn đang là vấn đề cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành: thiếu về số lượng, chủng loại (trang thiết bị, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học đặc thù.), - Đội ngũ giáo viên chưa có chuyên môn sâu về giáo dục hòa nhập để đáp ứng nhu cầu học hòa nhập ngày càng tăng của trẻ khuyết tật. - Nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm của xã hội trong việc giáo dục trẻ em mắc hội chứng tự kỷ chưa đầy đủ. Một số cha mẹ trẻ còn mặc cảm, chưa tin tưởng vào khả năng của con mình. Một số phụ huynh có con bình thường lại hơi e dè khi con mình học cùng lớp với bạn mắc chứng tự kỷ, đặc biệt là những trẻ mắc ở mức độ nặng. 2.2.2 Kết quả khảo sát mức độ trẻ tự kỷ trong nhà trường năm học 2016- 2017 Bảng 1: Số trẻ khảo sát Tự kỷ mức độ nhẹ Tự kỷ ở mức độ trung bình Tự kỷ ở mức độ nặng 12 trẻ 3 trẻ /12 = 25 % 6 trẻ /12 = 50 % 3 trẻ/12 = 25 % tanninh0112@gmail.com 5 SangKienKinhNghiem.net Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 20 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, đặ | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |