THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu (ngữ văn 12) theo định hướng phát triển năng lực học sinh

1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Văn chương bắt rễ từ cuộc đời, ẩn khuất trong những trang văn là ân tình người cầm bút, những bài học cuộc sống vô

cùng quý giá. Văn chương có sức hấp dẫn kì diệu. Sứ mệnh của văn chương không chỉ mang đến cho người đọc nhận thức, khám phá sâu sắc về cuộc sống mu

ôn màu mà quan trọng hơn, nhờ những “nguồn sáng, vệt sáng” được chiếu rọi trong những tác phẩm mà tâm hồn con người sẽ sáng trong, cao đẹp hơn. Thứ khí giới thanh cao ấy sẽ hướng con người ta đến cái Chân - Thiện Mĩ của cuộc sống. Trong nhà trường, nhiệm vụ của môn Ngữ văn rất quan trọng. Môn Ngữ văn lại là một môn học không chỉ mang tính khoa họa mà còn mang tính nghệ thuật nên đòi hỏi người thầy phải tìm tòi, sáng tạo những cách thức để giúp học sinh khám phá được cái hay vẻ đẹp của văn chương, phát huy năng lực sáng tạo của bản thân, từ đó vỡ lẽ những bài học làm Người. “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lại sẽ bắn anh bằng đại bác”. Ngẫm cho kĩ, triết lí ấy quả thật sâu sắc. Quá khứ - hiện tại - tương lại luôn có sự kết nối. Người ta sống trong hiện tại, luôn hướng về tương lại nhưng đừng bao giờ quên quá khứ. Song có một thực tế phũ phàng rằng, cuộc sống hiện đại hôm nay, cái ấm no đủ đầy dễ khiến nhiều người nhất là thế hệ trẻ không còn nhớ đến những đói khổ cơ hàn của ngày trước. Để rồi lối sống ấy gây ra không ít những hậu quả khôn lường. Trong bối cảnh ấy, những câu chuyện hấp dẫn, những áng văn hay về một “thời xa vắng” có ý nghĩa vô cùng to lớn. Lần theo những trang sách, các em sẽ có những hiểu biết, trải nghiệm, thấu hiểu hơn về cuộc sống và lĩnh hội được cho mình những bài học làm người quý giá. Tuy nhiên, để đưa những văn bản ấy đến với tâm hồn người học, đòi hỏi người giáo viên dạy Văn phải biết cách vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học thích hợp nhằm mục địch phát triển năng lực người học. Trong chương trình Ngữ văn 12, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, “người mở đường tinh anh và tài năng” của thời kì văn học đổi mới, giữ một vị trí quan trọng. Nhiều năm, tác phẩm vinh dự được lựa chọn ra đề thi cho học sinh cuối cấp. Câu chuyện ám ảnh về cảnh bạo lực trong một gia đình hàng chài ven biển mấy mươi năm về trước vẫn mang đến cho mỗi người những cảm xúc đặc biệt, lĩnh hội được các thông điệp sâu xa về cách nhìn đời, nhìn người, mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Với học trò cuối cấp, áng văn chương giá trị như vậy sẽ là hành trang quý báu cho các em vào đời. Bởi thế, việc dạy học văn bản sao cho hiệu quả nhất trở thành yêu cầu then chốt. Nhiệm vụ của thầy cô giáo trên bục giảng cần làm gì để biến một tác phẩm văn học hay thành giờ học thú vị, tạo hứng thú, phát huy tốt năng lực phẩm chất của học sinh? Sau quá trình công tác, giảng dạy, với những kinh nghiệm bản thân đã đúc kết được, xin được chia sẻ những biện pháp: Nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12) theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là từ việc vận dụng các phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản văn học của học sinh, giúp học sinh tiếp nhận, khám phá những giá trị nổi bật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, từ đó bồi dưỡng cho học sinh năng lực cảm thụ, đọc hiểu, tiếp nhận văn chương, năng lực vận dụng kiến thức văn học để viết bài nghị luận, năng lực ứng phó với cuộc sống, cách quan sát nhìn nhận sự việc xung quanh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong Sách giáo khoa Ngữ văn 12 ( Cơ bản) - Là học sinh lớp 12A1, 12A8 và 12A10 năm học 2019-2020 của trường THPT Hậu Lộc 4, Hậu Lộc, Thanh Hóa 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp như: Phương pháp thống kê: Chọn lựa và thống kê các ngữ liệu, dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp: Để có thể dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực của học sinh, tôi tiến hành thống kê, so sánh các tiết dạy của đồng nghiệp theo phương pháp mới và phương pháp cũ hay như giữa các tiết dạy của chính mình trong hai cách khác nhau. So sánh đối tượng học sinh của các năm, tìm ra nguyên nhân yếu kém. 1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm - Tổ chức trò chơi trong dạy học văn bản nhằm tạo hứng thú cho học sinh. - Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực trao đổi nhóm nhằm mục đích phát huy sự chủ động tích cực của học sinh trong quá trình khám phá văn bản. - Phương pháp đóng vai với mục đích giúp học sinh hóa thân vào nhân vật, có những trải nghiệm thú vị khi học văn. - Dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn học với lịch sử xã hội; văn học với làm văn, Văn với Giáo dục công dân. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Bám sát nguyên tắc dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại Văn chương mang vẻ đẹp của một của một vườn hoa muôn sắc, ngàn hương. Mỗi thể loại dường như tiềm ẩn một vẻ đẹp riêng có sự cuốn hút đến kì lạ. Nếu thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim thì truyện lại hấp dẫn người đọc bởi sự đậm đặc của hiện thực đời sống khách quan được tái hiện qua cốt truyện, hệ thống nhân vật. Do vậy, dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại là nguyên tắc hàng đầu mà bất cứ giáo viên dạy văn nào cũng cần phải tuân theo. Dạy thơ trữ tình cần bám sát đặc trưng thể loại thơ từ đó hướng dẫn học sinh tiếp cận mạch cảm xúc, thế giới hình ảnh, âm điệu, nhịp điệu cái hay vẻ đẹp của bài thơ, dạy kịch cần bắt đầu từ mâu thuẫn, xung đột đến hành động kịch, các nhân vật kịch rồi mới đi đến ý 2 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com nghĩa văn bản. Trong chương trình THPT, số lượng các tác phẩm truyện chiếm số lượng khá nhiều. Bên cạnh các văn bản truyện dân gian, truyện trung đại, các tác phẩm truyện hiện đại xuất hiện nhiều nhất. Ở đó mỗi tác phẩm đề có vẻ đẹp riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Bởi vậy, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản văn học thuộc thể loại truyện, nhất thiết giáo viên cần nắm vững đặc trưng riêng của thể loại văn học thú vị này. Theo quan niệm của chúng tôi, bước đầu tiên khá quan trọng là thầy cô giáo cần giúp học sinh tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Sở dĩ cần làm tốt điều này bởi văn học và đời sống luôn gắn bó mật thiết, đặc biệt truyện luôn phản ánh đời sống trong tính khách quan, “mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài). Bước thứ hai, định hướng học sinh tìm hiểu diễn biến cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc với các tình tiết, sự kiện biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực đời sống và khắc họa bản chất, tính cách các nhân vật. Chú ý tới nghệ thuật tự sự, sáng tạo tình huống truyện của nhà văn. Bước thứ ba, đây là khâu quan trọng nhất khi đọc hiểu văn bản truyện. Đó là phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. Tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý nghĩa của các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn ngữ. Tìm hiểu mối quan hệ nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh. Từ đó, cần hướng đến khái quát đặc điểm tính cách, vẻ đẹp của nhân vật trong truyện. Khái quát những nội dung tư tưởng, ý nghĩa nhân sinh sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong truyện. Tóm lại, dạy đọc hiểu thể thoại truyện, không thể không bám sát đặc trưng của thể loại này. Điều quan trọng là giáo viên cần linh hoạt các khâu lên lớp, sử dụng các phương pháp phù hợp nhất giúp học nắm được những kiến thức xoay quanh một câu chuyện, hình thành năng lực cảm thụ khám phá vẻ đẹp văn chương. 2.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm các em vận dụng được cái gì qua việc học. Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực thực chất là hướng tới yêu cầu thực hành, vận dụng; không chỉ biết kiến thức mà quan trọng hơn là phải biết vận dụng các kiến thức ấy để giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong đời sống. Tình huống trong học tập là các tình huống mới, tình huống giả định có thể xảy ra. Tình huống trong cuộc sống là các tình huống có thật thường xuất hiện hằng ngày, quen thuộc và gần gũi với người học. Với môn Ngữ văn, dạy cách học và phát triến năng lực đòi hỏi giáo viên cần chú ý hình thành cho học sinh cách tiếp cận, giải mã và tạo lập văn bản; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau để sau khi rời nhà trường các em có thể tiếp tục học suốt đời và có khả năng giải quyết các vẩn đề trong cuộc sống. Kết quả của dạy học phát triển 3 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com năng lực là HS không chỉ nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm, thông điệp tư tưởng, tình cảm tác giả muốn gửi gắm, mà còn biết cách nhận biết, hiểu và lựa chọn, đánh giá được những hình thức độc đáo, nổi bật, giàu ý nghĩa của một văn bản văn học; từ đó mà biết cách đọc, cách tiếp cận, giải mã một văn bản văn học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp. Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. Với việc dạy đọc hiểu văn bản văn học, giáo viên cần chú trọng phát triển năng lực tiếp nhận, khám phá cái hay vẻ đẹp của văn chương, hình thành năng lực thẩm mĩ, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thực trạng Hiện nay trong trường THPT, phần lớn học sinh đều không đầu tư quan tâm học các môn khoa học xã hội. Thực trạng đó bắt nguồn từ bối cảnh thời đại khoa học công nghệ, đại đa số HS chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế…ít có học sinh hứng thú học văn, thậm chí có phụ huynh, học sinh còn suy nghĩ học văn không thiết thực. Bối cảnh đó dẫn đến trong các giờ học môn Ngữ văn học trò không hứng thú, chưa đọc chuẩn bị bài ở nhà, thậm chí có em trong giờ học các môn xã hội còn tranh thủ học các môn khoa học tự nhiên. Với phân môn Đọc văn, tiếp nhận văn bản văn học, khám phá cái hay vẻ đẹp của nó không đơn giản. Yêu cầu quan trọng của học văn là học sinh cần đọc văn bản. Tuy nhiên do chưa quan tâm đến môn học nên nhiều học sinh không đọc tác phẩm, soạn bài trước khi lên lớp. Khi lên lớp, với thời lượng có hạn, thầy cô không thể cho các em đọc lại toàn bộ văn bản mà chỉ có thể cho đọc minh họa những đoạn tiêu biểu sau đó yêu cầu học sinh tóm tắt. Chính vì vậy trong giờ học, nhiều học sinh cảm thấy xa lạ với văn bản, nhiều tác phẩm tự sự, học trò không biết tên nhân vật, diễn biến cốt truyện. Điều đó dẫn đến hệ quả khi đọc hiểu văn bản, các em tiếp thu một cách thụ động. Thực trạng này dường như đi ngược lại 4 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, huy động tính chủ động tích cực của người học, học sinh là người đồng sáng tạo với nhà văn. Có một thực tế phải nhìn nhận, dù giáo dục nước nhà đang chuyển mình trước sự thay đổi của thời cuộc nhưng hiện tượng giáo viên các môn học nói chung cũng như giáo viên bộ môn Ngữ văn nói riêng dạy chay trong mỗi giờ lên lớp vẫn còn phổ biến. Việc sử dụng tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập hay các phương tiện hỗ trợ vẫn chỉ là hình thức hoặc đối phó, chưa thật sự hiệu quả. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu phản ánh cuộc sống mưu sinh lam lũ, vất vả của một gia đình hàng chài mấy mươi năm về trước. Với nhiều em học sinh hiên nay, điều kiện sống no đủ hơn, hàng ngày tiếp xúc mạng xã hội, tiểu thuyết ngôn tình, những câu chuyện về một thời đã qua có lẽ không tạo nên sự thu hút, thậm chí có phần xa lạ. Bên cạnh đó, do dung lượng tác phẩm dài, khi đưa vào chương trình sách giáo khoa, học sinh chỉ được đọc phần trích của truyện nên không thể nắm trọn vẹn văn bản. Đây là khó khăn không nhỏ mà giáo viên trải qua trong thực tiễn giảng dạy. Do đó giờ học diễn ra tương đối đơn điệu. Tiến trình bài giảng chủ yếu là những lời thầy giảng, học sinh tiếp thu khá thụ động, kết quả học tập chưa cao. 2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên - Về phía người dạy Giáo viên khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp cung cấp cho học sinh qua bài học, chưa hứng thú say mê với bài dạy vì học sinh không chuyên tâm. Do vậy đôi khi giáo viên cung cấp cho học sinh đủ kiến thức cơ bản phục vụ cho việc thi tốt nghiệp còn việc học sinh thích thú say mê tìm hiểu văn bản hay không cũng mặc. Bên cạnh đó, nhiều người dạy chưa thoát khỏi tình trạng truyền thụ kiến thức, chủ yếu là thầy giảng trò nghe. - Về phía người học Học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo, tính chất thụ động thể hiện ở việc học thiếu hứng thú, học đối phó, và về nhà chỉ còn biết học thuộc các ý trong vở để kiểm tra. Cách học đó tất nhiên cũng không có điều kiện tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, cũng không được khuyến khích sáng tạo dẫn đến không nắm được chiều sâu kiến thức. Do đó, kiết quả kiểm tra đánh giá chưa cao. Từ thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực, các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại, vận dụng tích hợp kiến thức liên môn. từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, phát huy năng lực học sinh, cụ thể như sau: 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để phát huy năng lực học sinh 2.3.1. Tạo hứng thú học tập bằng hình thức trò chơi Học và chơi, chân lí ấy vốn đã có từ ngàn xưa. Dạy Văn là một nghệ thuật, bản thân mỗi thầy cô phải có sự sáng tạo, linh hoạt trên bục giảng để đánh thức niềm đam mê văn chương, khơi dậy ở học sinh tính sáng tạo và khả năng làm chủ kiến thức. Dạy văn mà không tạo được hứng thú cũng giống như “đập búa trên sắt nguội” mà thôi. Vậy nên 5 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 20 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu (ngữ văn 12) theo định hướng phát triển năng lực học sinh docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024