c lĩnh vực: Chuyên môn THANH HOÁ NĂM 2020 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com MỤC LỤC TT 1. 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 2. 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 3. 3.1 3.2 Nội dung Mở đầu Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Kết luận, kiến nghị Kết luận Kiến nghị Tài liệu tham khảo Trang 2 2 3 3 3 3 4 6 6 13 15 15 16 17 1 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Giáo viên mầm non những người thầy đầu tiên trong hệ thống giáo dục,chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Như chúng ta đã biết, trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi người mà là của toàn xã hội. Bác hồ kính yêu đã dạy rằng “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Ở lứa tuổi mầm non hành vi nhận thức của trẻ giống như một trang giấy trắng tinh khôi, ta gieo lên đó những mầm nhân cách nào thì nó sẽ hình thành những thói quen đó. Lứa tuổi mầm non trẻ bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe,bắt đầu nhìn và bắt đầu hình thành những thói quen,những kỹ năng.Chính vì vậy, chúng ta cần hình thành cho trẻ những thói quen tốt, những kỹ năng tốt làm hành trang cho trẻ bước vào cuộc sống sau này.Ngày nay, cuộc sống tấp nập hơn, gánh nặng kinh tế đôi khi khiến họ quên mất vai trò chăm sóc và dạy dỗ con cái. Với những gia đình có điều kiện thì họ thuê giúp việc chăm sóc con cái và yêu cầu giúp việc làm thay trẻ tất cả công việc tự phục vụ.mặc dù công việc đó trẻ có thể làm được; còn những gia đình không có điều dư giả để thuê giúp việc thì bố mẹ lại phó mặc cho ông bà.Tuy nhiên, phần nhiều ông bà thường nuông chiều cháu, luôn bao bọc, làm hộ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế, điều này gây khó khăn cho trẻ trong việc xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra. Chúng ta muốn trẻ lớn lên trở thành những con người tốt, sống có sức khỏe, có bản lĩnh, có đủ phẩm chất và năng lực làm việc,trước hết chúng ta cần quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ con ngay ở độ tuổi mầm non. Không chỉ dạy cho con trẻ những kiến thức về tự nhiên và xã hội mà chúng ta cần phải dạy cho con những kỹ năng sống đơn giản, giúp trẻ luôn tự tin khi tiếp nhận những thử thách mới, biết giới thiệu về bản thân và gia đình trước đám đông, biết địa chỉ của trường, lớp, biết sở thích và các ưu khuyết điểm của bản than, biết cách ứng sử với mọi người xung quanh. Theo tôi để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho trẻ,người giáo viên mầm non cần xác định các phương pháp, biện pháp lồng ghép làm sao để trẻ lĩnh hội một cách có hiệu quả nhất những nhân cách phẩm chất tốt đẹp mọi lúc mọi nơi ở mọi thời điểm. Vậy tìm biện pháp,phương pháp là gì? Tìm ở đâu? Câu hỏi này đã được giải quyết qua các chuyên đề chăm sóc giáo dục mà chúng ta đã được tập huấn hàng năm và lý thuyết đó cũng được chúng ta áp dụng vào thực tiễn thông qua các quá trình dạy học và chăm sóc trẻ hàng ngày. Nhưng trong quá trình thực hiện các đồng chí đã thấy thõa mãn với mục tiêu mình đặt ra chưa? có gì đổi mới,có gì tiến bộ, có gì sáng tạo?để trẻ ở lớp của chúng ta có một kỹ năng sống tốt nhất có một hành trang tốt nhất để sẵn sàng bước vào đời. Với bản thân tôi, trong gần mười năm công tác gắn bó với nghề, mỗi năm tôi lại rút ra cho mình một ít kinh nghiệm để dần hoàn thiện bản thân và xứng với hai chữ ''nhà giáo'' đang mang trên mình.Với thực tiễn xã hội hiện nay, tôi 2 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com nhận thức được vấn đề bồi dưỡng, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một vấn đề quan trọng không kém việc cung cấp các tri thức về tự nhiên và xã hội.Vì vậy tôi đã áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đây là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Xuất phát từ vấn đề trên tôi lựa chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Quảng Hưng "là đề tài nghiên cứu trong năm học 2019-2020. 1.2.Mục đích nghiên cứu - Tìm ra các giải pháp mới dạy kỹ năng sống cho trẻ, nhằm rèn luyện và hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Thông qua đó nâng cao chất lượng kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng cũng như trẻ em nói chung theo học tại trường mầm non Quảng Hưng. - Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục cho trẻ mầm non ở độ tuổi 4-5 tuổi. Sau khi vận dụng sẽ góp phần đắc lực cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. 1.3.Đối tượng nghiên cứu - Kĩ năng sống của trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Quảng Hưng 1.4.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: thông qua nhóm trẻ được phân công phụ trách, qua tìm hiểu trên báo đài, qua mạng internet, qua trao đổi thông tin với phụ huynh, bạn bè, đồng nghiệp giúp tôi có được thông tin chính xác, sát thực với thực tế của đề tài. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: bám sát vào số lượng trẻ trong lớp và mục đích của đề tài đưa ra những con số cụ thể làm minh chứng rõ ràng để khẳng định hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: qua áp dụng vào thực tế tôi cần đúc rút những điều đã làm được và chưa làm được để có đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế: giáo dục trẻ điều chỉnh một số thói quen, hành vi với nhận thức của trẻ. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Quảng Hưng Giáo dục mầm non là một mắt xích vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.Vì vậy giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ. Đây là cơ sở để hình thành nên nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ trong những giai đoạn tiếp theo. Như bác hồ kính yêu đã nói:''giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt".Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, 3 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com bồi dưỡng cho các con trở thành người công dân có ích. Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả cao, đó là '' kỹ năng mang tính tâm lý xã hội, là các khả năng thích ứng, là những hành vi tích cực cho phép các cá nhân giải quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày". Giáo dục kỹ năng sống có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ sống và hành vi tích cực, lành mạnh cho trẻ. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống là một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa những hàng vi lệch lạc của trẻ em. Giáo dục"kỹ năng sống" cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính chất cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình biết được những điều nên làm không và không nên làm trong những tình huống khác nhau.Giáo dục kỹ năng sống phụ thuộc theo địa lý, thời gian. Ví dụ: Như trẻ em vùng biển thì có một số kỹ năng khác với trẻ em vùng núi, kỹ năng sống của trẻ em thành phố khác với kỹ năng sống của trẻ em nông thôn, kỹ năng sống của trẻ em ngày xưa khác với kỹ năng sống của trẻ em bây giờ. Kỹ năng sống chỉ được hình thành thông qua giáo dục,đào tạo và rèn luyện. Các kỹ năng sống có liên quan và hỗ trợ cho nhau. Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ giúp cho trẻ phát triển nhân cách,thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ,tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin. Kỹ năng sống của trẻ bao gồm:Kỹ năng giao tiếp ứng xử,kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ.Một nghiên cứu gần đây về sự phất triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng tự kiểm soát, thể hiện cảm giác của mình,biết cách ứng xử phù hợp và biết cách tự giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trọng đối với trẻ.Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mần non là một trong những mục tiêu vô cùng cần thiết và quan trọng hàng đầu. 2.2. Thực trạng chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Quảng Hưng. Năm học 2019-2020, bản thân được phân công giảng dạy tại lớp mẫu giáo4 – 5 tuổi (lớp Lá 2), với sĩ số 30 trẻ Qua khảo sát chất lượng kỹ năng sống của trẻ, tôi nhận thấy:Công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Quảng Hưng có những thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận Lợi: - Được sự quan tâm của phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi thăm quan, học tập tại các trường bạn, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và luôn đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Lớp học đảm bảo diện tích, được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị đạy học phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung, dạy kĩ năng sống 4 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 18 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MG 4 5 tuổi tại trường mầm non quảng hưng | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |