THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mầm non quảng hưng, thành phố thanh hóa năm học 2019 2020

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊ

N MÔN Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG HƯNG NĂM HỌC 2019 - 2020 Người thực hiện: Hoàng Thị Lan Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Quảng Hưn

g SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HOÁ NĂM 2020 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG 1. Mở đầu 1.1 1.2 1.3 1.4 2. 2.1 2.2 2.3 2.3.1 Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Giải pháp 1: Tham mưu cho Hiệu trưởng Thành lập tổ chuyên môn đảm bảo thành phần đúng quy định, có chất lượng về đội ngũ. Giải pháp 2: Lựa chọn tổ trưởng chuyên môn có đủ phẩm chất năng lực cần thiết, bồi dưỡng năng lực cho tổ trưởng chuyên môn Giải pháp 3: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường. Giải pháp 4: Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn Giải pháp 5: Bồi dưỡng kiến thức về quy trình tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn Giải pháp 6: Chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn tổ, khối đảm bảo chất lượng. Giải pháp 7: Đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn. Giải pháp 8: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, quản lí, chỉ đạo. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị Tài liệu tham khảo 2.3.2 2.3.3 2.2.4 2.3.5 2.3.6 2.3.7 2.3.8 2.4 3. 2.1 3.2 TRANG 2 2 3 3 3 3 3 4 6 6 7 9 10 11 13 14 16 16 18 18 19 21 1 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Tất cả chúng ta đều biết rằng: Mọi hoạt động trong nhà trường mầm non đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Ngoài việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ thì chất lượng chuyên môn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại, phát triển của nhà trường. Để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đã đặc biệt quan tâm đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng. Từ thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ máy hoạt động của nhà trường. Tổ chuyên môn là chiếc cầu nối vừa triển khai các kế hoạch của nhà trường đến từng giáo viên, vừa thực hiện các chương trình, kế hoạch của nhà trường. Vì vậy đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hình thức đa dạng hoá cách quản lý nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Mặt khác, đổi mới sinh hoạt chuyên môn cũng chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên. Đây không chỉ là vấn đề quan trọng nhất mà còn là vấn đề then chốt quyết định chất lượng đội ngũ và hiệu quả giờ dạy trong trường mầm non. Vậy làm thế nào để qua mỗi buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn từng giáo viên sẽ học tập được một điều gì hữu ích cho chuyên môn nghiệp vụ của mình? Làm thế nào để sinh hoạt tổ khối chuyên môn trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của mỗi giáo viên? Làm thế nào để sinh hoạt tổ khối chuyên môn mang lại hiệu quả thiết thực nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường và giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao? Làm thế nào để giáo viên hào hứng tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn là vấn đề đòi hỏi người cán bộ quản lý cần quan tâm. Trong những năm qua, các nhà quản lí đã có những giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có hiệu quả với nhiều hình thức khác nhau. Song do chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều, năng lực chuyên môn của một số giáo viên chưa tương xứng với trình độ đào tạo nên vẫn còn tình trạng giáo viên lúng túng trong cách tổ chức các hoạt động dạy học, việc vận dụng đổi mới phương pháp giáo dục còn nhiều hạn chế. Mặt khác, sinh hoạt chuyên môn ở trường còn hình thức, nội dung chưa trọng tâm, thiếu thiết thực. Thực trạng sinh hoạt ở các tổ chuyên môn hiện nay cho thấy tính đồng thuận và tập thể chưa cao, phần lớn hoạt động của giáo viên trong quá trình tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn thường thiên về mục đích cá nhân nhiều hơn việc học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn của đồng nghiệp trong tổ, nhóm chuyên môn. Phát huy tinh thần tổ chuyên môn là “Tổ chức biết học hỏi” sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để giáo viên trao đổi ý kiến, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hoàn thiện về kiến thức và kỹ năng dạy học, giải quyết những vấn đề khó trong việc tổ chức các hoạt động giảng dạy trên lớp. 2 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Trước tình hình thực tế nêu trên và trước những đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, nhằm đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học? Đây là nỗi trăn trở, băn khoăn và cũng là tâm huyết của bản thân. Bởi vì tổ chuyên môn là nơi quản lý trực tiếp bồi dưỡng giáo viên về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non. Chỉ có sinh hoạt ở tổ chuyên môn, giáo viên mới có điều kiện trực tiếp và thuận lợi nhất để rèn luyện và từng bước nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Là cán bộ quản lí nhiều năm gắn bó với nhà trường, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, nắm bắt được chất lượng sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng như tình hình phát triển chung của nhà trường nên bản thân tôi nhận thấy cần phải có sự đổi mới trong cách quản lý, chỉ đạo chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. Chính vì vậy nên tôi lựa chọn đế tài: “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ chuyên môn ở trường mầm non Quảng Hưng năm học 2019 - 2020”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn tại trường mầm non Quảng Hưng - thành phố Thanh Hóa. - Tạo tiền đề để nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mầm non Quảng Hưng Thành phố Thanh Hóa 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu, sách báo, mạng Internet có nội dung về sinh hoạt tổ chuyên môn. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra, khảo sát thực tế chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Tiếp xúc, trao đổi với giáo viên để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời những suy nghĩ, những vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyên môn. - Phương pháp quan sát trực tiếp: Quan sát quá trình tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn của giáo viên. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê xếp loại chất lượng giờ dạy của giáo viên thông qua dự giờ, kiểm tra chuyên môn, kết quả các phong trào thi đua . 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Theo Điều 14, điều lệ trường mầm non: Tổ chuyên môn bao gồm: Giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó (Điều 14, khoản 1- Điều lệ trường Mầm non); Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trường mầm non; là nơi trực tiếp triển khai các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; là nơi tập hợp, 3 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com đoàn kết các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lí sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất 2 lần/ tháng. Như vậy: Sinh hoạt tổ chuyên môn là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ với đồng nghiệp về chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực và chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, nhất là giáo mới, có dịp để trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề. Tuy nhiên, hiện nay trong nhà trường, hoạt động của tổ chuyên môn mới chỉ là xây dựng kế hoạch sinh hoạt, lựa chọn các nội dung giáo dục, thống nhất một số chủ đề….nên chưa phát huy được hiệu quả của tổ chuyên môn. Để hoạt động của tổ chuyên môn phát huy được hiệu quả cần phải đổi mới phương pháp hoạt động của tổ chuyên môn. Cụ thể là thay đổi nhận thức về sinh hoạt tổ chuyên môn. Trong thời gian qua, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chủ yếu được thực hiện theo kiểu cũ là đánh giá công tác chuyên môn thời gian qua, triển khai công tác thời gian tới, thảo luận một số vấn đề theo yêu cầu của nhà trường như dự thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thi đua … Ngoài các nội dung trên, sinh hoạt chuyên môn cần phải thay đổi và đi vào chiều sâu như, coi trọng sinh hoạt cho giáo viên về kĩ năng dự giờ, phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tăng cường đánh giá và rút kinh nghiệm các hoạt động dạy chuyên đề, các buổi dự giờ của giáo viên để kỳ họp sau tổ chức thảo luận, suy ngẫm và chia sẻ ý kiến về bài dạy. Trong những năm qua công tác sinh hoạt chuyên môn trong các trường mầm non đã được tổ chưc thực hiện, và đã được ví như người "Thợ cả" có vai trò quan trọng mang tính quyết định để nhà trường phát triển toàn diện. Nhưng trong thực tế không phải lúc nào tổ chuyên môn cũng đáp ứng được nhiệm vụ của người "Thợ cả". Trong thực tế vẫn còn tồn tại những buổi sinh hoạt chuyên môn chưa thật sự hiệu quả, chưa đổi mới nội dung, phương pháp, tổ chức còn hình thức, chưa phát huy được sáng kiến của giáo viên. Do vậy chưa phát huy hết sức mạnh của tập thể tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải quản lý, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp chỉ đạo khả thi nhất phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 4 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Thực tế cho thấy, mọi biện pháp tổ chức thực hiện đưa ra muốn đạt hiệu quả cao đều phải dựa trên điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương, phụ huynh học sinh để làm nền tảng cho vấn đề nghiên cứu. Chính vì thế, tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu tình hình thực tế của nhà trường về cơ sở vật chất, số lượng học sinh, chất lượng đội ngũ, quan niệm của giáo viên, về sự cần thiết đối với việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy thực trạng của nhà trường như sau: * Thuận lợi: - Nhà trường có đầy đủ các tổ chuyên môn theo quy định, đảm bảo về chất lượng. - 100% đồng chí tổ trưởng, tổ phó đạt trình độ trên chuẩn, đồng thời đều là Đảng viên, nhiệt tình trong công tác, luôn tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao. - Các tổ chuyên môn hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của mình. - Ban giám hiệu luôn đoàn kết thống nhất cao trong mọi công việc, có kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo. Luôn quan tâm đến chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. - Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia đầy đủ trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. * Khó khăn: Tuy có những điều kiện thuận lợi như trên, song trên thực tế cho thấy công tác tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn còn gặp không ít những khó khăn như sau: - Đa số giáo viên trong độ tuổi sinh nở và nuôi con nhỏ, thời gian làm việc ở trường theo nội quy, quy chế nhiều do đó gây khó khăn cho việc sắp xếp thời gian hợp lý cho buổi sinh hoạt của các tổ chuyên môn. - Nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những vướng mắc khó khăn cho giáo viên trong tổ dẫn đến hiệu quả sinh hoạt còn thấp. - Trong các buổi sinh hoạt, một số giáo viên còn coi nhẹ, chưa thực sự say mê với chuyên môn, chưa thực sự quan tâm đến nội dung sinh hoạt. Sự chuẩn bị của từng giáo viên trước khi tham gia sinh hoạt hầu như không có; ý thức tham gia xây dựng chưa cao. - Đôi lúc, tổ trưởng tổ chuyên môn chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, còn cả nể, chỉ đạo chưa kiên quyết. - Trong một số buổi sinh hoạt, tổ trưởng điều còn hành với các thao tác lặp lại như đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần trước và triển khai một số công việc trong hai tuần tới theo kế hoạch của nhà trường, việc trao đổi thảo luận về kinh nghiệm dạy một hoạt động nào đó hoặc lựa chọn biện pháp thực hiện tích hợp các hoạt động giáo dục trẻ, phổ biến áp dụng sáng kiến kinh nghiệm còn chưa được chú trọng. * Kết quả khảo sát: Khi xem xét, đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng các buổi sinh hoạt và chất lượng các hoạt động chuyên môn 5 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com của các tổ trong nhà trường ngay từ đầu năm. Các số liệu khảo sát được sử dụng để làm mốc đối chứng giữa kết quả trước và sau khi áp dụng các giải pháp mới trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường. Kết quả thu được như sau: Bảng kết quả khảo sát chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn Số lượng khảo sát 12 buổi sinh hoạt 20 giáo viên Nội dung khảo sát Nội dung sinh hoạt phong phú, hình thức sinh hoạt sáng tạo, kích thích được tính tích cực, chủ động của giáo viên, mang lại hiệu quả cao Nội dung sinh hoạt đảm bảo theo yêu cầu chuyên môn song chưa có sự sáng tạo. Hình thức còn mang tính dập khuôn. Nội dung sinh hoạt sơ sài, mang tính đối phó, chiếu lệ Giáo viên tích cực tham gia phát biểu ý kiến trong sinh hoạt tổ Giáo viên tham gia phát biểu nhưng còn ít Giáo viên không tham gia phát biểu ý kiến Kết quả khảo sát 3/12 = 25% 8/12 = 67% 1/12 = 8% 4/20 = 20% 9/20 = 45% 7/20 = 35% Bên cạnh đó, tôi cũng tiển hành khảo sát chất lượng các hoạt động khác trong nhà trường để làm cơ sở đối chứng cho thấy chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn có ảnh hưởng đến chất lượng toàn diện của nhà trường Bảng thống kê chất lượng giờ dạy, hồ sơ sổ sách, phong trào thi đua Kết quả khảo sát Nội dung khảo sát Chất lượng các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Chất lượng hồ sơ, sổ sách Chất lượng xây dựng môi trường giáo dục của nhóm lớp Số lượng khảo sát Đạt yêu cầu Đạt yêu cầu mức tốt, mức trung bình khá 20 giờ 8/20 = 40% 12/20 = 60% 0 14 bộ 4/14 = 29% 9/14 = 64% 1/14 = 7% 14 nhóm lớp 6/14 = 43% 8/14 = 57% 0 Chưa đạt yêu cầu Từ kết quả khảo sát trên, cho thấy việc "Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mầm non Quảng Hưng" là rất cần thiêt, cấp bách. Vì vậy là người phụ trách chuyên môn tôi đã cố gắng tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường. 6 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Giải pháp 1: Tham mưu cho Hiệu trưởng Thành lập tổ chuyên môn đảm bảo thành phần đúng quy định, có chất lượng về đội ngũ. Chúng ta biết rằng: tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường. Có thể khẳng định: Hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như Điều lệ trường mầm non đã quy định sẽ góp phần tích cực, quyết định rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu hiện nay. Thực hiện theo công văn hướng dẫn số 339/HD-PGD&ĐT ngày 05 tháng 8 năm 2016 của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa về việc hướng dẫn thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó trong các đơn vị trường học thành phố Thanh Hóa. Tôi đã tham mưu cùng các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường nghiên cứu văn bản chỉ đạo và thực hiện triển khai Hội nghị cán bộ viên chức, người lao động công khai việc bầu chức danh tổ trưởng, tổ phó. Đồng thời, căn cứ vào số lượng thành viên trong tổ để bầu số lượng tổ trưởng, tổ phó đảm bảo nguyên tắc sau: - Trường hạng I không quá 4 tổ. - Trường hạng II không quá 3 tổ. - Định mức số giáo viên, viên chức để thành lập tổ chuyên môn, tính trên số giáo viên, viên chức trong biên chế và hợp đồng lao động được cấp có thẩm quyền ký. - Tổ chuyên môn nói chung phải có từ 05 người trở lên (trường hợp đặc biệt mới áp dụng tổ 03 người như tổ văn phòng). Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 người trở lên thì có 01 tổ phó. Năm học 2019 – 2020, trường mầm non Quảng Hưng có 4 tổ chuyên môn, với 4 tổ trưởng và 2 tổ phó. - Mỗi tổ chuyên môn đều có giáo viên cốt cán. Bộ phận giáo viên này là đầu tàu, dẫn dắt tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nói chung, đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên nói riêng. Đó là những giáo viên đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, là tổ trưởng chuyên môn nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đồng thời giỏi về lĩnh vực công nghệ thông tin, khéo tay tự làm đồ dùng dạy học, có kinh nghiệm dạy trẻ khuyết tật… Tóm lại: Các tổ chuyên môn là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nhà trường. Tổ khối chuyên môn có tốt, làm việc khoa học, có sự đoàn kết thống nhất cao, các thành viên có tinh thần trách nhiệm cao nỗ lực hết mình thì chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng nâng cao vị thế và ngày càng được khẳng định. 2.3.2. Giải pháp 2: Lựa chọn tổ trưởng chuyên môn có đủ phẩm chất năng lực cần thiết, bồi dưỡng năng lực cho tổ trưởng chuyên môn * Lựa chọn, bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn Chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn đều phụ thuộc vào khả năng 7 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com chủ trì, tổ chức của người tổ trường. Nếu tổ trưởng chuyên môn tổ chức điều hành tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ đem lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động của tổ. Để đảm bảo tổ chuyên môn phát huy hiệu quả trong các hoạt động của nhà trường, tôi đã đề xuất lựa chọn bầu chức danh tổ trưởng, tổ phó phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: - Nắm vững và tổ chức thực hiện tốt đường lối và quan điểm giáo dục của Đảng. thực hiện tốt các chỉ đạo về chuyên môn của ngành học, của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chăm sóc giáo dục và mục tiêu đổi mới của ngành học. - Tổ trưởng, tổ phó phải đạt chuẩn về trình độ đào tạo, vững vàng về chuyên môn, đảm bảo về phẩm chất đạo đức; có năng lực tổ chức, chỉ đạo, quản lý phối hợp triển khai công việc; có khả năng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của tổ; có khả năng tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; có tinh thần đoàn kết và uy tín trong đội ngũ cán bộ giáo viên, viên chức trong tổ, đơn vị. - Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. - Tổ trưởng chuyên môn phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có khả năng nắm bắt nhanh tình hình trong tổ, luôn bao quát mọi việc, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng đồng nghiệp, linh hoạt sáng tạo, mạnh dạn đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ, tổ chức duy trì được mối đoàn kết nội bộ. - Vận động giáo viên nghiêm túc chấp hành theo sự phân công chuyên môn nhà trường, mỗi giáo viên nâng cao tinh thần tự giác thẳng thắn góp ý với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Thiết nghĩ, để bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó điều hành mọi hoạt động của tổ có hiệu quả thì cần phải thực hiện theo quy trình như sau: + Bước 1: Vào đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng yêu cầu các tổ chuyên môn tiến hành họp và giới thiệu nhân sự gồm: Tổ trưởng, Tổ phó bằng phiếu tín nhiệm. + Bước 2: Ban giám hiệu nhà trường họp và nhận xét đánh giá từng cá nhân viên chức được giới thiệu từ các tổ chuyên môn, xem xét, lập danh sách các cá nhân hội đủ điều kiện để bổ nhiệm. + Bước 3: Tổ chức hội nghị chủ chốt của đơn vị (Chi ủy, Ban giám hiệu, Chủ tịch hội đồng trường, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư chi đoàn, Ban thanh tra nhân dân) nghiên cứu, thảo luận kết quả giới thiệu đã được tổng hợp và lấy phiếu, tổng hợp kết quả phiếu tán thành của hội nghị cán bộ chủ chốt. Cá nhân được từ 50% phiếu tán thành trong hội nghị cán bộ chủ chốt mới đủ điều kiện được bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. + Bước 4: Hiệu trưởng ban hành quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó các tổ của đơn vị trong năm học (nhiệm kỳ 12 tháng, từ tháng 01/9 năm trước đến 31/8 năm sau liền kề). * Bồi dưỡng năng lực cho tổ trưởng chuyên môn Tôi luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên 8 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com môn trong tổ. Cụ thể là: + Bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ theo tuần, tháng, năm học. + Bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ, kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình thời gian biểu của các thành viên trong tổ, kiểm tra việc làm đồ dùng đồ chơi, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ, tham gia kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ giáo viên theo sự điều động của Ban giám hiệu nhà trường. + Bồi dưỡng cho tổ trưởng kỹ năng đánh giá giá viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Bồi dưỡng những kỹ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cho từng tuần, từng tháng và cả năm học. + Bồi dưỡng năng lực tổ chức điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, tổ chức một chuyên đề, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc, kiểm tra đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời. - Biện pháp bồi dưỡng là: Yêu cầu tổ trưởng nắm vững các văn bản chỉ đạo, nắm vững chương trình giáo dục mầm non, chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của các hoạt động học, của các lớp thuộc khối lớp trong tổ phụ trách. Những vấn đề nào chưa hiểu thì tôi giải thích bổ sung trên nguyên tắc tự bồi dưỡng là chủ yếu. Tóm lại: Chất lượng, hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất năng lực, thái độ, kinh nghiệm và tính năng động của người tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Nếu tổ chuyên môn có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng, hiệu quả của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trường thì tổ trưởng chuyên môn đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn mà người đứng đầu là tổ trưởng. Vì vậy cần phải lựa chọn giáo viên có đầy đủ năng lực cần thiết vào vị trí tổ trưởng chuyên môn; đồng thời không ngừng nâng cao năng lực cho người tổ trưởng chuyên môn. 2.3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường. Tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng kế hoạch sinh hoạt của tổ. Chính vì thế, xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn đòi hỏi phải dựa trên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, của tổ chuyên môn, trên cơ sở nội dung, phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu nhà trường giao - Để xây dựng được bản kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn cần đảm bảo các yêu cầu như sau: + Thể hiện nhiệm vụ năm học của trường và phù hợp đặc điểm tình hình thực tế của tổ. + Đáp ứng yêu cầu và khả năng của giáo viên, phương tiện, điều kiện thực hiện. + Phân công, phân nhiệm rõ ràng, bố trí thời gian hợp lý cho giáo viên trong tổ thực hiện. 9 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com + Có tính cụ thể, thiết thực và khả thi. + Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng, nêu rõ phương hướng nhiệm vụ chỉ tiêu các mặt, biện pháp thực hiện. Kế hoạch tuần phải nêu rõ công việc làm trong ngày, người thực hiện, thời gian hoàn thành, biện pháp, kết quả Có như vậy, tất cả các giáo viên trong tổ mới được lĩnh hội nội dung kế hoạch tháng của nhà trường, công đoàn, của chuyên môn, các đoàn thể… báo cáo tổng kết kế hoạch tháng trước. Như vậy, phần nào giáo viên đã hình dung hết kế hoạch của tháng cho từng bản thân. - Khi xây dựng kế hoạch cần dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức sinh hoạt, phân công nhiệm vụ cho các tổ viên phụ trách từng chuyên đề, lĩnh vực. Sau đó in ấn phát cho các khối/lớp cùng nắm bắt thực hiện. Bởi vì với mầm non thực hiện nhiệm vụ giáo dục và chăm sóc trẻ nên thời gian để hội họp sẽ không được cố định như cấp học khác nên phải xây dựng kế hoạch sinh hoạt kiểu luân phiên giữa các khối để có thời gian chăm sóc, đảm bảo an toàn cho trẻ/các lớp. Ví dụ: Khối mẫu giáo 5 - 6 tuổi sinh hoạt vào chiều thứ 3 tuần 1, tuần 3. Khối mẫu giáo 4 - 5 tuổi sinh hoạt vào chiều thứ 4 tuần 1, tuần 3. Khối mẫu giáo 3 - 4 tuổi và nhà trẻ sinh hoạt vào chiều thứ 5 tuần 1, tuần 3. Tổ dinh dưỡng tuổi sinh hoạt vào chiều thứ 6 tuần 1, tuần 3; - Về nội dung buổi sinh hoạt, tổ trường sẽ có trách nhiệm dự kiến các nội dung cần sinh hoạt để giáo viên cùng nắm bắt và chia sẻ: Ví dụ: + Về cách lập kế hoạch giáo dục, lựa chọn ngân hàng, nội dung giáo dục phù hợp điều kiện thực tế của lớp. về cấu trúc bài soạn…. + Chia sẻ về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ như: chuẩn bị đủ bài soạn trước khi lên lớp, xác đinh rõ kiến thức, kỹ năng để dạy trẻ đảm bảo mục đích yêu cầu của độ tuổi, chuẩn bị đủ đồ dùng phục vụ trẻ học và chơi, cách lựa chọn tên bài, hình thức tổ chức dạy … + Chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu giáo án, tài liệu, tạp chí, tập san, điều chỉnh nội dung giáo dục cho phù hợp với thực tế từng khôi/lớp. + Tổ chức dạy chuyên đề, làm đồ dùng, đồ chơi …. + Xây dựng một số tiêu chí phấn đấu, danh hiệu thi đua cho cá nhân và tổ, nghiên cứu chuyên đề để thao giảng, rút kinh nghiệm qua thao giảng, bồi dưỡng giáo viên giỏi, giáo viên mới ra trường…. Để thực hiện được các nội dung đó, tổ trưởng tiến hành phân công nhiệm vụ cho giáo viên trong tổ theo yêu cầu của từng nội dung theo từng nhóm, khối cùng thực hiện, đồng thời theo dõi, giúp đỡ cho giáo viên thực hiện. Duy trì nền nếp sinh hoat trong tổ, thường xuyên báo cáo lịch sinh hoạt của tổ cho Ban giám hiệu để Ban giám hiệu luân phiên dự sinh hoạt cùng tổ chuyên môn, qua đó sẽ nắm bắt tình hình chung của tổ, dự việc điều hành họp tổ, góp ý về các nội dung trong cuộc họp tổ. Kế hoạch sau khi xây dựng xong phải được kí duyệt của Hiệu phó phụ trách chuyên môn nhà trường, sau đó thông qua tổ chuyên môn. Hàng tháng, tổ trưởng phải triển khai kế hoạch cụ thể tại phiên họp thường kì của tổ. Số lần 10 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com sinh hoạt chuyên môn theo đúng Điều lệ trường mầm non đã quy định. Từ đó, giáo viên tích lũy được nhiều kiến thức mới và bổ ích hơn. Tóm lại: Việc xây dựng kế hoạch sinh hoạt là tiền đề để tạo ra buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng, mang lại hiệu quả cao. 2.3.4. Giải pháp 4: Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn. Có thể nói: Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với người quản lý chuyên môn. Xác định được điều đó bản thân tôi đã cùng với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng chính trị, các nghị quyết của cấp trên để giáo viên nắm bắt về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước đối với ngành học. Học tập Điều lệ trường mầm non để giáo viên nhận thức được về tổ chuyên môn được quy định tại Điều 14, tổ chức học tập nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn của ngành học, nội quy, quy định của nhà trường. Từ đó giáo viên nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ trọng tâm của ngành học, nhiệm vụ của mỗi cá nhân, của tập thể sư phạm để cùng phấn đấu xây dựng một tập thể sư phạm vũng mạnh, đoàn kêt góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Qua việc học tập chính trị bồi dưỡng đầu năm, đa số cán bộ giáo viên nhận thức đúng đắn về tổ chuyên môn và ý thức được vị trí, vai trò của mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm, một nhà trường phát triển phải có tập thể sư phạm vững mạnh và đoàn kết. Từ nhận thức này, giáo viên đã nhận rõ trách nhiệm của mình, tự giác tham gia các hoạt động chuyên môn, từng bước mạnh dạn, tự tin hơn trong thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là trong các buổi sinh hoạt chuyên môn đã mạnh dạn trao đổi, chủ động đưa ra các ý băn khoăn vướng mắc, đề xuất để bàn bạc thống nhất thực hiện 2.3.5. Giải pháp 5: Bồi dưỡng kiến thức về quy trình tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn Để nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của người tổ trưởng chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên họp với các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Thông qua các buổi họp, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình, đồng thời Ban giám hiệu triển khai các công việc tiếp theo của nhà trường cho các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn nắm bắt và triển khai tới các thành viên trong tổ khối cùng thực hiện. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý, chỉ đạo của tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn. Bởi đây chính là lực lượng nòng cốt trong việc giúp nhà trường thực hiện các hoạt động chuyên môn và nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. Để tổ chức sinh hoạt chuyên môn đạt được kết quả, trước hết người tổ trưởng tổ chuyên môn phải nắm được trình tự tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã hướng dẫn các tổ trưởng, khối trưởng cùng nghiên cứu thực hiện cụ thể: * Về trình tự tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn: 11 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com - Trước khi họp tổ 15 phút, tổ đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu, tạp chí giáo dục có liên quan để giáo viên cùng nắm bắt. - Tổ trưởng tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần về dự họp, thông qua nội dung họp tổ. - Tổ trưởng hoặc tổ phó chuyên môn báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục của tổ, khối trong 2 tuần vừa qua và rút kinh nghiệm việc thực hiện. Ví dụ: Cách lựa chọn một số tên bài còn quá rộng, hoặc chưa phù hợp với độ tuổi, chưa đúng với kế hoạch đã được duyệ, hoặc xác định mục đích yêu cầu ề kiến thức, kỹ năng còn nhầm lẫn, nội dung bài soạn còn sơ sài. cần phải rút kinh nghiệm cho 2 tuần tiếp theo, đồng thời triển khai tiếp một số nội dung theo kế hoạch chung của trường. - Các thành viên trong tổ, khối cùng trao đổi thảo luận về chuyên môn, về các nội dung cần thực hiện trong 2 tuần tới. Ví dụ: trao đổi về phương pháp dạy, trao đổi về làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề sự kiện trong tháng hoặc theo bài dạy, trao đổi về thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ tham gia các hoạt động một cách thoải mái, không gò bó áp đặt trẻ, trao đổi về nội dung các bài sắp dạy cần những gì? cách xây dựng môi trường mở cho trẻ theo từng độ tuổi, về thời gian tổ chức hội thi, thao giảng, tham gia phong trào do trường tổ chức nhân ngày lễ lớn . Tổ trưởng chuyên môn luôn gần gũi, động viên khích lệ các thành viên đưa ra các ý kiến với tinh thần thoải mái, cởi mở, thân thiện, tự tin, không gò bó, áp đặt. - Tổ trưởng cùng giáo viên trong tổ chuyên môn cùng thống nhất về các nội dung trao đổi thảo luận hoặc đưa ra giải pháp về các vấn đề chuyên môn cụ thể. Ví dụ: thống nhất về cách xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn nội dung giáo dục cho phù hơp, biện pháp thực hiện các hoạt động giáo dục, về cách soạn bài, bố trí sắp xếp các góc cho trẻ theo độ tuổi - Tổ trưởng thông báo về các nội dung Ban giám hiệu đề nghị tổ thực hiện trong thời gian tới. Ví dụ: Ban giám hiệu yêu cầu tổ xây dựng hoạt động kiến tập về chuyên đề "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", "Hoạt động giao lưu " "Hoạt động tạo hình" trong tháng 12 phải hoàn thành và gần đây là chuyên đề "Phát triển nhận thức" trong tháng 5 phải hoàn thành Tổ trưởng chuyên môn sẽ có trách nhiệm phân công giáo viên trong tổ đi tiếp thu chuyên đề và chịu trách nhiệm lựa chọn đề tài xây dựng tiết kiến tập, dự kiến thời gian thực hiện, đề xuất về điều kiện, phương tiện thực hiện hoạt động kiến tập cho giáo viên trong tổ, khối cùng tham dự. - Tổ trường chuyên môn tổng hợp ý kiến và đề xuất với Ban giám hiệu về thuận lợi, khó khăn để có giải pháp khắc phục. Ví dụ: Để thực hiện được các chuyên đề nhà trường giao, cần phải mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi, phương tiện gì? tổ trưởng cần có danh mục đồ dùng, dự kiến số lượng cần mua sắm hoặc tự làm kèm theo gửi về Ban giám hiệu để có biện pháp khắc phục. - Tổ trưởng nhắc nhở các giáo viên trong tổ, khối cần chuẩn bị mốt số nội 12 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com dung cần thiết cho buổi sinh hoạt lần sau - Tổ trưởng mời đại diện Ban giám hiệu về dự (nếu có) lên có ý kiến chỉ đạo - Thư ký thông qua biên bản và kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn. Nội dung sinh hoạt chuyên môn trong tháng phải được sắp xếp theo tính chất công việc của từng thời điểm cụ thể, sắp xếp theo thứ tự việc nào cần làm trước, việc nào làm sau để khi đưa ra triển khai các thành viên xác định rõ nhiệm vụ một cách nhanh nhất, tránh ôm đồm mà không xác định được yêu cầu tính chất của công việc, không gây chồng chéo. * Về cách thức tổ chức sinh hoạt tổ: Tổ trưởng (hoặc tổ phó) là người chủ trì điều hành cuộc họp, triển khai nội dung sinh hoạt tới các thành viên trong tổ. Cử thư kí ghi biên bản cuộc họp. Đây là nội dung quan trọng nhất, khi người tổ trưởng chuyên môn (hoặc tổ phó) đã nắm chắc được quy trình các bước tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ tự tin hơn trong điều hành họp tổ, giáo viên cũng dần mạnh dạn hơn trong việc chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyên môn, tránh được tình trạng họp tổ qua loa, chiếu lệ, không hiệu quả, đặc biệt là tránh mang tính hành chính họp hội đồng sư phạm 2.3.6. Giải pháp 6: Chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn tổ, khối đảm bảo chất lượng. Sinh hoạt tổ chuyên môn là một nhiệm vụ rất quan trọng. Là yếu tố quyết định kết quả thực hiện nhiệm vụ. Để buổi sinh hoạt tổ chuyên môn đạt kết quả cao,tôi chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phải tổng kết hoạt động công tác của tổ trong tháng qua một cách cụ thể; rút ra được những ưu điểm, những tồn tại, có bài học kinh nghiệm cần khắc phục, những công tác thường xuyên, đột xuất. Sau đó tổ trưởng chuyên môn đề ra dự thảo kế hoạch hoạt động của tháng này dựa trên kế hoạch hoạt động tháng của nhà trường, chuyên môn và đoàn thể vừa đề ra ở cuộc họp hội đồng giáo viên. Thống nhất nề nếp sinh hoạt và quy định chung của tổ, thiết lập hồ sơ theo quy định. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần trong 1 tháng, những nội dung sinh hoạt cần xây dựng trước và thông báo đến các thành viên trong tổ để chuẩn bị chu đáo. Khắc phục tình trạng sinh hoạt tổ chuyên môn qua loa, chiếu lệ. Tôi xác định: Người quản lý chuyên môn phải xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong tổ khối phụ trách, đồng thời song song với xây dựng môi trường học tập và tự bồi dưỡng cho giáo viên qua việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn, giúp giáo viên linh hoạt hơn trong việc tổ chức các hình thức chăm sóc giáo dục trẻ. Qua đó người quản lý cũng cải tiến được cách quản lý từ khâu chỉ đạo đến khâu thực hiện, xây dựng kế hoạch và nội dung sinh hoạt chuyên môn cho cả năm học. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Chính vì vậy, để các tổ khối sinh hoạt chuyên môn được duy trì đúng kế hoạch cần sắp xếp và bố trí thời gian sinh hoạt chuyên môn hợp lý, linh hoạt không nhất thiết là cả một buổi. Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần thật cụ thể, sát thực, liên quan trực tiếp đến mỗi hoạt động giáo dục mà giáo viên thực hiện 13 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com hàng ngày tránh chung chung: Ví dụ: Rút kinh nghiệm sau kiến tập chuyên đề, dự giờ thao giảng, dự giờ giáo viên giỏi. hội thi "Bé vui khỏe" 'Bé khéo tay' Tổ trưởng dự kiến các nội dung sinh hoạt chuyên môn, sẽ báo cáo với Ban giám hiệu và thông báo tới các thành viên trong tổ, khối về dự theo kế hoạch đã xây dựng. Thông qua việc chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng, giúp giáo viên trong nhà trường có điều kiện gần gũi chia sẻ kinh nghiệm với nhau, giúp nhau cùng phát triển. Trong quá trình tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tôi đã luôn quan tâm chỉ đạo các tổ trưởng phải quan tâm chú ý đến những điểm mà giáo viên trong tổ còn yếu kém, hạn chế ở mặt nào thì cần bồi dưỡng khắc phục ngay. Chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới của nhà trường bằng những phương pháp hiệu quả; giáo viên khi lên kế hoạch nội dung phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu giáo dục cho từng độ tuổi, phù hợp với từng chủ đề, từng hoạt động, có sự định hướng, cần thay đổi điều chỉnh sao cho phù hợp tình hình thực tế của nhóm lớp, với khả năng, hứng thú để giúp trẻ phát huy tính tích cực, độc lập, tự tin, được khám phá, trải nghiệm, quan tâm đến từng cá nhân trẻ và chú ý đến việc tách nhóm nhỏ để đưa ra những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp. Giáo viên biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ, biết sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học. Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện. Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn các tổ phải chú trọng tìm và đưa ra những giải pháp, biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề. Đặc biệt là đối với những giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm về việc xác định kiến thức, kỹ năng cho bài dạy. Trong qua trình sinh hoạt chuyên môn, khi tổ trưởng trình bày, tổ viên chú ý lắng nghe, ghi chép vào sổ chuyên môn của mình. Khi tổ trưởng trình bày xong thì tổ trưởng yêu cầu từng giáo viên phát biểu ý kiến. (Thông thường trong cuộc họp có một số giáo viên ít chú ý lắng nghe, ít ghi chép, ít phát biểu, khi đồng nghiệp phát biểu thì nói chuyện riêng hoặc nói chen vào, có giáo viên thì lại không hề phát biểu, theo kiểu “nhất ì, nhì làm thinh”. Vì vậy, khi biểu quyết thì nhất trí 100%, rất thông suốt nhưng khi làm thì hiệu quả lại thấp.) Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng chủ động thiết kế nội dung dựa trên kế hoạch của trường và tình hình thực tế của khối để đảm bảo tính kế hoạch chung. Tuy nhiên, cần coi trọng sự chủ động, sáng tạo của tổ trưởng và giáo viên trong tổ chứ không áp đặt phải sinh hoạt về nội dung gì. Ban giám hiệu là người giám sát chặt chẽ các buổi sinh hoạt chuyên môn có sự hướng dẫn và định hướng nội dung sinh hoạt chuyên môn theo tình hình của nhà trường hay từng khối lớp vì trên thực tế cho ta thấy ở đâu có phong trào chuyên môn mạnh mẽ thì ở đó có nề nếp sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả. Ban Giám hiệu phải chủ động vào cuộc cùng với tổ trưởng chuyên môn luân phiên giám sát dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, lắng nghe các ý kiến 14 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 24 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mầm non quảng hưng, thành phố thanh hóa năm học 2019 2020 docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024