THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ nhà trẻ 25 36 tháng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC NHẰM NÂNG CAO CHẤT L

ƯỢNG GIÁO DỤC CHO TRẺ NHÀ TRẺ 25 -> 36 THÁNG Người thực hiện : Hoàng Thị Xuân Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường MN Đông Hương SKKN thuộc lĩnh v

ực: Chuyên môn THANH HÓA NĂM 2020 0 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết: Vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ mầm non, thông qua chơi nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Bản thân trò chơi buộc trẻ phải tập trung vào một số đối tượng được đưa vào trò chơi và nội dung của chủ đề chơi. Nếu trẻ nào không chú ý và không nhớ được những điều kiện của trò chơi thì trẻ đó sẽ hành động lúng túng và không được bạn cùng chơi chấp nhận. Trong hoạt động vui chơi trẻ học thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác và nhận đóng các vai khác nhau. Đó chính là cơ sở để trẻ phát triển trí tưởng tượng. Đồng thời vui chơi cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tình huống chơi đòi hỏi trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng, ý kiến của mình, không hiểu được lời chỉ dẫn hay bàn bạc của bạn cùng chơi thì trẻ đó không thể tham gia vào trò chơi được. Trẻ em lớn lên muốn phát triển toàn diện thì phải có những yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển sau này cho trẻ. Vì vậy nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ phải luôn luôn song hành cùng nhau. Thông qua trò chơi, trẻ thấy mình đang được vui chơi thoả thích nhưng thực chất là sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách cao nhất. Để những trò chơi phù hợp và thoả mãn được tâm sinh lý của trẻ, đem đến cho trẻ các kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiệu quả thì các góc chơi phải được hình thành rõ nét, mỗi góc chơi có những đặc điểm và hoạt động khác nhau. Tuy vậy, để có một góc chơi thực sự đối với trẻ là một vấn đề yêu cầu giáo viên phải đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi và nội dung chơi cho trẻ. Như góc sách và góc tạo hình là một trong những góc chơi mà người giáo viên thường gặp nhiều khó khăn trong cách thiết kế môi trường hoạt động và tổ chức các hình thức chơi cho trẻ. Trong các hoạt động góc hàng ngày trẻ thường thích thú với các góc chơi trải nghiệm như: “Góc chơi bán hàng, gia đình, bế em, xây dựng - lắp ghép” mà ít quan tâm và hứng thú đến các trò chơi tĩnh như ở: “góc sách và góc tạo hình.” Khi trẻ được trải nghiệm qua các trò chơi phân vai trẻ tự tin hơn, tích cực, mạnh dạn, chủ động hơn điều này không thể hiện rõ ở các góc hoạt động tĩnh. Lý do tôi đặt ra là làm sao để các góc này gây được sự hứng thú cho trẻ, khiến trẻ hoạt động một cách tích cực, chủ động từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình trong hoạt động ở lớp cũng như trong hoạt động tập thể, trước đám đông và tự xử lý được các tình huống. Hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ. Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện mình qua các vai chơi, nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động chung, giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức. 1 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Để giúp trẻ bộc lộ được hết khả năng của mình thì trường mầm non là nơi trẻ được các cô tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ dưới các hình thức: “Học bằng chơi - chơi mà học”; trẻ hóa thân vào các nhân vật như: “Cô bán hàng, mẹ con, chị em,Vai bố mẹ, bác sĩ” thì trẻ đã tái hiện lại công việc mà trẻ từng biết, không những giúp trẻ trưởng thành mà tạo cho trẻ những phản xạ tự nhiên và tính sáng tạo trong khi đóng vai. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, không phải bố mẹ nào cũng hiểu hết được tầm quan trọng của trò chơi, mua hết đồ chơi và tổ chức trò chơi cho trẻ được. Không phải phụ huynh nào cũng quan tâm đến hết nhu cầu vui chơi của trẻ. Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham giam gia các hoạt động vui chơi, đặc biệt là hoạt động góc, bản thân tôi thấy trẻ còn thụ động, chưa mạnh dạn, tự tin, chưa phản ánh được vai chơi. Từ đó giáo viên mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ hoạt động tích cực hơn ở góc chơi. Để nâng cao chất lượng giáo dục trong hoạt động góc cho trẻ nhà trẻ có hiệu quả tốt, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ nhà trẻ 25-> 36 tháng” tại Trường mầm non Đông Hương Thành phố Thanh Hóa. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, tìm kiếm biện pháp nhằm giúp trẻ 25-> 36 tháng tuổi hoạt động tích cực, chủ động trong hoạt động góc, từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực mạnh dạn tự tin trong hoạt động góc nói riêng và các hoạt động ở trường mầm non nói chung. Qua đó giúp trẻ phát triển trí tuệ, tình cảm, quan hệ xã hội nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Làm giàu vốn sống cho trẻ, tăng khả năng ghi nhớ có chủ đích và khả năng tưởng tượng trong các hoạt động vui chơi. 1.3. Đối tượng nghiên cứu “ Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ nhà trẻ 25-> 36 tháng” tại Trường mầm non Đông Hương Thành phố Thanh Hóa. 1.4 . Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi có tiến hành một số phương pháp sau: - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Qua quá trình trẻ hoạt động góc tại trường mầm non để từ đó đánh giá được mức độ của trẻ đối với một số góc:Góc hoạt động với đồ vật, góc thao tác vai, góc sách, góc tạo hình. - Phương pháp thực hành, trải nghiệm: Áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng để đưa ra một số bài tập để kiểm tra kết quả hình thành kỹ năng cho trẻ. - Phương pháp quan sát: Quan sát trẻ hoạt động trong góc để quan sát trẻ thực hiện các yêu cầu cô đưa ra để xác định mức độ phát triển của trẻ. 2 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com - Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin: Các loại tài liệu về hoạt động góc. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lí luận Các công trình nghiên cứu về sáu năm đầu đời của con người đều khẳng định: Đây là giai đoạn quan trọng bậc nhất trong sự phát triển của con người, là giai đoạn có khả năng lĩnh hội lớn nhất. Nếu chúng ta không biết cách định hướng cho trẻ, khuyến khích và phát hiện khả năng của trẻ sẽ làm thui chột đi phần lớn tiềm năng của trẻ. Hoạt động vui chơi là một dạng hoạt động đặc biệt, đóng vai trò chủ đạo, quyết định sự biến đổi về chất trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em lứa tuổi mầm non. Không chỉ vậy, hoạt động vui chơi còn làm bộc lộ rõ nét các đặc điểm tâm lý của trẻ. Đối với trẻ mầm non, nếu không chơi, trẻ sẽ bị ngăn cách với cuộc sống xung quanh, bởi vì chơi cũng đồng thời là khám phá, là thử nghiệm và sáng tạo, giúp trẻ học hỏi, lĩnh hội, giao lưu hình thành, phát triển và bộc lộ các thành tố của nhân cách. Ngày nay khi kinh tế phát triển, trong xã hội có nhiều tệ nạn tiêu cực. Đồng thời sự chăm sóc quá mức của cha mẹ trẻ cũng như việc cho trẻ ngồi hàng giờ xem điện thoại, xem tivi, video, chơi điện tử quá nhiều đã ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ của trẻ. Vì vậy tạo môi trường thân thiện cho trẻ vui chơi thông qua hoạt động góc chính là chúng ta đã tạo ra cho trẻ môi trường giáo dục thiết thực nhất. Nhưng trên thực tế cho thấy việc tổ chức hoạt động góc chưa được thường xuyên. Đặc biệt là tạo môi trường thân thiện thông qua hoạt động góc chưa được đề cao và chưa lấy trẻ làm trung tâm. Vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày. Hoạt động góc của trẻ được người lớn tổ chức hướng dẫn, giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức mà trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy, được làm quen trong giờ học. Những sự vật hiện tượng ấy xảy ra trong môi trường sống gần gủi của trẻ thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hội loài người. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ. Nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn. Nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn. Do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới một hình thức cực kỳ độc đáo đó là hoạt động vui chơi ở các góc. Với vai trò trẻ tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng. Hoạt động góc có một đặc trưng rất riêng vì chơi của trẻ không phải là thật mà là tái tạo. Sự tái tạo ấy mang tính chất rất thật thông qua 3 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, giao tiếp với nhau nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức. Trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ một cách toàn diện. Thông qua hoạt động góc giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được. Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm chắc mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm, tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ. Chơi hoạt động góc giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình. Tình cảm đó được thể hiện một cách chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, lắp ghép, xếp hình. Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tinh thần phấn khởi vui mừng. Có tính kỷ luật khi tham gia hoạt động nhóm. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khỏe. Khi chơi trẻ được thể hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng đồ chơi và có ý thức gữi gìn đồ dùng đồ chơi ở các góc, trong đó hoạt động góc lại có ý nghĩa vô cùng đối với trẻ nhà trẻ vì khi chơi trẻ được cầm nắm các đồ vật, được tháo ra lắp vào. Được chồng xếp. ( ở góc chơi hoạt động với đồ vật) Đã giúp trẻ hiểu được thể giới đồ vật xung quanh trẻ. 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng * Thuận lợi: Lớp tôi được Ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đồ chơi và các trang thiết bị theo yêu cầu lứa tuổi.Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động cho giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm lẫn nhau trong đó có lưu ý đến việc tổ chức hoạt động góc ở các độ tuổi. Các giáo viên trong lớp có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hình thức trò chơi phong phú, tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc hàng ngày. Bản thân tôi là giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình. Hằng năm được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Phòng, Sở giáo dục tổ chức. Trẻ trong lớp có sự phát triển ngôn ngữ khá tốt và thích hoạt động. Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi, trẻ nhận thức tương đối đồng đều, các bậc cha mẹ quan tâm đến việc học tập của con em mình, nên đã nhiệt tình giúp đỡ giáo 4 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com viên trong công tác chuẩn bị đồ dùng học tập. Các nguyên vật liệu có sẵn để làm đồ dùng dạy học phục vụ cho vui chơi của trẻ. * Khó khăn Hầu hết học sinh trong lớp mới đi học nên chưa có nề nếp trong học tập, khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ 25 -> 36 tháng tuổi còn nhiều hạn chế. Trẻ còn hạn chế về ghi nhớ và chú ý, chưa có tính kỷ luật trong các hoạt động học.Trẻ nhút nhát, sợ hãi, lo âu. Có nhiều trẻ mới lần đầu đến trường, hơn nữa ở ở độ tuổi này trẻ ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên việc đưa trẻ vào một môi trường mới lạ đông người, sinh hoạt thay đổi so với ở nhà là một điều khó khăn đối với trẻ. Điều đó dẫn đến trẻ ít nói, không chia sẻ, cảm thấy cô đơn, thậm chí khóc lóc, sợ sệt. Số ít các bậc cha mẹ chưa thường xuyên quan tâm đến việc cho con mình học những gì, chơi như thế nào nên chưa thường xuyên phối hợp với giáo viên trong việc thực hiện tốt các nội dung giáo dục ở lớp cũng như ở nhà. Trình độ nhận thức của các trẻ không giống nhau, bên cạnh đó là ý thức của phụ huynh về bậc học mầm non còn hạn chế, họ cho rằng con trẻ đến trường mầm non chỉ để được chăm sóc, múa hát chứ không cần học hành gì. Vì vậy, một số phụ huynh chưa chú ý đến việc đưa trẻ đến trường thường xuyên, và thường cho con nghỉ học. Chính vì vậy cũng ảnh hưởng đến việc vui chơi tích cực của trẻ, trong các hoạt động trẻ còn hạn chế tiếp thu những kiến thức về thế giới xung quanh. Một số trẻ có sức khỏe yếu, rối loạn hành vi và cảm xúc, cũng như trí óc sẽ bị ảnh hưởng đến trí tuệ (một dạng của tự kỉ) thì việc tập trung vào một hoạt động sẽ rất khó khăn. Hơn thế nữa những trẻ này hay chọc phá và gây ảnh hưởng tới các bạn cùng chơi và sản phẩm của các bạn như: xô đổ, xé rách, vò nhàu nát…. 2.2.2. Kết quả: Kết quả khảo sát vui chơi đầu năm học Kết quả khảo sát vui chơi Số Đạt Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ đầu năm học trẻ đạt Trẻ có hứng thú trong giờ chơi 25 15 60% 10 40% Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo 25 13 52% 12 48% Trẻ biết tạo ra sản phẩm trong khi chơi 25 11 44% 14 56% 2.3. Các giải pháp thực hiện Từ thực trạng trên, để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục trẻ tôi đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ nhà trẻ 25-> 36 tháng tuổi” Trường mầm non Đông Hương – Thành phố Thanh Hóa như sau: 2.3.1. Biện pháp tạo môi trường lớp học Giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông 5 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, giao tiếp với nhau nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ một cách toàn diện. thông qua hoạt động góc giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được. Để hoạt động vui chơi của trẻ được diễn ra theo ý muốn của giáo viên thì ngoài việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo viên cần chú ý đến tạo môi trường cho trẻ vui chơi. Thứ nhất là môi trường vật chất: Không gian chơi cần bố trí phù hợp để tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ tình cảm, phẩm chất cá nhân của trẻ. Việc bố trí xắp xếp đồ dùng đồ chơi cần phải đa dạng, mang tính mở, phải có sự hấp dẫn để kích thích trẻ hoạt động tích cực. Đồ dùng đồ chơi cần phải được bổ sung, thêm mới thích hợp với từng chủ đề. Thứ hai là môi trường tâm lý: Môi trường này cũng rất quan trọng trẻ không thể vui chơi với tâm lý không thỏai mái. Trẻ chỉ chia sẻ, hợp tác với cô với bạn bè, khi trẻ được sống trong môi trường thoải mái vui vẻ. Giáo viên có thể cho trẻ tham gia vào việc bố trí, xắp xếp đồ dùng đồ chơi, trình bày các sản phẩm của các góc điều đó đem lại cho trẻ cảm giác là thành viên của lớp học nên trẻ hứng thú hơn sẵn sàng chia sẻ ý tưởng chơi và gợi nhu cầu giao tiếp thể hiện những cử chỉ, hành vi đẹp với mọi người xung quanh. Muốn các cháu đến trường mỗi ngày một thích thì cô là người luôn làm cho trẻ thấy lớp mình luôn mới lạ và có nhiều điều mà trẻ hứng thú và hào hứng khi đến lớp. Vì không chỉ giờ hoạt động góc trẻ mới được thỏa sức sáng tạo mà mọi hoạt động cô đều tạo sự hứng thú khích thích sự tò mò khám phá của trẻ. Lớp học luôn thay đổi hình thức trang trí, tranh ảnh và đồ dùng cần tạo cho mỗi trẻ có một sản phẩm riêng để trẻ hứng thú chăm sóc, nâng niu, trân trọng những sản phẩm do trẻ tạo ra. Hiểu được điều đó là một giáo viên đứng lớp tôi cũng tôn trọng và chú ý đến những sản phẩm của trẻ làm ra và trưng bày vào các góc lớp. (Như sản phẩm xâu, xếp, tô, nặn, lắp ghép.) 2.3.2. Bố trí các góc chơi hợp lí, khoa học. Vị trí của các góc chơi cũng cần phải được sắp xếp hợp lí, khoa học có như vậy sẽ giúp cho trẻ thuận tiện hơn trong khi chơi. Cụ thể tôi đã trang trí 5 góc chơi của lớp mình với những hình ảnh khác nhau, đẹp mắt và xếp đặt đồ dùng đồ chơi gọn gàng dễ lấy. Các góc chơi luôn có không gian mở để trẻ có nhiều trải nghiệm. Cụ thể các giá đồ chơi tôi quay mặt trong kẻ ô, dán băng gai để trẻ có nơi trưng bày sản phẩm. Trẻ gắn lô tô theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Các góc chơi chủ đạo như: Góc chơi thao tác vai, góc hoạt động với đồ vật tôi luôn bố trí nơi góc lớp rộng rãi để trẻ đi lại thuận tiện 6 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Còn với góc sách, góc tạo hình tôi bố trí nơi yên tĩnh để trẻ xem sách báo, tô màu không bị ồn. Nhờ cách sắp xếp trên tôi nhận thấy các cháu rất thích thú mỗi khi chơi và các góc luôn được thay đổi cách bày trí đồ chơi hoặc di chuyển góc chơi đi một chút để trẻ không cảm thấy chán khi chơi một góc chơi duy nhất. Nhờ việc bố trí các góc chơi như thế các cháu lớp tôi rất thích thú và hào hứng. 2.3. 3.Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi. Để tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ trước hết người giáo viên cần xác định rõ được mục đích yêu cầu chính của hoạt động vui chơi là: Trẻ phải tích cực, chủ động, hứng thú trong khi chơi. Biết chơi hòa đồng cùng các bạn. Trẻ biết giao tiếp và làm được một số thao tác vai liên tiếp trong trò chơi thao tác vai. Không ném vứt, đập phá đồ chơi, biết cùng cô thu dọn đồ dùng, đồ chơi vào nơi qui định. Qua đó tôi đưa ra các dự kiến về đồ dùng, đồ chơi, không 7 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com gian tổ chức trò chơi, để kích thích trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi. Đồng thời tôi cũng đưa ra những dự kiến về nội dung: Nội dung chơi, biện pháp chơi, điều kiện chơi. Tôi quan sát ghi chép các biểu hiện của trẻ để điều chỉnh kế hoạch thực hiện nội dung, các biện pháp phù hợp để từ đó có phương pháp dạy tốt. 2.3.4. Lựa chọn nội dung chơi. Nội dung của giờ hoạt động góc cũng rất quan trọng. Nếu chúng ta lựa chọn nội dung quá đơn điệu, không phong phú thì kết quả chơi sẽ không được như mong muốn. Chính vì vậy tôi lựa chọn nội dung chơi phù hợp với chủ đề và phù hợp với khả năng hoạt động ở lớp mình. Đồng thời các góc chơi cũng cần phải liên kết với nhau làm cho nội dung buổi chơi thêm phong phú. Ví dụ: chủ đề gia đình với góc chơi đóng vai tôi cho trẻ chơi đóng vai“bố mẹ”, chăm sóc “con”, đóng vai người “ mẹ, chị” nấu ăn cho gia đình mình. 8 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Ở góc tạo hình trẻ sẽ tô tranh chủ đề gia đình về mẹ, trang phục của mẹ và bé. Ở góc hoạt động với đồ vật trẻ xếp ngôi nhà, xếp bộ bàn ghế cho gia đình bé bằng khối gỗ. Ngôi nhà có hàng rào vườn rau, dùng chai nước nhựa làm hàng rào, gắn thảm cỏ làm đường đi, gắn hoa vào chậu trang trí xung quanh nhà… Với những chủ đề khác tôi cũng lựa chọn và thay đổi nội dung chơi cho phù hợp để thu hút trẻ vào hoạt động hơn. 9 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Để khắc phục tình trạng thực tế của lớp tôi như: Số trẻ trong lớp đông mà việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ như vậy sẽ gặp khó khăn (qui định số trẻ trong một trò chơi là từ bốn đến năm trẻ hoặc sáu đến bảy trẻ cho một góc). Để khắc phục tình trạng này thì tôi phải chia nhỏ số trẻ ra mới thực hiện được tổ chức vui chơi cho trẻ. Để hiểu sâu hơn nữa tác dụng cũng như cách tổ chức giờ hoạt động vui chơi cho trẻ nhà trẻ trước hết tôi cần nắm được tác dụng của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ là: Thông qua hoạt động vui chơi nhằm giúp trẻ phát triển trí thông minh, ham hiểu biết, phát triển cho trẻ về mặt thể chất: Rèn luyện sức khỏe sự dẻo dai cho trẻ. Cung cấp cho trẻ hiểu biết về cơ thể mình, tập cho trẻ một số kỹ năng, giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, tự phục vụ bản thân. Từ những nội dung chơi như trên tôi nhận thấy rằng các trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động và biết làm ra những sản phẩm đẹp, biết thể hiện vai chơi của mình, hòa đồng với bạn bè, chấp nhận và làm tốt sự phân công của nhóm … Các góc chơi luôn luôn được thay đổi theo từng chủ đề và làm mới các nội dung chơi nên các trẻ lớp tôi rất thích tham gia hoạt động và hoạt động có hiệu quả. 10 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 2.3.5. Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc Muốn đưa chất lượng tốt về hoạt động góc thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng đồ chơi ở các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng đồ chơi. Ngoài những đồ dùng đồ chơi có sẵn tôi đã tận dụng nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng cát tông, xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp xốp, chuỗi hạt, vỏ ốc….từ những vật liệu trên tôi đã làm ra các đồ chơi ở các góc cho trẻ như: Tôi dùng đĩa vi deo cũ cắt hình dẻ quạt, hình thoi, trang trí giấy đề can cho trẻ xếp hình con cá. Hay dùng bình nhựa làm một số đồ dùng trong gia đình như: Nồi cơm điện, đồ uốn tóc. Hoặc dùng con ốc, vỏ ngao xếp thành hình ngôi nhà, giấy bìa, báo vò từng nắm nhỏ đắp núi làm cây làm lá . Ví dụ: Từ vải vụn làm thành con rối để cho trẻ chơi đóng kịch hay may quần áo cho búp bê cho trò chơi em bé. Ví dụ: Từ những nguyên vật liệu đó tôi sử dụng trong giờ hoạt động góc và làm ra nhiều sản phẩm cho trẻ chơi như: Dùng xốp dạ may quả, củ khoai , củ sắn cho trẻ chơi bán hàng. xốp dạ cắt hoa cho trẻ xâu vòng hoa đội đầu 11 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Ví dụ: Từ những nguyên vật liệu thảm trải sàn cũ, lốp xe tôi đã tận dụng để làm bộ bàn ghế cho trẻ chơi Đặc biệt việc chuẩn bị đồ dùng cần phải phù hợp với nội dung chủ điểm. Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc rõ ràng cụ thể, mang tính chất chặt chẽ thì ngoài những biện pháp trên còn có một biện pháp mà tôi nghĩ cũng rất quan trọng đó là: Nội dung chơi ở các góc, nhu cầu gì của trẻ hoặc góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào.Vì vậy muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi. Tôi luôn làm phong phú các mối quan hệ xã hội bằng cách liên kết các góc chơi theo chủ đề thành một xã hội thu nhỏ, trong đó có nhiều ngành nghề khác nhau. Góc chơi này phải có mối quan hệ với các góc chơi khác. Khi đó trẻ không những đặt mối quan hệ trong cùng một nhóm mà còn biết nhân rộng mối quan hệ với các nhóm khác Ví dụ : Trong trò chơi nấu ăn 12 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Trẻ chơi nấu ăn có liên kết với trò chơi em bé (nấu cháo, nấu bột cho em ăn) . Em bé lại rất thích chơi với ô tô có liên quan với góc hoạt động với đồ vật đó là (xếp cái ô tô) Làm đồ chơi cho trẻ cần đa dạng và phong phú. Nhiều đồ chơi của trẻ có kích thước nhỏ nên làm lâu, đòi hỏi tôi phải chịu khó kiên trì khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Ngoài những gì bản thân tôi đã biết, tôi còn học hỏi thêm ở các bạn đồng nghiệp để tạo ra những đồ dùng đồ chơi phong phú hơn, phù hợp với nội dung chơi. Muốn có nguồn nguyên vật liệu dồi dào ngoài việc kết hợp với phụ huynh tôi còn liên hệ với các em ở truờng tiểu học, trung học những đồ dùng thủ công mà học sinh đã tự làm.tìm kiếm các loại tranh ảnh, tờ lịch có tranh liên quan đến đồ chơi. Tôi luôn quan sát quá trình chơi của trẻ và ghi chép lại những nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ thích để cung cấp kịp thời cho nhu cầu chơi của trẻ. 13 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 2.3.6. Biện pháp tạo tình huống chơi phù hợp và giải quyết xung đột Với mục đích cho trẻ được trải nghiệm thể hiện các mối quan hệ ứng xử với bạn, với người khác và với các sự vật, hiện tượng xung quanh. Trẻ được thực hành luyện tập, bộc lộ tình cảm thái độ và cách ứng xử từ các mối quan hệ khác nhau. Khi trẻ đã thực hiện được nhu cầu của trò chơi để trẻ không nhàm chán trong giờ hoạt động vui chơi thì cô giáo cần đưa ra các tình huống để mở rộng nội dung chơi giúp trẻ có cơ hội thể hiện hành động trong các mối quan hệ khác nhau Ví dụ : Tổ chức sinh nhật cho “con”, qua đó trẻ bộc lộ các mối quan hệ, tình cảm “mẹ, con” tiếp xúc với “khách” thể hiện lòng hiếu khách. Thực tế cho thấy có thể trẻ không hứng thú trong khi chơi vì vậy giáo viên cần phải tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra hướng khắc phục, giáo viên phải biết bao quát, giúp đỡ tham gia khi cần thiết như cung cấp đồ chơi, bổ sung kiến thức chỉ bảo kỷ năng, uốn nắn hành vi…đúng lúc kịp thời cho trẻ. Ví dụ : Trò chơi Bác sĩ Đối với trò chơi này giáo viên nên giúp đỡ trẻ một số câu giao tiếp giữa “bác sĩ” và “bệnh nhân” như: Hỏi han về bệnh, dặn dò uống thuốc…nếu trẻ có hành vi ném, vứt, đập phá đồ chơi cô phải là người uốn nắn hành vi, tạo tình huống giả để trẻ chơi tích cực kịp thời. Ví dụ: Trẻ chơi ở ba góc thì giáo viên nên bao quát cả ba góc để có sự giúp đỡ kịp thời về cách chơi hoặc gợi ý cho trẻ về hướng chơi, giúp trẻ nghĩ ra nhiều cách chơi. 2.3.7. Biện pháp tăng cường kinh nghiệm cho trẻ về các mối quan hệ xã hội. Quan tâm tới từng cá nhân trẻ, đặc biệt là trẻ nhút nhát, rụt rè và hay thụ động. * Tăng cường kinh nghiệm cho trẻ về các mối quan hệ xã hội. Cô có thể cho trẻ xem tranh ảnh, xem băng hình các phương tiện nghe nhìn về các mối quan hệ trong giao tiếp sinh hoạt của người lớn Ví dụ: Những hình ảnh về mối quan hệ giao tiếp, ứng xử trong bán hàng (giao tiếp giữa người mua và người bán) Khi tổ chức cho trẻ quan sát giáo viên cần phải lựa chọn nội dung theo đúng chuẩn mực để trẻ có thể áp dụng những kinh nghiệm đó vào những trò chơi của mình. Cô có thể cho trẻ nghe các câu truyện, bài thơ câu đố có nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội để trẻ mở rộng nội dung chơi. Ví dụ: “Thỏ ngoan”, “Thỏ con ăn gì ?”… Hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non không chỉ chú trọng chơi ở hoạt động góc. Ngoài hoạt động chơi ở các góc giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như: Trò chơi để phát triển ngôn ngữ: như đọc ca dao, 14 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 23 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ nhà trẻ 25 36 tháng docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024