………………………………………. 1.1. Lí do chọn đề tài. ……………………………………………………… 1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………. 1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………… 1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM…………………………… 2.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………. 2.2. Thực trạng của vấn đề .……………………………………………… 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Giúp học sinh lớp 12 năng cao kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn…………………………. 2.3.1. Giúp học sinh hiểu rõ cách ra đề làm văn theo quan điểm truyền thống và theo quan điểm mới của Bộ GD - ĐT……………………………………… 2.3.2. Giúp học sinh nắm vững cách thức tìm hiểu đề làm văn theo quan điểm mới ……………………………………………………. 2.3.3. Giúp học sinh nắm vững cách thức tìm ý cho bài văn theo quan điểm mới…………………………………………………………………. 2.3.4. Giúp học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng để tìm hiểu đề, tìm ý cho một số đề văn cụ thể…………………………………………………………. 2.3.5. Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng thời gian hợp lí để tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn …………………………………………………………. 2.3.6. Giáo viên nhận xét, đánh giá năng lực làm bài văn của học sinh qua một số bài kiểm tra cụ thể…………………………………………………… 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………………………………… 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………………. 3.1. Kết luận………………………………………………………………… 3. 2. Kiến nghị ……………………………………………………………… Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 2 2 2 3 3 3 3 3 5 5 7 9 12 17 17 18 20 20 20 21 MỤC LỤC 1 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình làm một bài văn ở trường phổ thông: đây là bước có ý nghĩa quan trọng, quyết định phương hướng lựa chọn kiểu văn bản, cùng với việc sử dụng các thao tác tư duy hoặc các phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản và nội dung bài văn. Để đánh giá một bài văn hay, căn cứ điều đầu tiên và then chốt nhất là bài văn có đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài đặt ra không? Trong những năm gần đây, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo đã có nhiều đổi mới ở khâu ra đề và không dễ dàng ở những năm đầu đổi mới đối với cả người dạy và người học. Khi làm một bài văn nghị luận, đa số học sinh lúng túng nhiều nhất là khâu tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn. Làm văn là một công việc đầy sáng tạo và khó nhọc, không chỉ đòi hỏi ở người viết sự am hiểu chữ nghĩa, năng lực tư duy, vốn hiểu biết mà còn thử thách trình độ tạo lập văn bản và cả nhân cách, cá tính của người cầm bút. Tìm hiều đề, tìm ý cho bài văn không phải là công việc mới, song việc luyện tập cho học sinh có thói quen tìm hiểu đề và tìm ý như thế nào cho có hiệu quả thì không phải giáo viên nào cũng chú ý làm. Trong thực tế rất nhiều giáo viên chỉ coi việc luyện tập cho học sinh tìm hiểu đề, tìm ý theo hình thức chiếu lệ, cho có mà chưa khai thác hết vai trò của thao tác này. Muốn có được điều đó, phụ thuộc rất nhiều vào tâm huyết của người giáo viên. Hiểu biết tri thức, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Đó cũng là mục đích cao đẹp của mỗi giờ dạy học Văn nói chung trong nhà trường phổ thông. Đó cũng là mong muốn của bất cứ người thầy, người cô dạy Văn nào. Và đó cũng là mục tiêu cao đẹp của giáo dục: “ Đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng nhất; phát triển nhân cách…”, và để làm được điều này “ hãy tìm ra một phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” ( A kômexki). Với suy nghĩ đó, tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các giờ dạy môn Ngữ Văn tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Từ đó khiến các em thêm yêu thích những giờ học Văn, không còn thấy tẻ nhạt, chán ngắt và lê thê. Những cách làm ấy tuy nhỏ nhưng nó đã góp phần nào trả lại vị trí xứng đáng cho môn Ngữ Văn trong lòng học sinh ở trường phổ thông hiện nay. Những trình bày của bản thân tôi còn nhằm giúp cho giáo viên và học sinh bổ sung kiến thức về tạo lập văn bản, nâng cao chất lượng trong kì thi Tốt nghiệp THPT sắp tới và những năm tiếp theo. Đó chính là lí do khiến tôi chọn đề tài “ Giúp học sinh lớp 12 nâng cao kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn” để nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy ở trường THPT Yên Định 3. Hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ có tác dụng hữu ích với học sinh và đồng nghiệp của Trường THPT Yên Định 3. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm: 2 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com + Giúp học sinh lớp 12 có thêm được các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn, từ đó nhằm nâng cao chất lượng viết bài văn trong các kì thi. + Tìm cho mình một phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với đổi mới thi cử, tạo ra không khí hứng thú, giúp các em đạt kết quả cao trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2020 và các năm tiếp theo. + Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết quả nỗ lực của bản thân, giúp cho tôi có nhiều động lực mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi vào nghiên cứu “Giúp học sinh lớp 12 nâng cao kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn” thuộc bộ môn Ngữ văn. - Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 12, cụ thể là 3 lớp 12C1, 12C2, 12C3. - Thời gian áp dụng: giáo viên tiến hành áp dụng đề tài vào các buổi dạy phụ đạo, bồi dưỡng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài“Giúp học sinh lớp 12 nâng cao kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn” tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Đây là phương pháp quan trọng để khảo sát các nội dung mà đề văn hướng tới. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp những dạng đề cụ thể để hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn. Phương pháp này được sử dụng như một phương pháp chính trong quá trình thực hiện đề tài. - Phương pháp đối chiếu, so sánh: Đối chiếu, so sánh mức độ tiến bộ của học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài. Những phương pháp trên sẽ được tôi sử dụng đan xen trong quá trình nghiên cứu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Cơ sở của việc dạy học bộ môn Dạy học là một tác động hai chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức, còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh. Nếu giáo viên có phương pháp tốt thì học sinh sẽ nắm kiến thức dễ dàng, có thể giải quyết tốt các dạng đề và ngược lại. 2.1.2. Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng - Về mặt kiến thức: Học sinh cần nắm vững kiến thức, kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn để từ đó vận dụng vào các dạng đề cụ thể. - Về kĩ năng: Học sinh phải nắm được kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn. Đó là những kĩ năng cần thiết các em cần phải nhớ trước khi viết bài văn. 2.2. Thực trạng của vấn đề - Việc học của học sinh: Thực tế cho thấy, học sinh hiện nay ít mặn mà với các môn xã hội, trong đó có môn Văn. Các em học Văn chỉ với tính chất đối phó, ít em có năng khiếu thực sự. Nhiều học sinh vốn kiến thức xã hội và văn học quá nghèo nàn nên trong quá trình học và làm bài các em gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân một phần do các em có lối học thụ động máy móc theo sách 3 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com vở, ngại đọc, ngại tìm hiểu đề, tìm ý cho đề bài nên dẫn đến tình trạng làm bài bị lạc đề, thiếu ý hoặc lan man. - Việc thi cử: Trong thi cử, việc tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn là một khâu quan trọng để các em không bị lạc đề, sa đề, thiếu ý trong quá trình làm bài. Để viết bài văn đạt kết quả cao đòi hỏi học sinh không chỉ trang bị những kiến thức phong phú về các vấn đề xã hội mà cần tìm hiểu kĩ các tác phẩm văn học để từ đó biết cách vận dụng vào từng đề thi cụ thể thì mới có thể đạt điểm cao. - Trong thực tế giảng dạy: Tìm hiểu đề và tìm ý là một yêu cầu bắt buộc trước khi đặt bút viết bài văn nhằm giúp bài văn tránh được tình trạng xa đề, lạc đề, nội dung lan man, thiếu ý, thừa ý. Bản thân giáo viên cũng có lúc rất xem nhẹ việc tìm hiểu đề và tìm ý trong giờ dạy của mình. Song khi thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tìm hiểu đề và tìm ý có liên quan mật thiết tới hiệu quả tăng, giảm của chất lượng bộ môn Văn. Từ đó, tôi đã tiến hành trao đổi với các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Yên Định 3 và để kiểm nghiệm cho cách làm của mình, tôi đã thực hiện điều tra 120 học sinh thuộc 3 lớp 12C1, 12C2, 12C3 bằng phiếu khảo sát học sinh, với câu hỏi đặt ra là: Em có thói quen đọc đề văn trước khi làm bài không? Em có thói quen tìm hiểu đề và tìm ý trước khi làm bài văn không? Kết quả như sau: - Với câu hỏi 1: Em có thói quen đọc đề văn trước khi làm bài không? + 110 học sinh trả lời có thói quen đọc đề trước khi làm bài ( chiếm 91,7%) + 10 học sinh trả lời rằng em không quan tâm đọc đề trước khi làm bài ( chiếm 8,3%) - Với câu hỏi 2: Em có thói quen tìm hiểu đề và tìm ý trước khi làm bài văn không? + 60 học sinh trả lời không bao giờ có thói quen tìm hiểu đề, tìm ý trước khi viết bài văn (chiếm 50%). + 40 học sinh trả lời có thói quen đọc đề, gạch chân các từ quan trọng nhưng chưa chú ý đến việc tìm ý cho đề bài (chiếm 33,3%). . + 20 học sinh trả lời đó là công việc em thường làm và là điều kiện giúp cho bài văn của em đạt kết quả cao (chiếm 16,7%). Kết quả một số bài kiểm tra viết bài văn nghị luận khi tôi chưa áp dụng đề tài: Lớp Bài kiểm tra Điểm < 5 Điểm 5 – <7 Điểm 7- <8 Điểm 8-10 ( %) ( %) ( %) ( %) 12C1: Bài số 1 10 ( 25%) 21 (52,5%) 8( 20%) 1( 2,5%) 40 HS Bài số 2 8( 20%) 21 (52,5 %) 9 ( 22,5%) 2 ( 5%) 12C2: 41 HS 12C3: 39 HS Bài số 1 9 ( 22%) 20 ( 48,8%) 10 ( 24,4%) 2 ( 4,8%) Bài số 2 Bài số 1 7 ( 17,1%) 10 ( 25,6%) 21( 51,2%) 19 ( 48,7%) 10 ( 24,4%) 9 ( 23,1%) 3 ( 7,3%) 1 ( 2,6%) Bài số 2 9 (23,1%) 18 ( 46,2%) 10 (25,6%) 2 (5,1%) 4 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Kết quả khảo sát cho thấy, trước một đề làm văn, phần đông số học sinh chưa có thói quen tìm hiểu đề và tìm ý. Học sinh chỉ đọc đề một vài lần và viết bài luôn, không tìm ý trước mà vừa viết vừa suy nghĩ để tìm ý, chưa biết cách phân tích đề làm cơ sở cho việc tìm ý. Đặc biệt đối với dạng đề mở, đa số các em gặp khó khăn ở khâu xác định các phương thức biểu đạt hoặc thao tác tư duy cần sử dụng để làm bài, lúng túng ở việc tìm ý, bị động trong quá trình viết bài; bài làm văn vừa thiếu ý, lạc ý vừa không đáp ứng đúng đặc trưng kiểu văn bản mà đề bài yêu cầu tạo lập. Từ kết quả các bài kiểm tra của 3 lớp 12C1, 12C2, 12C3, tôi thấy điểm dưới trung bình chiếm tỉ lệ khá cao: từ 17,1% 25,6%; điểm trung bình chiếm tỉ lệ rất cao từ 46,2% - 52,5%; điểm khá chiếm tỉ lệ khá thấp từ 20% - 25,6%. Còn điểm giỏi chiếm tỉ lệ rất thấp từ 2,5% - 7,3%. Từ thực tế trên tôi nhận thấy rằng là giáo viên trực tiếp đứng lớp 12 chúng ta cần trang bị cho các em những kiến thức và kĩ năng cần thiết về tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn để các em tự tin làm tốt bài văn nghị luận, từ đó góp phần nâng cao kết quả trong kì thi Tốt nghiệp THPT sắp tới. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Giúp học sinh lớp 12 nâng cao kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn. 2.31. Giúp học sinh hiểu rõ cách ra đề làm văn theo quan điểm truyền thống và theo quan điểm mới của Bộ GD – ĐT. 2.3.1.1. Đề làm văn theo quan điểm truyền thống. Trên thực tế, đề làm văn có nhiều dạng khác nhau ( trực tiếp và gián tiếp), nhưng có thể thấy kết cấu chung của một đề làm văn theo quan điểm truyền thống thường có 2 phần: Nêu yêu cầu kiểu bài và giới hạn vấn đề. - Phần 1 mang đặc tính thông tin hiệu lệnh chứa đựng yêu cầu và cách làm bài như giải thích, chứng minh ( làm sáng tỏ), phân tích, bình giảng, bình luận… - Phần 2 nhằm gợi ý định hướng nội dung cho học sinh, giúp các em trả lời câu hỏi Viết cái gì? Trong phạm vi nào? Ví dụ: Đề 1. Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Đề 2. Việt Bắc cũng rất tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ ông. ( Sách giáo viên Văn 12, 1992). Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích hai mươi câu đầu của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Đề 3. Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. 2.3.1.2. Đề làm văn theo quan điểm mới của Bộ GD – ĐT. Theo quan điểm mới: Đề thi phải khơi dậy những suy nghĩ riêng đồng thời rèn luyện cho học sinh óc phê phán, nhìn vấn đề trên nhiều mặt, tránh ra đề kiểu suôn sẻ, dạng thỏa hiệp một chiều. Với mục đích ấy, đề thi môn Ngữ văn trong những năm gần đây chủ yếu ra đề theo hướng “ mở” – chỉ nêu ra đề tài hoặc vấn đề cần bàn bạc trong bài văn, không giới hạn cứng nhắc việc vận dụng các phương thức biểu đạt hoặc các thao tác tư duy để viết bài văn, khuyến khích học sinh suy nghĩ nhiều chiều và 5 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com bày tỏ quan điểm riêng của mình trước một vấn đề. Đề “ mở” khác loại đề “đóng”, đề “ khép kín”. Sử dụng loại đề này phân hóa học sinh sẽ phù hợp hơn. Dạng 1: Dạng đề chỉ nêu ra đề tài hoặc vấn đề để học sinh làm bài, không nêu yêu cầu về kiểu văn bản và cách thức làm bài. Ví dụ 1. “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” ( Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, 2008). Ví dụ 2. Người phụ nữ xưa với tình yêu và hôn nhân qua một số bài ca dao ( Ngữ văn 10, tập 1, Ban KHXH – NV, NXB GD, 2008). Ví dụ 3. Dòng sông truyền thống trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi ( Ngữ văn 12, tập 2 NXB GD, 2008 – Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh của Thanh Hóa năm học 2009 – 2010). Dạng 2: Dạng đề có kết cấu 2 phần: Phần nêu mệnh đề để làm bài và phần giới thiệu giới hạn vấn đề của đề bài. Ví dụ 1: Nhà thơ Tố Hữu viết: “ Ôi! sống đẹp là thế nào hỡi bạn”? Anh/ chị hãy tìm câu trả lời trong cuộc sống và trong văn học ( Ngữ văn 10, tập 2, ban KHXH-NV) Ví dụ 2: …Tây Tiến đoàn bình không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất , Sông Mã gầm lên khúc độc hành … (Quang Dũng - Tây Tiến, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.89) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét cảm hứng lãng mạn và tính bi tráng trong cách thể hiện của tác giả. Ví dụ 3: Cho đoạn văn sau: “…Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì. Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt. Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được. Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con. May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới": - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… 6 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.” (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 28-29) Cảm nhận của anh/ chị về diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn trên. 2.3.2. Giúp học sinh nắm vững cách thức tìm hiểu đề làm văn theo quan điểm mới. Đây là vấn đề khó không chỉ đối với học sinh mà ngay cả đối với giáo viên vì đề làm văn theo quan điểm hiện nay chủ yếu ra theo hướng “mở” để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Loại đề này hay ở chỗ hạn chế được lối làm văn sao chép, tái hiện, học sinh phải tự mình suy nghĩ và nêu được suy nghĩ của chính mình. Nhưng sẽ rất khó đối với học sinh học lực yếu và trung bình. Theo tôi, nên dựa vào những căn cứ sau đây để tìm hiểu đề làm văn theo quan điểm mới: - Dựa vào lời văn trong đề bài để xác định vấn đề cần nghị luận. Đề ra yêu cầu gì cần giải quyết. - Căn cứ vào yêu cầu của đề để xác định kiểu văn bản và dạng bài cần tạo lập: đề yêu cầu kiểu văn bản nào? Thuộc dạng bài làm văn nào? - Xác định phương thức biểu đạt hoặc các thao tác làm bài nhằm đảm bảo một số chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt: các phương thức biểu đạt hoặc các thao tác tư duy nào cần được sử dụng để làm bài văn? Sử dụng chúng khi nào? - Phạm vi tư liệu: cần bám vào yêu cầu và giới hạn của đề bài để xác định phạm vi tài liệu cho phù hợp. Ví dụ 1: Nhà thơ Tố Hữu viết: Ôi! sống đẹp là thế nào hỡi bạn? Anh/ chị hãy tìm câu trả lời trong cuộc sống và trong văn học. Với đề bài này, quá trình tìm hiểu đề, các em cần đặt và trả lời được các câu hỏi sau: - Học sinh cần xác định đây là kiểu bài gì? -> Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - Vấn đề cần nghị luận trong câu thơ của Tố Hữu là gì? -> Câu thơ nêu lí tưởng và hướng con người tới hành động để nâng cao phẩm chất, giá trị của mình. - Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống như thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào? -> Để sống đẹp con người cần rèn luyện các phẩm chất: lí tưởng đúng đắn, tâm hồn lành mạnh, trí tuệ sáng suốt, hành động tích cực… - Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận và phương thức biểu đạt nào? 7 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com -> Vận dụng kết hợp các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… những biểu hiện của lối sống đẹp trong bài viết. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. - Bài viết cần sử dụng tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao? -> Bài viết chủ yếu sử dụng tư liệu trong cuộc sống và có thể sử dụng tư liệu trong tác phẩm văn học ( vì văn học phản ánh cuộc sống). Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/ chị về lời giục giã, khát vọng sống, khát vọng tình yêu của nhà thơ Xuân Diệu qua đoạn thơ sau: Ta muốn ôm: Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta mướn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếch choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! ( Trích Vội vàng, Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD 2008) Với đề bài này, quá trình tìm hiểu đề, các em cần đặt và trả lời được các câu hỏi sau: - Học sinh cần xác định được đây là kiểu bài gì? -> Kiểu bài văn nghị luận văn học (cụ thể là nghị luận về một đoạn thơ). Từ đó lựa chọn cách thức làm bài phù hợp. - Xác định vấn đề cần nghị luận? -> Lời giục giã, khát vọng sống và khát vọng tình yêu của nhà thơ Xuân Diệu qua đoạn thơ cuối. - Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận và phương thức biểu đạt nào? -> Đề văn này yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ, trong đó thao tác lập luận chính là phân tích. Các thao tác sử dụng với phân tích là giải thích, chứng minh, so sánh, bình luận và tổng hợp đánh giá. Nghị luận là phương thức biểu đạt chính của bài văn, bên cạnh đó học sinh có thể sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm. - Lưu ý: Bài văn yêu cầu cảm nhận về đoạn thơ nên học sinh cần lưu ý đề văn muốn nhấn mạnh đến ấn tượng, cảm thụ của người viết – đặc biệt, đối với dạng văn nghị luận văn học lại càng phải có sự cảm thụ, liên tưởng, đồng cảm và ấn tượng chủ quan của người làm bài được gợi lên từ tác phẩm. Bởi vậy, học sinh cần lưu ý các cụm từ như “cảm nghĩ’, “cảm nhận” trong đề bài không đơn giản là phát biểu cảm tưởng, suy nghĩ mà còn là yêu cầu nghị luận trên cở sở cảm thụ. - Phạm vi tư liệu: các tác phẩmThơ mới, nhà thơ Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng, đoạn thơ trong đề bài. Ví dụ 3: 8 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành ( Ngữ văn 12, tập 2, NXB GD 2008) Với đề bài này, quá trình tìm hiểu đề, các em cần đặt và trả lời được các câu hỏi sau: - Học sinh cần xác định đây là kiểu bài gì? -> Kiểu bài nghị luận văn học (đề thuộc dạng nghị luận về tác phẩm tự sự) - Xác định vấn đề cần nghị luận? ->Nghị luận về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành - Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận và phương thức biểu đạt nào? -> Đề bài yêu cầu nghị luận về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Vì vậy, nghị luận là phương thức biểu đạt chủ yếu kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Các thao tác lập luận kết hợp gồm phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận nhằm làm nổi bật số phận của rừng xà nu trong tầm đại bác của đồn giặc, sức sống bất diệt của cây xà nu và ý nghĩa biểu tượng của cây xà nu trong truyện. - Lưu ý: Từ cảm nhận nhằm nhấn mạnh yêu cầu người làm bài phải trình bày những nhận định, phân tích của mình. Khi trình bày cảm nhận, suy nghĩ phải có lí lẽ, lập luận, phân tích, chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể kết hợp linh hoạt nhiều phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận khác. - Phạm vi tư liệu: các tác phẩm văn học, nhà văn Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu, đặc biệt là đoạn trích trong đề bài. 2.3.3. Giúp học sinh nắm vững cách thức tìm ý cho bài văn theo quan điểm mới. Để học sinh không bị lạc đề, lạc ý hay sót ý trong quá trình tìm ý cho bài văn, theo tôi có thể tiến hành các cách sau: Cách 1: Dựa vào tính chất của dạng bài mà đề yêu cầu tạo lập để tìm ý cho bài viết: trả lời câu hỏi viết cái gì? Cách 2: Căn cứ vào vấn đề được nêu ra trong đề bài để đặt ra các câu hỏi và trả lời câu hỏi. Đây thực chất là yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề bài, lật đi lật lại vấn đề ở nhiều mặt để tìm ý cho bài văn trước khi viết. Ví dụ 1: Tìm ý cho đề bài sau: Nhà thơ Tố Hữu viết: Ôi! sống đẹp là thế nào hỡi bạn? Anh/ chị hãy tìm câu trả lời trong cuộc sống và trong văn học. Với đề bài này, giáo viên phải định hướng học sinh được các vấn đề sau: * GV định hướng cho học sinh nắm được tính chất của dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: đó là dạng bài bàn bạc, làm sáng tỏ một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người, chỉ ra chổ đúng - sai của một tư tưởng nào đó nhằm thuyết phục người nghe, người đọc. Cụ thể bài viết phải đảm bảo các ý sau: - Giải thích vấn đề: giải thích từ, cụm từ, nghĩa của câu - Bàn luận, phân tích, chứng minh khía cạnh đúng của vấn đề - Phê phán những mặt trái của vấn đề - Bài học về nhận thức và hành động được rút ra từ vấn đề 9 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com * GV hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn nghị luận về câu nói: Ôi! sống đẹp là thế nào hỡi bạn? bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: - Giải thích thế nào là sống đẹp? là sống có ý nghĩa, biết hi sinh; có ước mơ, hoài bão; có tâm hồn lạc quan, yêu đời; có ý chí nghị lực và có những hành động thiết thực… - Bàn luận, chỉ ra những biểu hiện của lối sống đẹp? + Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả phù hợp với thời đại, xác định được vai trò trách nhiệm của bản thân + Có trí tuệ mỗi ngày thêm rộng mở, sáng suốt + Có đời sống tâm hồn, tình cảm lành mạnh, cao đẹp, nhân ái, đúng mực, phong phú và hài hòa. + Có hành động tích cực, đúng đắn, lương thiện - Chứng minh một số biểu hiện của lối sống đẹp? + Trong văn học: ca dao, truyện cổ tích, thơ văn trung đại, thơ văn hiện đại…. + Trong cuộc sống: những tấm gương người thật, việc thật… - Phê phán những lối sống như thế nào? phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp như: ích kỉ, vô cảm… - Em rút ra bài học gì về nhận thức và hành động? “Đời người chỉ sống có một lần phải sống sao cho ra sống ? Phải sống sao cho trước khi nhắm mắt xuôi tay ta không phải xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí. Để trước khi nhắm mắt, xuôi tay ta có thể tự hào rằng : tất cả đời ta, tất cả sức lực ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao quý của loài người’. Lời bất hủ của chàng thanh niên Paven Coosoghin trong tiểu thuyết “Thép đã tôi là thế đấy” cũng là phương châm sống đẹp của tuổi trẻ chúng ta trong thời đại đất nước hội nhập và phát triển hôm nay. Ví dụ 2: Nhiều chuyên gia cho rằng sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hội đang làm lo ngại về sự bùng phát của “ đại dịch ái kỉ” ( bệnh tự yêu mình) và việc tự chụp ảnh và đếm “ like” cho những thông tin của mình trên những trang mạng xã hội chỉ là một biểu hiện. Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng được nêu trong ý kiến trên. Với đề bài này, giáo viên phải định hướng học sinh được các vấn đề sau: * GV định hướng cho học sinh nắm được tính chất của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, đó là bàn bạc chỉ ra thực trạng, hậu quả, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của hiện tượng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe. Cụ thể bài viết phải đảm bảo các ý sau: - Giải thích và nêu rõ thực trạng, các biểu hiện cụ thể của hiện tượng trong đời sống. Yêu cầu: Cần trả lời được câu hỏi: Nó là như thế nào? - Phân tích hậu quả, kết quả của hiện tượng. Yêu cầu: phân tích hậu quả nếu là hiện tượng tiêu cực, kết quả nếu là hiện tượng tích cực. - Nêu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên . Yêu cầu: Cần nêu nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa - Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả của hiện tượng . Yêu cầu: Cần trả lời được câu hỏi: Cần phải làm gì? - Liên hệ bản thân, rút ra bài học gì về nhận thức và hành động. 10 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com * GV hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống trên bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: - Giải thích đại dịch ái kỉ là gì?: + Khái niệm “ ái kỉ”: chỉ căn bệnh tự yêu bản thân mình. Đó được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. - Hậu quả của thực trạng trên như thế nào? + Hiện tượng này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm hình thành một thế hệ trẻ tự yêu mình, ít hòa nhập với xã hội. + Người nghiện điện thoại hay các trang mạng xã hội thường có lối sống, thái độ thiếu đồng cảm với mọi người: thay vì giao tiếp cá nhân, họ chỉ chú ý vào màn hình điện thoại để sống với thế giới ảo của mình. + Hiện tượng này dẫn đến tình trạng con người thiếu kiểm soát những ham muốn của bản thân nên có những hành động bất thường chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân mình: ăn mặc như nhân vật tưởng tượng, mua sắm vật dụng cá nhân đắt tiền để chạy theo phong trào, dễ sa ngã… - Nguyên nhân của thực trạng trên? + Chứng bệnh này là hậu quả của lối sống xa hoa, chú trọng hình ảnh, danh tiếng. Nó là một trong những biểu hiện của lối sống “ tôi là trung tâm” + Nó cũng xuất phát từ việc người sử dụng mạng xã hội chưa có những nhận thức đúng đắn, dẫn đến tình trạng lạm dụng. + Ngoài ra, do cha mẹ ít có thời gian quan tâm, để ý đến con cái nên không quản lí được thời gian sử dụng mạng xã hội của con cái. - Giải pháp khắc phục thực trạng trên? + Mỗi cá nhân cần ý thức được ranh giới ảo và thực tế để cân bằng cuộc sống. + Gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ, định hướng cho các thành viên trong cộng đồng, nhất là giới trẻ để mỗi cá nhân có cuộc sống thật lành mạnh, hài hòa với xã hội. - Bài học về nhận thức và hành động cho bản thân? + Cần nhận thức được đây là hiện tượng tiêu cực do mạng xã hội gây ra để từ đó lựa chọn cho mình một cách sống phù hợp… Ví dụ 3: Tây Tiến đoàn bình không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất , Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Quang Dũng - Tây Tiến, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.89) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét cảm hứng lãng mạn và tính bi tráng trong cách thể hiện của tác giả. Với đề bài này, giáo viên phải định hướng học sinh được các vấn đề sau: 11 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com * GV định hướng cho học sinh nắm được tính chất của dạng bài nghị luận về một đoạn thơ để từ đó lựa chọn phương pháp nghị luận cho phù hợp. Cụ thể bài viết phải đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ. - Cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ ( HS vận dụng các thao tác như phân tích, chứng minh, bình luận… và phương thức biểu đạt như nghị luận, biểu cảm để làm sáng tỏ giá trị nội dung và hình thức của đoạn thơ). - Đánh giá khái quát về đoạn thơ, bài thơ. * GV hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn nghị luận về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng trong cách thể hiện của tác giả. Để tìm ý cho đề bài trên, học sinh có thể đặt và trả lời các câu hỏi sau: - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm? -> Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. -> Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986). - Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: + Đoạn thơ đã khắc họa bức chân dung người lính Tây Tiến như thế nào? ( HS vận dụng các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt để làm nổi bật vẻ đẹp bức chân dung người lính Tây Tiến). Cần đảm bảo các ý sau: -> Ngoại hình ( bi thương): không mọc tóc, quân xanh màu lá… -> Sức mạnh nội tâm, tinh thần chiến đấu ( hào hùng)… -> Vẻ đẹp tâm hồn đầy mộng mơ ( lãng mạn)… -> Lí tưởng, khát vọng… -> Sự dũng cảm, hi sinh… + Những đặc sắc về phương diện nghệ thuật của đoạn thơ? -> Bút pháp hiện thực và lãng mạn, thủ pháp đối lập, sử dụng từ Hán Việt, nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ… - Nhận xét về bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng: + Cảm hứng lãng mạn được thể hiện như hế nào qua đoạn thơ? -> Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc. + Màu sắc bi tráng được thể hiện qua những hình ảnh nào? -> Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho Tổ quốc, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người. - Đánh giá khái quát về đoạn thơ, bài thơ? + Đoạn thơ đã khắc họa thành công bức chân dung người lính Tây Tiến những con người hào hùng, hào hoa, đậm chất bi tráng. 12 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com + Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của đời thơ Quang Dũng nói riêng và là bài thơ tiêu biểu của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp nói chung. 2.3.4. Giúp học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng để tìm hiểu đề, tìm ý cho một số đề văn cụ thể. Đề 1. Internet – con dao hai lưỡi * Tìm hiểu đề: - Học sinh cần xác định đề bài thuộc kiểu bài nghị luận gì? Từ đó vận dụng các thao tác lập luận và các bước làm bài cho phù hợp. -> Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Học sinh cần xác định được vấn đề cần nghị luận trong đề là gì? ->Vấn đề cần nghị luận: tiện ích và tác hại của việc sử dụng internet - Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào? -> Vận dụng kết hợp các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận….; phương thức biểu đạt chính: nghị luận. - Bài viết cần sử dụng tư liệu thuộc lĩnh vực nào để làm dẫn chứng? -> Bài viết chủ yếu sử dụng tư liệu trong cuộc sống. * Tìm ý cho đề văn: Bài viết cần đặt và trả lời được các câu hỏi sau: - Giải thích vấn đề: + Thế nào là Internet? Internet là hệ thống thông tin toàn cầu có thể truy cập công cộng gồm các mạng máy tính liên kết với nhau. + Vì sao Internet là con dao hai lưỡi? vì Internet có những tiện ích to lớn bên cạnh những tác hại khôn lường ( vừa là “túi khôn” vừa là “thùng rác” của loài người) - Phân tích, chứng minh tiện ích và tác hại của Internet: + Tiện ích của Internet? Cung cấp thông tin, mở mang hiểu biết, giúp con người giao lưu, thư giãn… + Tác hại của Internet biểu hiện như thế nào? Làm cho văn hóa đọc có nguy cơ bị mai một, là nguyên nhân phá vỡ kết nối giữa các cá nhân với cộng đồng khi họ say mê trong thế giới ảo; là phương tiện để kẻ xấu lợi dụng truyền đi những thông tin không có lợi; là nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ bỏ bê học hành, vi phạm pháp luật. - Nguyên nhân của thực trạng: + Những nguyên nhân nào dẫn đến tác hại của việc sử dụng Internet? -> Nguyên nhân chủ quan: do con người thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí và nghị lực; do không được quan tâm từ gia đình và xã hội dẫn đến lối sống buông thả. -> Nguyên nhân khách quan: sự quản lí lỏng lẻo của cơ quan chức năng, nhiều kẻ vì lợi ích kinh tế mà sẳn sàng khai thác những trang web xấu. - Giải pháp khắc phục và bài học cho bản thân: + Làm thế nào để Internet phát huy tác dụng tốt nhất trong cuộc sống? -> Người sử dụng: biết sử dụng đúng mục đích, sử dụng một cách thông minh, linh hoạt. -> Cơ quan quản lí: cần có những biện pháp tích cực, quản lí chặt chẽ những thông tin trên mạng -> Bản thân cần rút ra bài học gì? 13 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta ? Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, Tr.111) * Tìm hiểu đề: - Học sinh cần xác định được đây là kiểu bài gì? -> Kiểu bài văn nghị luận văn học (cụ thể là nghị luận về một đoạn thơ). - Xác định vấn đề cần nghị luận? -> Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ. - Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận và phương thức biểu đạt nào? -> Đề văn này yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ, trong đó thao tác lập luận chính là phân tích. Các thao tác sử dụng với phân tích là giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh và tổng hợp đánh giá. Nghị luận là phương thức biểu đạt chính của bài văn, bên cạnh đó học sinh có thể sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm. - Phạm vi tư liệu: Nhà thơ Tố Hữu, thơ Việt Bắc, trọng tâm là đoạn thơ trong đề bài và một số bài thơ cùng đề tài. * Tìm ý cho đề văn: - GV định hướng cho học sinh nắm được tính chất của dạng bài nghị luận về một đoạn thơ để từ đó lựa chọn phương pháp nghị luận cho phù hợp. - GV hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn nghị luận về đoạn thơ trên để làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc. Cụ thể học sinh cần và trả lời các câu hỏi sau: + Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích? ->Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, phong cách thơ trữ tình – chính trị. -> Việt Bắc là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu, bài thơ được sáng tác năm 1954, in trong tập cùng tên. -> Đoạn thơ dưới đây là là vẻ đẹp của bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc. + Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: 14 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 22 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 nâng cao kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |