Văn chương là nghệ thuật phản ánh cuộc sống hiện thực bằng ngôn từ, là kết quả của quá trình nhận thức sáng tạo của nhà văn về đời sống. Văn chương vừa là hiện thực vừa là sáng tạo, vừa là hình ảnh chủ quan của nhà văn. Việc tiếp nhận văn chương ở ngoài đời là hoàn toàn mang tính tự phát. Nhưng tiếp nhận tác phẩm văn chương trong nhà trường lại mang tính tự giác. Phần văn học trung đại Việt Nam được đưa vào chương trình văn THCS và THPT giúp học sinh tiếp nhận được những tri thức sáng tạo của ông cha. Từ đó có cái nhìn trân trọng với những giá trị văn hoá tinh thần của ông cha. Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác số một trong lịch sử văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Vì vậy các soạn giả SGK đã dành cho nó một vị trí xứng đáng trong chương trình văn học phổ thông. Tuy nhiên đây là một tác phẩm hay nhưng khó, giáo viên phải có cách tiếp cận phù hợp. Tiếp cận tác phẩm Truyện Kiều từ không gian và thời gian nghệ thuật là cách tiếp cận phù hợp. Đây cũng là xu hướng mới trong việc tiếp cận Truyện Kiều hiện nay. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề. I. Mấy chặng đường nghiên cứu thi pháp "Truyện Kiều ": Từ khi ra đời đến nay Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và đời sống văn học nói riêng. Ý thức tư tưởng và ý thức xã hội phát triển tới đâu thì sự nghiên cứu, khám phá phát triển tới đó, chỉ riêng lĩnh vực nghiên cứu, tìm hiểu thi pháp tức tìm hiểu nghệ thuật của Nguyễn Du trong tác phẩm này cũng đã trải qua nhiều chặng đường tương ứng với bước phát triển của ý thức nghiên cứu và ý thức nghệ thuật. 2 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com , , Thi pháp học cổ điển xem tác phẩm văn học là do cảm vật mà có, là sự biểu hiện của tấm lòng, thường xem tác phẩm là một tổng thể do các yếu tố riêng biệt hợp lại. Đánh giá tác phẩm là đánh giá những yếu tố đó. Cốt sao chúng được biểu hiện cho tốt, cho thật, cho khéo, cho réo rắt, thiết tha. Đối với các tác phẩm tự sự các yếu tố đó thường là tả người, tả cảnh, tỏ tình, dùng điển tích, điển cố, dùng chữ. các tác giả bình luận Truyện Kiều xưa nay phần nhiều không đi ra ngoài thông lệ đó. Bước chuyển hướng trong nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều diễn ra từ sau Cách mạng tháng Tám. Các nhà nghiên cứu đã có ý thức về phương pháp, về việc xem xét tác phẩm trong quan hệ với hiện thực đời sống xã hội. Thời kỳ này cũng xuất hiện một khuynh hướng xã hội học dung tục lộ liễu, phân tích nhân vật theo thành phần giai cấp và quan hệ giai cấp. Với quan điểm xã hội học dung tục thì vấn đề Thi pháp trở nên có nghĩa. Bước tiến mới đánh dấu sự chuyển hẳn sang nghiên cứu Thi pháp Truyện Kiều theo một quan niệm mới là công trình tìm hiểu phong cách Nguyễn Du "Truyện Kiều " của Phan Ngọc. Tác giả khẳng định Truyện Kiều là một sáng tạo riêng chưa từng có trong truyền thống nghệ thuật của Trung Quốc và cả của Việt Nam lần đầu tiên các vấn đề như nguyên tắc tự sự, con người, phương pháp miêu tả tâm lý, các biện pháp ngôn ngữ, cách kết cấu theo kiểu kịch mới được đề xuất Về vấn đề Thi pháp Truyện Kiều thú vị ở chỗ, chỉ có khám phá về một Thi pháp có thể vạch ra thực chất sáng tạo của Nguyễn Du trong một tác phẩm mà bề ngoài có thể như là phiên dịch, phóng tác, chuyển thể. Cái bề ngoài ấy một thời gian dài đã che mờ tính độc đáo của Nguyễn Du. Hầu hết mọi người đọc Truyện Kiều đều yêu mến tác phẩm đồng cảm với tác phẩm mà không phải ai cũng có thể nói được cái mới của nghệ thuật Nguyễn Du ở chỗ nào. II. Không gian nghệ thuật của Truyện Kiều: 3 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com , , , , Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về các thế giới mà con người đang sống đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tiểu thuyết lưu lạc kể về một kể về một cuộc đời ba chìm bảy nổi. Đặc điểm của tiểu thuyết lưu lạc, cũng như một tiểu thuyết phiêu lưu nói chung là xuất hiện liên tục của nhiều không gian xa lạ. Sau mỗi biến cố, nhà văn lại ném vào không gian mới đầy xa lạ, nhiều hiểm hoạ. Trong mười lăm năm lưu lạc giang hồ Kiều đã bỏ quê hương Bắc Kinh tỉnh Hà Bắc, theo Mã Giám Sinh về lầu xanh ở Lâm Truy, tỉnh Sơn Đông. Sau khi được Thúc Sinh cứu, nàng bị lũ Ưng Khuyển bắt về nhà Hoạn Thư ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Trốn khỏi nhà Hoạn Thư. Kiều rơi vào nhà họ Bạc và bị bán về Châu Thai, tỉnh Triết Giang. Sau khi Từ Hải chết, Kiều tự tử ở sông Tiền Đường và trôi dạt về quận Nam Bình, tỉnh Phúc Kiến. Tại đây nàng may mắn gặp lại Kim Trọng và gia đình theo chàng tới nơi trị nhậm. Quả là một không gian lưu lạc nghìn dặm! Tuy nhiên, bảng liệt kê các không gian địa lí không đặc trưng cho không gian nghệ thuật của truyện. Đó chỉ là cái nền khách quan bề ngoài tạo nên cái không gian lưu lạc mênh mông, mịt mù của tiểu thuyết. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự sống con người, gắn liền với ý niệm về giá trị và sự cảm nhận về giới hạn giá trị con người. Không gian nghệ thuật có thể xem là một "không quyển" tinh thần bao bọc cảm xúc ý thức con người, là một hiện tượng tâm linh nội cảm, chứ không phải là một hiện tượng vật lý và địa lý. Không gian địa lý, vật lý xung quanh chỉ là yếu tố mang không gian sự sống của con người. Không gian trước lưu lạc bao giờ cũng là một không gian bình ổn, vững chãi, tượng trưng cho giá trị chuẩn mực. Không gian trong Truyện Kiều cũng vậy nhưng đó cũng là không gian cung cấm, giam hãm mà Kiều sẽ phải thoát ra để đi theo tiếng gọi của hạnh phúc. Vì thế Truyện Kiều cũng là tiểu thuyết giải thoát. Giải thoát và lưu lạc, hai tính chất của cuộc đời Kiều. 4 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com , , , , Không gian lưu lạc là không gian mà mọi mối liên hệ của con người đã bị đứt tung, con người không còn nơi bấu víu, trở lên lênh đênh, vô định, trôi dạt, lơ lửng. Nguyễn Du đã láy đi láy lại cái hình ảnh “cánh bèo mắt nước”, “nước trôi hoa rụng”… trong cuộc đời nàng Kiều. Nhưng mặt khác, với không gian này người đọc lại cảm thấy hết sức thân quen , gần gũi, bởi đó là cảm thức về một không gian xã hội thù địch với với sự sống con người, không ai có thể sống yên ổn trong không gian đó. Đây đúng là cảm nhận về không gian xuất hiện trong tâm tình nhân vật. Trong không gian lưu lạc, chí hướng con người là hướng về quê cũ, nhớ về cội nguồn. Không gian lưu lạc càng cho thấy rõ Kiều là con người của gia đình, một bộ phận của chỉnh thể tự nhiên bền vững. Bảy lần Kiều nhớ nhà là bảy lần nhớ tới những người thân trong tinh thần nghĩa vụ và xót thương thân phận lạc loài. Chính không gian nội cảm đó làm cho người ta quên mất câu chuyện đang xảy ra ở tại các địa danh xa lạ của Trung Quốc mà nhập thân sống với nhân vật như là đang ở Việt Nam. Truyện Kiều đồng thời cũng là tiểu thuyết về khát vọng giải thoát. Là một thiếu nữ trung đại, Thúy Kiều sống trong trùng trùng trói buộc, giam hãm mà nàng phải luôn luôn chủ động thoát ra để được sống như những con người. Khác với không gian của truyện cổ tích là không gian mang sức cản, không gian của tiểu thuyết thường là đấy sức cản để thử thách tính tích cực chủ động của con người. Cuộc đời lưu lạc của Thúy Kiều là một đời đầy những sự giam hãm và những cuộc chạy thoát. Có thể nói không gian giam hãm và không gian lưu lạc là hai không gian chủ yếu của cuộc sống mà con người phải đối phó để tồn tại. Với hai không gian đó Nguyễn Du đã biểu hiện hết các cung bậc tình cảm chân thật của con người đương thời và có thể nói là của con người nói chung. III. Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều: Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như không gian, đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như là một yếu tố của nó. Nếu như mọi hiện tượng của thế giới khách quan khi đi 5 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com , , ,
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 20 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 06/08/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Sáng kiến kinh nghiệm những cách tiếp cận truyện kiều trong nhà trường phổ thông từ sau cách mạng tháng tám đến nay | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |