nh thể thị trường toàn cầu. Đồng thời với quá trình đó là sự hình thành và hoàn thiện các định chế tổ chức kinh tế quốc tế tương thích nhằm quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế đã ngày càng lệ thuộc chặt chẽ giữa các quốc gia và khu vực. Với quan điểm chủ đạo của Đảng và Nhà nước ta là “đa phương hóa và đa dạng hóa trên cơ sở công bằng lợi ích giữa các đối tác,... tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có, song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, mở ra các thị trường mới và tích cực tăng cường tiếp cận các thị trường cung ứng công nghệ nguồn” [10, P.III, M.II,C], thì Hoa Kỳ đã trở thành một trong những trọng điểm quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam. Việc tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là nhu cầu bức thiết nhằm đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy xuất khẩu hướng tới một thị trường có tính ổn định cao, và tiếp cận nhập khẩu "công nghệ nguồn". Hơn nữa, Hoa Kỳ còn là một trong những nhà đàm phán lớn cho việc Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là Hoa Kỳ và Việt Nam có quá nhiều điểm khác biệt không chỉ về chế độ chính trị, mà cả kinh tế, ngoại giao, chính sách thương mại... Xét ở khía cạnh khác, trải qua 30 năm liên tục bị Hoa Kỳ cấm vận đã làm cho thị trường Hoa Kỳ tuy hấp dẫn nhưng đầy mới mẻ, xa lạ với Việt Nam. Hàng loạt chính sách, luật lệ phức tạp chưa được chúng ta tìm hiểu, nắm bắt và cập nhật đầy đủ vì vậy các hoạt động kinh tế hai chiều hàm chứa nhiều rủi ro. Mặc dù vậy, vẫn phải khẳng định rằng kể từ khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, quan hệ kinh tế, thương mại đã có bước phát triển rất lớn, đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước được ký kết vào cuối năm 2001. Hoa Kỳ cũng đã có những khoản viện trợ cho Việt Nam, tuy không nhiều và phần lớn là phi Chính phủ. Nói chung, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn nhiều tồn tại, thách thức, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên. Điều này cho thấy việc nghiên cứu phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là rất cần thiết. Đó cũng là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp” làm chủ đề nghiên cứu của luận văn. Đề tài được thực hiện nhằm luận giải cơ sở thực tiễn của việc phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, trên cơ sở đó có những giải pháp thích ứng để đẩy mạnh việc khai thác hiệu quả tiềm năng của cả hai bên, góp phần làm căn cứ cho việc điều chỉnh các quan hệ buôn bán quốc tế cũng như các chính sách thương mại của Việt Nam. Trong bối cảnh và xu hướng quốc tế hoá hiện nay, việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề trên là rất cần thiết, góp phần đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Việt Nam hội nhập nhanh và hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 166 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |