MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3. Đối tượng 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu của tiểu luận NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 1.1. Quyền lực của cơ quan quyền lực nhà nước 1.2. Quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước CHƯƠNG II: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên tắc 2. Nguyên tắc tổ chức 2.1. Nguyên tắc lãnh đạo 2.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ 2.3 Nguyên tắc bình đẳng, công bằng 3.Nguyên tắc hoạt động 3.1. Nguyên tắc quyết định theo đa số 3.2. Nguyên tắc công khai 3.3. Nguyên tắc tranh luận 3.4. Sự tuân thủ quy trình, thủ tục CHƯƠNG III: QUỐC HỘI CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CAO NHẤT CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Vị trí, tính chất của Quốc hội 2. Chức năng nhiệm vụ của Quốc hội CHƯƠNG IV: QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 4 Ở VIỆT NAM CÓ TÍNH THỐNG NHẤT CHƯƠNG V: NHẬN XÉT CHUNG KẾT LUẬN 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi con người khai sinh ra cho đến nay thì đã trải qua bốn kiểu nhà nước các kiểu đó là: nhà nước đầu tiên là nhà nước chủ nô, thứ hai là nhà nước phong kiến, thứ ba là nhà nước tư sản, thứ tư là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Dù ở kiểu nhà nước nào con người cũng muốn hướng đến bình đẳng cho các tầng lớp trong xã hội và nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước đang được các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hướng đến đây có thể xem là nhà nước tiến bộ nhất và cuối cùng trong lịch sử. Vai trò của nhà nước ở bất kỳ một quốc gia nào cũng đều rất to lớn. Phương thức và hiệu quả quản lý của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đối với sự phát triển về mọi mặt của quốc gia đó. Chính vì thế chúng ta cần hiểu rõ về bộ máy nhà nước, đặc biệt là bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa để từ đó đưa ra cách thức quản lý cũng như điều hành nhà nước tốt hơn. Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát. Cơ quan quyền lực nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí nhà nước. Chủ thể quản lý nhà nước là các cá nhân hay tổ chức mang quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước và thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Và có thể khẳng định rằng chủ thể quản lí nhà nước quan trọng nhất là cơ quan quyền lực nhà nước. Để làm rõ nhận định trên, em chọn nghiên cứu đề tài: Tính thớng nhất của cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Việt Nam đã lựa chọn cho mình con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã có quan điểm rõ ràng và đúng đắn về nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là: “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta lại càng chú trọng vận dụng, 6 phát triển, cụ thể hoá vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân. Do vậy, sự quản lý của nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội lại càng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển và bộ mặt của đất nước. Vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước là một vấn đề hết sức hệ trọng; luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chú ý và đưa ra trong các kỳ Đại hội Đảng. Mặc dù nhà nước ta đã phát huy vai trò của mình một cách có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của đất nước, nhưng không phải không có những hạn chế. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu tính thống nhất của quyền lực nhà nước tìm ra những mặt tích cực cũng như hạn chế nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, khi quyền lực nhà nước được thống nhất thì việc phát triển mọi mặt của đời sống xã hội mới được cải thiện, phát triển bền vững và tốt đẹp hơn. Đề tài nghiên cúu những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước nói chung, của cơ quan quyền lực nhà nước nói riêng và tính thống nhất của cơ quan quyền lực nhà nước. Các khái niệm, các phạm trù cơ bản, các yếu tố, các bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý nhà nước của cơ qaun quyền lực nhà nước; mối quan hệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành hệ thống quản lý nhà nước; nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ, hình thức, phương pháp quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước. Trên cơ sở đó, đề tài còn nghiên cứu quá trình đổi mới, hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước để đi đến tính thống nhất chung. 3. Đối tượng Đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đồng thời sử dụng những kiến thức cơ bản của nhiều môn khoa học khác như Lý luận về Nhà nước và pháp luật, Khoa học quản lý, Lý thuyết chung về quản lý xã hội, . để thực hiện nhiệm vụ của nó. Môn học quản lý nhà nước cửa cơ quan quyền lực nhà nước góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, tổ chức và 7 hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước nói riêng và đi đến tính thống nhất của cơ quan quyền lực nhà nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Môn học quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước lấy chủ nghĩa duy vật biện chửng và chù nghĩa duy vật lịch sử; phép biện chứng duy vật làm phương pháp luận nghiên cứu. Điều dó có nghĩa là: Thứ nhất, nghiên cứu về cơ quan quyền lực nhà nước (cơ cấu tổ chức và chức năng) phải xuất phát từ đời sống xã hội và sự tác động trờ lại đối với đời sống xã hội. Thứ hai, khi nghiên cứu cần xem xét sự tồn tại, phát triển cùa cơ quan quyền lực nhà nước và tính thống của cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác của thượng tầng kiến trúc. Thứ ba, chú trọng mối quan hệ thống nhất, tác động giữa cơ cấu tổ chức và chức năng của cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước. Ngoài ra, một sổ khoa học cụ thể khác nằm trong hệ thống các kiến thức về quản lý đòi hỏi việc nghiên cứu môn học phải có sự kết hợp khoa học những khái quát lý luận trong quá trình nghiên cứu. 5. Kết cấu của tiểu luận Bao gồm 3 phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận. 8 NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƯ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 1.1. Quyền lực của cơ quan quyền lực nhà nước Với tư cách là một phạm trù của khoa học chính trị, quyền lực đã được nghiên cửu qua các thời kỳ. Từ cổ đại - trong tác phẩm “Chính trị Aten” của Arixtổt - đển thời trung cổ bời các nhà thần học, các nhà phục hưng, các nhà không tưởng, các nhà bách khoa đến các nhà chính trị hiện đại và các nhà bách khoa triết học toàn thư Liên xô (cũ) vẫn chưa dưa ra được định nghĩa về quyền lực mang tính thuyết phục cao. Tuy nhiên, ở góc độ chung nhất, nội hàm của khái niệm quyền lực bao gồm: Một là, quyền lực ra đời và tồn tại cùng với xã hội loài người. Sự tồn tại của loài người, ngoài những hoạt động riêng biệt của từng cá thể người, con người còn có hoạt động chung trong cộng đồng. Sự hoạt động chung giữa người với người tạo ra quyền của người này đối với người khác. Hay nói một cách khác là quyền lực chính là một loại quan hệ xã hội. Hai là, quyền lực mang tính khách quan. Quyền lực tuy ra đời và tồn tại cùng với hoạt động của xã hội loài người nhưng nó không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người mà đòi hỏi con người phải nhận thức và sử dụng đúng như những gì nó có. Tính khách quan của quyền lực bắt nguồn từ bản chất xã hội của con người mà suy đến cùng là tính quy định của sản xuất vật chất đổi với sự tồn tại và phát triển của con người và loài người. Ba là, quyền lực mang tính phổ biến. Song trong xã hội, mỗi người có nhiều moi liên hệ giữa người với người mà mỗi quan hệ xã hội xác định một quan hệ quyền lực tương ứng nên mỗi người tất phải tham gia nhiều quan hệ quyền lực khác nhau. Từng quyền lực vừa tồn tại độc lập, vừa đan xen chồng chéo lên nhau tạo nên 9 một tổng hòa các quan hệ quyền lực theo yêu cầu của xã hội. Bốn là, quyền lực là quan hệ giữa người chỉ huy và người thi hành. Bất cứ hoạt động chung nào cũng phải cỏ người tổ chức chi huy và người phục tùng sự tổ chức chi huy đó. Chỉ huy và phục tùng chỉ huy là cội nguồn, điểm xuẩt phát, là nội dung trung tâm của mọi quyền lực. Vì vậy, Ph.Ănghen đã cho rằng quyền uy là ý chí của người khác buộc ta phải tiếp thu, quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền dề. Từ đó, có thể hiểu: quyền lực là ý chí của người này được người khác thi hành thể hiện mắi quan hệ giữa người chỉ huy với người chịu sự chi huy, giữa người được giao quyền với người đã trao quyên; đó là quyên uy và thể lực đù để quyết định việc điều hành người khác hoạt động theo ý chí của mình. 1.2. Quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với nhà nước, là quản lý công việc của nhà nước (là sự quản lý cùa nhà nước đoi với xã hội và công dân). Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cùa mỗi một quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Ngày nay, quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) và hoạt động tư pháp. Trong hệ thống xã hội, tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội. Trong sự quản lý đó thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt, thể hiện: Thứ nhất, quản lý nhà nước là quản lý xã hội nhưng không phải bất cứ sự quản lý xã hội nào cũng là quản lý nhà nước; Thứ hai, chủ thể quản lý nhà nước là chủ thể duy nhất được quản lý toàn diện xã hội; Thứ ba, Nhà nước là chủ thể duy nhất được sử dụng quyền lực nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý của mình đôi với xã hội; Thứ tư, Nhà nước là chù thể duy nhất sử dụng luật pháp là công cụ chủ yếu để thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. 10 Có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời song xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động cùa các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Trong bộ máy của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội được xác định là “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyển lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.'”. Các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều bắt nguồn từ cơ chế lập hiên của Quốc hội. Quốc hội giữ quyền lập pháp và phân công các cơ quan khác (Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thực hiện quyền hành pháp và tư pháp. CHƯƠNG II NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên tắc Trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước, các nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước. Các nguyên tắc quản lý nhà nước nói chung và những nguyên tắc tổ chức và quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước nói riêng đã được quy định trong hiến pháp, luật, văn bản dưới luật, trong đó những nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp được xem là nguyên tắc cơ bản nhất. Xét về mặt bản chất, các nguyên 11 tắc này có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, các nguyên tắc tổ chức và quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước mang tính chất khách quan bởi vì chúng được xây dựng, đúc kết từ thực tế cuộc sống và phản ánh các quy luật phát triển khách quan. Tuy nhiên, các nguyên tắc trên cũng mang yếu tổ chủ quan bời vì chúng được xây dựng bời con người mà con người dựa trên những nhận thức chủ quan để xây dựng. Thứ hai, các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao nhưng không phải là nguyên tắc bất di bất dịch. Nó gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, tích lũy kinh nghiêm, thành quả của khoa học về tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước. Thứ ba, tính độc lập tương đối với chính trị. Hệ thống chính trị của nhà nước Việt Nam được thực hiện thông qua: các tổ chức chính trị xã hội (Đảng, Mặt trận tổ quốc,), và bộ máy nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp). Vì vậy, ngoài tính đặc thù trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước, các nguyên tắc này còn đòi hỏi được xây dựng và thực hiện đủng đắn các quan điểm chỉnh trị. Thứ tư, mỗi nguyên tắc tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những khía cạnh khác nhau của quản lý nhà nước. Tuy nhiên, những nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc khác. Vì thế nên các nguyên tăc tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước luôn thê hiện tính hệ thống, tính thống nhất và đây là một thuộc tính vốn có của chúng. 2. Nguyên tắc tổ chức 2.1. Nguyên tắc lãnh đạo Thực tiễn lịch sử phát triển của đất nước ta đã chứng minh và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng. Hiến pháp của nước ta đã ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên suốt chặng đường hơn 90 năm qua, Đảng thể hiện 12 tập trung ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của toàn dân tộc. Đường lối của Đảng là sự thể hiện nhận thức của toàn xã hội về các quy luật khách quan của sự phát triển đất nước. Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nói riêng là một nhu cầu cấp bách để bảo đảm đạt được mục đích xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là vấn đề có tính nguyên tắc đã được Hiến pháp quy định. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước ta, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện chính trị quan trọng hàng đầu bảo đảm cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoạt động đúng theo đường lối, quan điểm của Đảng, thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, giúp Quốc hội và Hội đồng nhân dân hoàn thành mọi nhiệm vụ của mình. Nguyên tác này đòi hỏi một mặt tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội và Hội dồng nhân dân và mặt khác, phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của mỗi cơ quan này trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 2.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ Tập trung trong tổ chức thực hiện quyền lực chính trị nói chung, quyền lực nhà nước nói riêng là một dấu hiệu đặc trưng của các thổ chế chính trị. Tuy nhiên, phụ thuộc vào chổ độ xã hội mà nội dung của tập trung có khác nhau. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, tập trung của nhà nước mang tính chất quan liêu, chỉ thể hiện quyền lợi của số ít người giai cấp thống trị, mà không tính đến quyền lợi của đại da số nhân dân bị thống trị. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tập trung của Nhà nước phải mang tính chất dân chủ thể hiện quyền lợi của đại đa số nhân dân. Nguyên tắc tập trung dân chủ, về bản chất, thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa chế độ tập trung lợi ích của Nhà nước, sự trực thuộc phục tùng của các cơ 13 quan nhà nước cấp dưới đối với cơ quan nhà nước cấp trên và chế độ dân chủ tạo điều kiện cho việc phát triển sáng tạo, chủ động và quyền tự quản của các cơ quan nhà nước cấp dưới. Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiệở p nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung cao nhất là cách tổ chức và phân công quyền lực giữa các cơ quan cấp cao của nhà nước, ở sự phân công giữa chính quyền trung ương và địa phương, ở chế độ giao quyền tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh giữa cơ quan nhà nước với tổ chức kinh tế nhà nước. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động cùa bộ máy nhà nước thường được thể hiện ở các mặt sau đây: các cơ quan nhà nước được thành lập bằng bầu cử, bằng bổ nhiệm; trong hoạt động các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ bàn bạc tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm về phần việc được phân công theo chế độ thủ trưởng; quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên buộc các cơ quan nhà nước cấp dưới phải thi hành; khi ra quyết định, các cơ quan nhà nước cấp trên phẩi tính đến lợi ích của các cơ quan nhà nước cấp dưới; trong phạm vi quyền hạn của mình các cơ quan nhà nước được quyền quyết định, không có sự can thiệp vào công việc thuộc phạm vi của các cơ quan nhà nước cấp dưới. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý, trình độ dân trí, phù hợp với từng ngành, tùng cấp, từng loại cơ quan nhả nước. Trong từng địa phương và ở mỗi thời điểm khác nhau, cần định ra liều lượng kết hợp giữa chế độ tập trung và chế dộ dân chủ thích hợp, tạo nên sự thống nhất hai mặt của nguyên tắc. Nếu như trước đây, dựa trên cơ sở sở hữu chung của Nhà nước, chúng ta nhấn mạnh khía cạnh tập trung của nguyên tắc, thì ngày nay, trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, thực hiện nguyên tắc này chúng ta cần thiết phải nhấn mạnh khía cạnh dân chủ để có thể tính hết mọi lợi ích của các thành phần xã hội, kể cả lợi ích của những người mà quan điểm của họ là thiểu sổ. Trong mỗi loại cơ quan nhà nước, sự vận dụng những dấu hiệu trên của 14 nguyên tắc tập trung dân chủ phụ thuộc vào nhiệm vụ, chức năng của từng cơ quan phải đảm nhiệm. Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước có quyền quyết định những vẩn đề có liên quan đến đời sống của nhân dân cả nước và đời sống của nhân dân từng địa phương, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phải do cơ quan nhân dân trực tiếp bầu ra và phải hoạt động theo chế độ tập thể. Mỗi quyết định của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phải được các đại biểu bàn bạc dân chủ và quyết định theo đa số. Tại các kỳ họp, nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc cơ b ản trong hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước được tuân thủ. Từ việc xem xét, thông qua luật, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quyết định về tồ chức bộ máy nhà nước, về nhân sự cấp cao cho đến việc quyết định các công trình, dự án quan trọng quốc gia, giám sát tối cao tại kỳ họp, chất vấn và trả lời chất vấn đều được thực hiện đúng quy trình. 2.3 Nguyên tắc bình đẳng, công bằng Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước. Theo Hiến pháp Việt Nam, Quốc hội và Hội đồng nhân dân được nhân dân cả nước và nhân dân ở địa phương bầu ra dựa trên bốn nguyên tắc là bầu cử phổ thông, bàu cử bình đẳng, bầu cử trực tiếp và bò phiếu kín. Như vậy, nguyên tắc bình đẳng, công bằng là một trong bốn nguyên tắc cơ bản trong tổ chức cơ quan Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Về hoạt động, theo tinh thần của nguyên tắc này, mọi chủ thể trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân có những điều kiện và khả năng làm việc như nhau. Mọi thành viên đều bình đẳng với nhau. Sự bình đẳng được bảo đảm bởi thủ tục và nội quy hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. 3.Nguyên tắc hoạt động 3.1. Nguyên tắc quyết định theo đa số Nguyên tắc quyết định theo đa số thể hiện trên hai phương diện: Thứ nhất, số lượng đại biểu tối thiểu cần thiết có mặt tại phiên họp để bắt 15 đầu cuộc thảo luận và biểu quyết. Thứ hai, quyết sách của Quốc hội và nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được đa số đại bĩểu đồng ý tán thành mới có giá trị. Đây là những yêu cầu xuất phát từ tính chất đại diện của Quốc hội và Hội đồng nhân dân: mỗi quyết định đều thể hiện ý chí cùa toàn dân tộc, bổi vậy phải được đa số tán thành. 3.2. Nguyên tắc công khai Quốc hội và Hội đồng nhân dân họp công khai là nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Giá trị của kỳ họp cũng thể hiện ở tính công khai, mình bạch. Nội quy kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân có những quy định cho phép công chúng, các phương tiện thông tin đại chúng, đại diện các cơ quan khác tham dự. Một số phiên họp nhất định được truyền hình trực tiếp, các phiên họp đều dược ghi âm và được lưu giữ, đưa lên mạng của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đặc biệt, với sự tham gia của truyền hình, báo chí, hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân càng trở nên minh bạch hơn. Nhờ có sự minh bạch, hoạt động giám sát thi hành pháp luật của các cơ quan này thực sự mang lại lợi ích cho người dân. 3.3. Nguyên tắc tranh luận Ý nghĩa của kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân còn thể hiện ở việc nó hợp thức hóa các quyết sách thông qua tranh luận, đối thoại. Các phiên họp toàn thể tại các kỳ họp là diễn đàn quan trọng nhất về chính sách và pháp luật ở nước ta. Kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tạo điều kiện để các đại biểu của nhân dân thảo luận và thông qua mọi lợi ích và quyết sách một cách cấn trọng và dân chủ. Tranh luận ở kỳ họp cho phép mỗi bên thể hiện những luận chứng thuyết phục nhất của mình và bảo vệ quan điểm của mình. Khi đã được thảo luận thấu đáo bởi tất cả các bên, quyết định cuối cùng sẽ được đa số trong Quốc hộỉ, Hội đồng nhân dân, những người đại diện cho cử tri cả nước và ở từng địa phương thông qua. Kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân với các phiên thảo luận, chất vấn cũng là .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 27 | Định dạng: pdf | Người đăng: Lý Dương | Ngày: 04/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Tiểu luận Quản lý nhà nước của các cơ quan quyền lực nhà nước Tính thống nhất của cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |