oá + khả năng thanh toán hàng hoá đó. Lượng cầu là khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mức giá đã cho trong một thời điểm nhất định. Cầu là tập hợp của các lượng cầu. Luật cầu: Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa, dịch vụ giảm xuống và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu. 1.1. Giá của chính hàng hóa đó (Px). Theo luật cầu, khi giá của hàng hóa tăng thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm và ngược lại. Giá Px được coi là yếu tố nội sinh duy nhất làm di chuyển đường cầu. 1.2. Thu nhập của người tiêu dùng (I). Đối với hàng hóa xa xỉ, tốc độ tăng của cầu lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập, giá của hàng hoá xa xỉ biến thiên cùng chiều với lượng cầu. Đối với hàng hóa thiết yếu, thu nhập và cầu có quan hệ tỉ lệ thuận. Đối với hàng hóa thứ cấp, sau khi tăng đến một mức nhất định, thu nhập và cầu có quan hệ tỉ lệ nghịch. 1.3. Giá của hàng hóa có liên quan (Py). Hàng hóa bổ sung: Khi giá của hàng hóa này tăng lên thì cầu về hàng hóa kia giảm xuống và ngược lại, với giả định các yếu tố khác là không đổi. Hàng hóa thay thế: Khi giá của hàng hóa này tăng lên thì cầu về hang hóa kia cũng tăng lên và ngược lại., với giả định các yếu tố khác là không đổi. 1.4. Sở thích hay thị hiếu (T). Sở thích và cầu có mối quan hệ thuận chiều. 1.5. Quy mô thị trường hay dân số (N). Quy mô thị trường và cầu có mối quan hệ thuận chiều. 1.6. Kz vọng của người tiêu dùng (E). Kỳ vọng đề cập đến sự mong đợi hay dự kiến của người tiêu dùng về sự thay đổi trong tương lai các nhân tố ảnh hưởng tới cầu hiện tại. Ví dụ, nếu người tiêu dùng dự đoán giá của hàng hóa nào đó trong tương lai sẽ tăng lên thì cầu về hàng hóa đó ở hiện tại sẽ tăng và ngược lại. 2. Cung hàng hóa (Supply-S) Cung hàng hóa là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Điều kiện xuất hiện cung: Khả năng bán + Mong muốn bán. Lương cung là khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở các mức giá đã cho trong một thời điểm nhất định. Cung là tập hợp của các lượng cung. Luật cung: Luật cung được phát biểu như sau: Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa, dịch vụ tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung. 3.1. Giá của chính hàng hóa đó (Px). Theo luật cung, khi giá của hàng hóa tăng thì lượng cung của hàng hóa đó tăng và ngược lại, khi giá của hàng hóa giảm thì lượng cung giảm xuống, với giả định các yếu tố khác không đổi. 3.2. Công nghệ sản xuất (T) Công nghệ góp phần làm giảm chi phí sản xuất từ đó lợi nhuận tăng và doanh nghiệp tăng đầu tư mở rộng sản xuất. Công nghệ thêm vào đó làm tăng năng suất. 2 , Từ hai nguyên do trên, khi công nghệ càng tiên tiến thì ở mỗi mức giá nhất định, lượng cung hàng hóa càng tăng. 3.3. Giá cả của các yếu tố đầu vào (Pi). Giá của các yếu tố đầu vào tăng thì lượng cung của hàng hóa đó giảm và ngược lại, nếu giá yếu tố đầu vào giảm thì lượng cung hàng hoá đó tăng. 3.4. Chính sách thuế và trợ cấp (Tax). Chính phủ đánh thuế vào doanh nghiệp làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ thu hẹp quy mô sản xuất làm lượng cung giảm và ngược lại. Khi doanh nghiệp được trợ cấp, lợi ích của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp tăng đầu tư mở rộng sản xuất làm lượng cung tăng và ngược lại. 3.5. Số lượng nhà sản xuất (N). Số lượng nhà sản xuất cùng cung ứng một sản phẩm càng nhiều thì lượng cung trên thị trường càng lớn và ngược lại. 3.6. Kz vọng của người sản xuất (E). Kỳ vọng đề cập đến sự mong đợi hay dự kiến của người sản xuất về sự thay đổi trong tương lai các nhân tố ảnh hưởng tới cung hiện tại. Ví dụ, nếu người sản xuất dự đoán giá của hàng hóa nào đó trong tương lai sẽ tăng lên thì cung về hàng hóa đó ở hiện tại sẽ tăng và ngược lại. 4. Cơ chế hình thành giá cả thị trường cân bằng. 3 , Mức giá cân bằng của thị trường là mức giá mà tại đó khi cung và cầu không đổi, lượng cung sẽ bằng lượng cầu. Khi mức giá thực tế thấp hơn mức giá cân bằng, người tiêu dùng muốn mua nhiều hơn còn người sản xuất sẽ bán ít hơn. Trên thị trường xuất hiện tình trạng dư cầu hàng hóa (thiếu hụt). Do hàng hóa khan hiếm nên giá của hàng hóa có xu hướng tăng lên. Khi mức giá thực tế tăng cao hơn mức giá cân bằng, tại mức giá đó, người sản xuất muốn bán nhiêu hơn còn người tiêu dùng sẽ mua ít đi. Khi đó trên thị trường xuất hiện tình trạng dư cung hàng hóa (dư thừa). Do hàng hóa dư thừa nên giá của hàng hóa có xu hướng giảm xuống. Hai quá trình này lặp lại cho đến khi mức giá thực tế bằng với mức giá cân bằng. Khi thị trường đang ở trạng thái cân bằng. Nếu cầu hàng hóa trên thị trường tăng, tức là người tiêu dùng muốn mua nhiều sản phẩm hơn. Mà lượng cung trên thị trường chưa kịp thay đổi, thị trường xuất hiện trạng thái dư cầu (thiếu hụt). Do hàng hóa khan hiếm nên giá của hàng hóa tăng. Trên đồ thị ta thấy: Ban đầu thị trường ở trạng thái cân bằng E0 với mức giá P0 và sản lượng Q0. Khi cầu về hàng hóa tăng, trên đồ thị đường D0 dịch chuyển lên trên và sang phải thành đường D1. Khi đó thị trường cân bằng tại điểm E1 với mức giá P1 và sản lương Q1 (với P1>P0 và Q1>Q0). Tương tự, ta có thể giải thích cho trường hợp cầu hàng hóa giảm. 4 , Tương tự, khi thị trường đang ở trạng thái cân bằng. Nếu cung hàng hóa trên thị trường giảm, tức là người sản xuất không muốn bán sản phẩm ra thị trường. Mà lượng cầu hàng hóa trên thị trường chưa kịp thay đổi, thị trường xuất hiện trạng thái dư cầu (thiếu hụt). Do hàng hóa khan hiếm nên giá hàng hóa tăng. Trên đồ thị ta thấy: Ban đầu thị trường ở trạng thái cân bằng E0 với mức giá P0 và sản lượng Q0. Khi cung về hàng hóa giảm, trên đồ thị đướng S0 dịch chuyển lên trên và sang trái thành đường S1. Khi đó thị trường cân bằng tại điểm E1 với mức giá P1 và sản lượng Q1 (với P1>P0 và Q1
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 22 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 13/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô Phân tích tình hình cung cầu Cà phê Việt Nam 2007-2017 | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |