được nhờ sự lựa chọn đúng đắn đường lối phát triển kinh tế thị thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng sáng tạo các phương pháp, nguyên lí cơ bản của phát triển kinh tế vào điều kiện Việt Nam. Mà theo Mác việc tích lũy tư bản là những động lực này cuối cùng sẽ dẫn tới thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa Cộng Sản. Chính từ nhận định đó ta thấy được nguồn vốn có vai trò rất lớn đến phát triển đất nước của nước ta hiện nay. Mặc dù chúng ta có đường lối kế hoạch đúng đắn để xây dựng và phát triển kinh tế, mà còn cần đến nguồn vốn rất lớn trong việc tăng trưởng kinh tế. Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, tạo ra công nghệ tiên tiến tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “ Vận dụng lý luận tích lũy tư bản của chủ nghĩa Mác Lenin vào xây dựng nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận. 2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích - Tìm hiểu sâu hơn về tích lũy tư bản và những thay đổi trong bối cảnh hiện nay. - Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện nay hóa theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta. 2.2. Nhiệm vụ - Đưa ra những lập luận đúng đắn để chỉ rõ vai trò của tích lũy tư bản - Vận dụng những lý luận vào nền kinh tế Việt Nam. 2.3 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trong phạm vi nền kinh tế ở Việt Nam 3. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp biện chứng duy vật -Phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử -phương pháp phân tích tổng hợp 1 4. Ý nghĩa của đề tài Thấy được tầm quan trọng của tích lũy tư bản đến sự phát triển kinh tế. Đồng thời thấy được vốn là cơ sở để thúc đẩy tạo ra việc làm, công nghệ mới để phát triển đất nước. 5. Kết cấu đề tài -Gồm 4 phần: + Phần mở bài + Phần nội dung + Phần kết luận + Phần tài liệu tham khảo -Gồm 2 chương : chương 1 Cơ sở lí luận tích lũy tư bản Chương 2 Vận dụng tích lũy tư bản vào xây dựng nền kinh tế Việt Nam hiện nay 2 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN TÍCH LŨY TƯ BẢN 1.1. Những vấn đề chung về tích lũy tư bản 1.1.1. Thực chất của tích lũy tư bản Trong bất kì xã hội nào, để đáp ứng đước nhu cầu vật chất và tinh thần thì cần sản xuất của cải vật chất. Do đó nền sản xuất luôn trong quá trình tái sản xuất. Đối với tư bản tái sản xuất giản đơn không phải là tái dân xuất của nó mà tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở rộng là lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn, không phải xã hội có thể bù đắp lại tư liệu vật chất đã tiêu dùng mà đồng thời còn sản xuất thêm. Muốn vậy, phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hoá giá trị thặng dư trở lại thành tư bản. Như vây, thực chất của tích lũy tư bản là quá trình tư bản hoá giá trị thặng dư. Nói một cách cụ thể tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới Có thể minh hoạ tích lũy tư bản và tái sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng ví dụ: s tư bản bỏ ra K= 1000; c/v= 4/1; m'= 100% Năm thứ nhất: Quy mô sản xuất 800c+200v+200m=1200 200 m chia thành: + 100m1 tiêu dùng cá nhân + 100m2 tích lũy( 80c mua máy móc, 20v tuyển công nhân) Năm thứ hai: Quy mô sản xuất 880c + 220v +220m. Vậy tư bản bất biết ( c ) và tư bản khả biến ( v )tăng lên , m cũng tăng theo Nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất tư bản chủ nghĩa cho phép rút ra những kết luận vạch rõ bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: Một là nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản C. Mác nói rằng“ tư bản ứng trước như là giọt nước nhưng tích lũy là dòng sông của tích lũy mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn , vốn càng lớn thì lãi càng lớn , do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân . Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hoá giản đơn, sự 3 trao đổi giữa những người sản xuất hàng hoá theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia . Trái lại , nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân , mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó. Nhưng điều đó không vi phạm quy luật giá trị. 1.1.2. Động cơ của tích lũy tư bản Động cơ thúc đẩy tích lũy và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư . Để thực hiện mục đích đó các nhà tư bản không ngừng tích lũy để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê và làm giàu cho bản thân. Như vậy, tích lũy tư bản giữ vai trò quyết định làm cho nền sản xuất tư bản lớn nhanh, không có tích lũy thì không có quy mô sản xuất lớn hơn. Do đó, không có thêm lợi ích kinh tế, điều này không thể chấp nhận đối với một nhà tư bản và chiếm dụng vốn để phát triển. Mặc khác , do cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy. Nếu không tích lũy thì sẽ không thể giữ vững trên thị trường, đồng nghĩa của sự phá sản của tư bản. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô của tích lũy tư bản Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia khối lượng của giá trị thặng dư đó thành quỹ tích lũy và quỹ tiêu dung của nhà tư bản, nhưng nếu tỉ lệ phân chia đó đã được xác định, thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Do đó, những nhân tố ảnh hưởng tới khối lượng giá trị thặng dư cũng là nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản. Những nhân tố đó là: 1.1.4. Trình độ bóc lột sức lao động Các nhà tư bản nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền công. Khi nghiên cứu sự sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác giả định rằng sự trao đổi giữa công nhân và nhà tư bản là sự trao đổi ngang giá, tức là tiền công bằng giá trị sức lao động. Nhưng trong thực tế, công nhân không chỉ bị nhà tư bản chiếm đoạt lao động thặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, tức cắt xén tiền công, để tăng tích luỹ tư bản. 4 Các nhà tư bản còn nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động để tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhờ đó tăng tích luỹ tư bản. Cái lợi ở đây còn thể hiện ở chỗ nhà tư bản không cần ứng thêm tư bản để mua thêm máy móc, thiết bị mà chỉ cần ứng tư bản để mua thêm nguyên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất, tận dụng được công suất của máy móc, thiết bị, nên giảm được hao mòn vô hình và chi phí bảo quản của máy móc, thiết bị. 1.1.1.5. Trình độ năng suất lao động xã hội Nếu năng suất lao động xã hội tăng lên, thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm xuống. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ tư bản: Một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể tăng lên, nhưng tiêu dùng của các nhà tư bản không giảm, thậm chí có thể cao hơn trước; Hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ có thể chuyển hoá thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm lớn hơn trước. Do đó, quy mô của tích luỹ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư được tích luỹ, mà còn phụ thuộc vào khối lượng hiện vật do khối lượng giá trị thặng dư đó có thể chuyển hoá thành. Như vậy năng suất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới, nên làm tăng quy mô của tích luỹ. Nếu năng suất lao động cao, thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới, được sử dụng làm chức năng của tư bản ngày càng nhiều, do đó cũng làm tăng quy mô của tích luỹ tư bản. 1.1.6. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá trị của chúng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm. Vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Do đó, nếu không kể đến phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy móc phục vụ không công chẳng khác gì lực lượng tự nhiên. Máy móc, thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không 5 .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 20 | Định dạng: docx | Người đăng: chipchip | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Tiểu luận Vận dụng lý luận tích lũy tư bản của chủ nghĩa Mác Lenin vào xây dựng nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |