THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Khóa luận tốt nghiệp Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh

BỘ CÔNG AN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NH

N DÂN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Họ tên sinh viên: Nguyễn Đức Hoàng Lớp B4 Khóa DS4 Người hướng dẫn: ThS Hồ Thế Thiện HÀ NỘI

6 - 2020 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - BLDS : Bộ luật Dân sự. - BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự. - BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự. - BLHS : Bộ luật hình sự. - NQ : Nghị quyết. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ.5 1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 5 1.1.1 Khái niệm . 5 1.1.2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng (Điều 584 BLDS 2015). 6 1.1.3. Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại 9 CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ.35 2.1. Các căn cứ pháp lý để áp dụng 35 2.2. Quy định của pháp luật hình sự về việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự. 36 2.2.1. Việc giải quyết vấn đề bồi thường đồng thời giải quyết vụ án hình sự . 36 2.2.2. Việc tách vấn đề bồi thường trong vụ án hình sự 38 .2.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục giải quyết vấn đề bồi thường trong vụ án hình sự . 41 2.3.1. Giai đoạn khởi tố vụ án . 41 2.3.2. Giai đoạn điều tra và truy tố 42 2.3.3. Giai đoạn xét xử vụ án .42 2.3.4. Giai đoạn thi hành án. 44 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ. 45 3.1.Thực tiễn thi hành các quy định về nguyên tắc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự . 45 3.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định về nguyên tắc vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự . 46 3.2.1. Về lập pháp 46 3.2.2. Về áp dụng pháp luật .46 KẾT LUẬN 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 56 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự là một chế định quan trọng trong luật dân sự. Theo quy định tại Điều 275 BLDS năm 2015 thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự là sự kiện “Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại chương XX, phần thứ ba Bộ luật dân sự (BLDS) “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ, bổn phận của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với “Nghĩa vụ phát sinh do hành vi trái pháp luật”. Điều 584 BLDS đã xác định sự đồng nghĩa này bằng quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với khái niệm nghĩa vụ được qui định tại Điều 274 BLDS: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). Từ quy định này có thể nêu khái niệm về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại như sau. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tái sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng chế định qui định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng hợp, khóa luận sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với các quy định về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự trên thực tế. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận phải hoàn thành một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Nghiên cứu những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự; - Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam và một số thực tiễn áp dụng chúng tại Toà án. Từ đó chỉ ra những điểm bất cập, thiếu hợp lý trong các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật hình sự Việt Nam; - Đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong khuôn khổ quy định pháp luật hiện hành, trong bối cảnh cải cách tư pháp, khóa luận tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan đến chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trung làm sáng tỏ một vài trường hợp cụ thể: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 601 BLDS). 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, chính sách của Nhà nước về chiến lược cải cách tư pháp. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Cụ thể: - Phương pháp phân tích là phương pháp được tác giả sử dụng xuyên suốt trong 02 chương của khóa luận. Tại chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích để phân tích các khái niệm về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự. Tại chương 2, tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích nội dung các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự, phân tích những vướng mắc, khó khăn khi áp dụng các quy định pháp luật hiện hành để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật. - Phương pháp thống kê được tác giả sử dụng để tập hợp số liệu thụ lý vụ án của toàn ngành Tòa án nhân dân. - Phương pháp tổng hợp là phương pháp được sử dụng để hoàn thành tiểu luận trên cơ sở phân tích, thống kê các tài liệu thu thập được. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của khóa luận Khóa luận nêu được cơ sở lý luận cơ bản của việc quy định pháp luật Việt Nam qua đó chứng minh quan điểm đúng đắn, chính xác của Đảng và nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực này. Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự, khóa luận khẳng định Nhà nước thừa nhận quyền của người dân. Trên cơ sở đó, khi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm thì người dân được thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mình. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về thực hiện quy định pháp luật Việt Nam, khóa luận nêu lên được những nội dung tích cực cũng như tiêu cực, phát hiện những bất cập, hạn chế của quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự để từ đó có phương hướng khắc phục, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Những kết luận, giải pháp, kiến nghị trong khóa luận góp phần làm căn cứ để hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam tại Tòa án nhân dân. Trên nền tảng đó, nhà nước ta hoàn thiện các chế định tư pháp, tăng cường quyền tiếp cận công lý của công dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài mục lục, lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự. Chương 2: Nguyên tắc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự. Chương 3: Thực tiễn thi hành và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1.1.1 Khái niệm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của pháp luật thế giới cũng như pháp luật Việt Nam. Kế thừa những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, pháp luật dân sự ngày nay đã có những qui định khá chi tiết về vấn đề này. Tiếp cận dưới cấp độ khoa học pháp lý, ta có thể hiểu (1) Trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình, gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm BTTH. Khái niệm về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng được xây dựng dưới dạng quan điểm mà chưa được ghi nhận chính thức trong bất cứ một văn bản pháp luật nào. Theo đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự đó, người có hành vi trái pháp luật dân sự phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi chủ thể luật dân sự có hành vi vi phạm nói chung như xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Ngoài ra, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn phát sinh ngay cả khi hai bên có quan hệ hợp đồng trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Là một loại trách nhiệm dân sự nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn có những đặc điểm riêng như: - Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi thỏa mãn những điều kiện nhất định do pháp luật quy định, giữa các bên có quan hệ hợp đồng thiệt hại xảy ra không liên quan đến hợp đồng. - Thiệt hại xảy rất đa dạng. - Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý mà người gây thiệt hại phải gánh chịu là hậu quả bất lợi về tài sản. - Người gây thiệt hại phải bồi thường trong một số trường hợp không có lỗi. 1.1.2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng (Điều 584 BLDS 2015). Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Các điều kiện đó là: có thiệt hại xảy ra; hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra; có lỗi. Lỗi không phải là điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, trong một số trường hợp, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi (khoản 3 Điều 601, Điều 603 BLDS 2015 và Nghị quyết số 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại). 1.1.2.1. Phải có thiệt hại xảy ra Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường. Có thiệt hại thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường, đồng thời nội dung tranh chấp chủ yếu là thiệt hại. Vì vậy, việc xác định thiệt hại xảy ra hay không? Thiệt hại bao nhiêu là vấn đề quan trọng trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. a. Thiệt hại về vật chất: - Thiệt hại do tài sản bị xâm phâm quy định tại Điều 589 BLDS; - Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 590 BLDS; - Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 591 BLDS; - Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 592 BLDS. b. Thiệt hại tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người gây thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm…và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin…vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu. 1.1.2.2. Hành vi trái pháp luật Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật (Tiểu mục 1.2 mục I Nghị quyết số 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại). 1.1.2.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại (Tiểu mục 1.3 mục I Nghị quyết số 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại). Mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ nội tại tất yếu giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại, hay nói cách khác thiệt hại xảy ra là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật. Trong tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài ngoài hợp đồng, mối quan hệ nhân quả là một vấn đề phức tạp, bỡi lẽ một thiệt hại xảy ra có thể là do tác động của một hoặc của nhiều hành vi trái pháp luật cũng có thể gây ra nhiều thiệt hại… Trong trường hợp có nhiều hành vi trái pháp luật, thì cần làm rõ: thiệt hại do những hành vi nào (trong thực tế cùng lúc có nhiều hành vi trái pháp luật cùng xảy ra nhưng có hành vi nào là nguyên nhân chính hay tất cả đều là nguyên nhân hỗn hợp dẫn đến thiệt hại như nhau; hành vi nào là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại…Cũng có nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra lại là do một hành vi trái pháp luật khác xen vào chứ không phải do hành vi có chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh gây thiệt hại. Ví dụ: A dùng cây đánh B bị thương nặng, trên đường đi cấp cứu B lại bị xe của C đâm phải gây trấn thương sọ não dẫn đến tử vong. Như vậy, tuy hành vi của A có chứa đựng khả năng gây thiệt hại đến tính mạng của B nhưng khả năng này chưa kịp phát huy thì hành vi trái pháp luật của C lại xen vào phá vỡ đi khả năng đó và tạo ra một quan hệ mới trong quan hệ này thì hành vi trái pháp luật của C trực tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng cho B. Tóm lại, việc xác định mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp cụ thể rất phức tạp và dễ dẫn đến những sai lầm. Vì vậy, khi xem xét mối quan hệ này cần hết sức thận trọng, phải thu thập đầy đủ các tài liệu và chứng cứ, đánh giá một cách toàn diện đối với vấn đề đang giải quyết để có thể đưa ra một kết luận chính xác, xác định đúng người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường đó đến đâu. 1.1.2.4. Phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó. Ví dụ: khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 quy định: “3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người gây thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” 1.1.3. Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại Theo tinh thần điều 585 BLDS 2015 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2008 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. a) Bồi thường thiệt hại toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản u, mỗi khoản bao nhiêu, trên cơ sở đó tính tổng mức thiệt hại đã xảy ra, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường tất cả các khoản thiệt hại tương xứng đó. b) Bồi thường thiệt hại kịp thời, Tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. - Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường. 1.1.3.1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường Điều 586 BLDS và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2008 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 1.1.3.1.1. Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước,…Nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người có “khả năng” bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không phải chính họ thực hiện. BLDS quy định .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 56 | Định dạng: docx | Người đăng: chipchip | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Khóa luận tốt nghiệp Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024