c Nam Trung Bộ, Phú Yên có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như: Phú Yên nằm trên tuyến quốc lộ 1A theo trục giao thông Bắc - Nam, cách Nha Trang 124km, Quy Nhơn 95km, cách thị trấn Chư Sê của Gia Lai 182km theo trục giao thông Đông – Tây. Phú Yên nằm trên các trục giao thông quan trọng của Quốc gia. Đây chính là lợi thế để Phú Yên có thể phát triển hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch Phú Yên đa dạng, hấp dẫn. Trên địa bàn tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: gành Đá Dĩa, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài, bãi biển Long Thủy,…nhiều di tích lịch sử được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia như: núi Đá Bia, thành Hồ, vũng Rô …. Phú Yên có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh với mạng lưới đường bộ theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây, đường sắt Bắc – Nam, đường hàng không với sân bay Tuy Hòa, đường thủy có cảng vũng Rô. Chính quyền tỉnh rất quan tâm đến sự phát triển hoạt động du lịch và trong chiến lược phát triển của tỉnh coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nên đã có nhiều chính sách cơ chế thông thoáng, kêu gọi các nhà đầu tư, hãy đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh như: tham gia hội chợ du lịch Quốc Tế Expo 2009, đặc biệt xin tổ chức năm du lịch Quốc gia 2011 2 Người dân Phú Yên luôn phải đối mặt với thiên nhiên khắt nghiệt, nên đã rèn luyện cho con người nơi đây đức tính: cần cù, chịu thương, chịu khó, chân chất, thật thà và giàu lòng mến khách. Đặc biệt những người con của quê hương đất Phú luôn khao khát vươn lên, học hỏi, tìm tòi và tiếp thu tiến bộ khoa học – kĩ thuật để cải thiện “cuộc sống gia đình” và góp phần xây dựng quê hương xứ sở thêm giàu đẹp. Với những thế mạnh như vậy, nhưng hiện nay thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên còn nhiều hạn chế như: Nhiều điểm tài nguyên chưa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. Ví dụ, ở gành Đá Dĩa, bãi Môn, vực Phun chưa xây dựng khu vui chơi, nghỉ ngơi, nhà vệ sinh cho du khách. Các tuyến đường đến vực phun, gành Đá Dĩa, hải đăng Mũi Điện, bãi Môn….còn khó khăn. Điều này dẫn đến khả năng tiếp cận của du khách đến các điểm tài nguyên ở tỉnh Phú Yên là rất hạn chế. Sản phẩm du lịch ở Phú Yên chủ yếu là nghỉ dưỡng biển nên tạo ra sự trùng lắp so với các tỉnh (thành phố) ven biển khác trong khu vực Nam Trung Bộ Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch chưa thực hiện song song với nhau cho nên đã xảy ra tình trạng rác thải sinh hoạt của du khách còn nhiều trên các bãi biển Tuy Hòa, Long Thủy, Chính vì thế mà việc khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh chưa đạt được hiệu quả về kinh tế và môi trường. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Văn hóa Du lịch, với ước mong góp phần vào việc khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên nhằm phục vụ mục đích du lịch. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích đề tài Xác định thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận tiến hành giải quyết những nhiệm vụ sau : ● Xác định cơ sở lý luận và tổng quan về tỉnh Phú Yên ● Phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên ● Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên 3.2. Phạm vi nghiên cứu ● Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn ở những nội dung cụ thể sau: *Tài nguyên du lịch tự nhiên: + Cảnh quan địa hình + Tài nguyên biển + Tài nguyên sông, hồ, thác, nước khoáng + Tài nguyên sinh vật *Tài nguyên du lịch nhân văn : + Các di tích lịch sử văn hóa + Các di tích khảo cổ học 4 + Lễ hội + Công trình kinh tế ● Về mặt không gian: Không gian nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Yên ● Về mặt thời gian: Từ năm 2005, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đề ra định hướng phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2010 trong đó nhấn mạnh “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” và kể từ đó tình hình khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh đã có những thay đổi đáng kể. Đó chính là lí do mà đề tài chọn mốc thời gian từ năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, để tiến hành nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tổng hợp- phân tích tài liệu Đề tài sử dụng phương pháp thu thập, phân tích tài liệu nhằm mục đích kế thừa những nghiên cứu về tài nguyên du lịch. Đồng thời đề tài cũng tập trung vào tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau có liên quan đến du lịch Phú Yên như: các quyết định, nghị quyết về phát triển du lịch của tỉnh, tài liệu nghiên cứu của các học giả về tài nguyên du lịch Phú Yên, các số liệu thống kê và tình hình hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các cơ quan quản lý du lịch cấp địa phương…từ đó chọn lọc phân tích tìm ra thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên. 4.2. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình đi khảo sát, nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia về du lịch, người lãnh đạo trong các cơ quan quản lý du lịch địa phương, nhà điều hành trong các công ty du lịch địa phương. 5 4.3. Phương pháp khảo sát thực địa Thông qua việc khảo sát tình hình thực tế tại các điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch và cơ quan quản lý du lịch tại địa phương. Để từ đó cho phép tác giả nhận định chính xác về thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên 5. Lược sử vấn đề nghiên cứu Phú Yên là một vùng đất với bề dày lịch sử gần 400 năm (1611 – 2010), trải qua biết bao biến cố, thăng trầm nên vùng đất này có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa được Nhà nước công nhận, bên cạnh đó thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Yên biết bao cảnh đẹp, đã đi vào thơ ca. Vì vậy mà đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Phú Yên trên các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, kinh tế xã hội của các học giả trong và ngoài tỉnh. Tác giả Nguyễn Thành Quang trong công trình sách điện tử với nhan đề: “Phú Yên thế và lực mới trong thế kỉ 21”đã giới thiệu những nét cơ bản nhất về mảnh đất và con người Phú Yên. Trong đó nhấn mạnh cần phải phát huy lợi thế đã có để tạo dựng “đường băng” cho Phú Yên “cất cánh”. Tác giả Nguyễn Đình Chúc trong công trình “Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ, ca dao Phú Yên” đã dùng những lời ca, tiếng hát trữ tình, mộc mạc, giản dị, sâu lắng để làm toát lên vẻ đẹp của quê hương đất phú. Nhà nghiên cứu Trần Huyền Ân trong cuốn sách với tựa đề “Phú Yên miền đất ước vọng” đã đề cập đến lịch sử hình thành, vị trí địa lý, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội và những sản vật địa phương. Nói chung, những gì là tiêu biểu, đặc trưng của quê hương xứ “nẫu”. Tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa trong cuốn sách với nhan đề “Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn” đã giới thiệu những nét cơ bản nhất về các di tích lịch sử và lễ hội ở Phú Yên. Trong đó tác giả nhấn mạnh cần phải khai thác giá trị của những tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch. 6 Trong đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và nghị quyết về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh, đã đưa ra định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên, trong đó nhấn mạnh phải phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch để tạo ra những sản phẩm riêng độc đáo. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên để phục vụ mục đích du lịch, có một ý nghĩa quan trọng. 6. Bố cục đề tài Gồm ba chương cụ thể sau : + Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về tỉnh Phú Yên + Chương 2: Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Tỉnh Phú Yên + Chương 3: Một số giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TỈNH PHÚ YÊN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. khái niệm ⮚ Du lịch Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức:“Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống” ⮚ Tài nguyên du lịch Theo khoản 4 (điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam được ban hành 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch”. ⮚ Du lịch bền vững Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế, 1996: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. 1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch 8 Để tiến hành nghiên cứu, quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát triển và khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả theo hướng bền vững, cần phải tiến hành phân loại tài nguyên du lịch khoa học và phù hợp. Khi xây dựng được hệ thống phân loại tài nguyên du lịch sẽ góp phần quan trọng cho việc bảo vệ, tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch đạt hiệu quả về kinh tế- xã hội và môi trường. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 1997) đã xây dựng hệ thống phân loại tài nguyên du lịch thành 3 loại, 9 nhóm gồm: Loại cung cấp tiềm tàng (3 nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển, vận động); loại cung cấp hiện tại (gồm 3 nhóm: đường sá, thiết bị, hình tượng tổng thể) và loại tài nguyên kỹ thuật gồm 3 nhóm tính năng: hoạt động du lịch, cách thức và tiềm lực khu vực. Nhà khoa học Ngô Tất Hổ đã tiến hành phân loại tài nguyên du lịch gồm 3 hệ thống, 10 loại, 95 hình. Dựa trên cơ sở hệ thống phân loại tài nguyên du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về tài nguyên du lịch, đồng thời dựa vào thực tiễn bảo tồn, khai thác và thực trạng của tài nguyên du lịch Việt Nam có thể xây dựng sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch như sau: Bảng 1.1. Phân loại tài nguyên du lịch Nhóm Hợp phần tài nguyên Của tài nguyên Các yếu tố - Vùng núi có phong cảnh đẹp. Tài nguyên Địa hình, địa chất, - Các hang động tự nhiên địa mạo - Các bãi biển, đảo - Các di tích tự nhiên 9 - Tài nguyên khí hậu thích hợp Khí hậu với con người, thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động du lịch (Nguồn: Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, trang 37 – 38) Nhóm Hợp phần tài nguyên của tài nguyên Các yếu tố - Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng Khí hậu - Tài nguyên khí hậu phục vụ cho thể dục, thể thao -Tài nguyên nước mặt: sông, Tài nguyên nước Tài nguyên hồ, biển thiếu nước -Tài nguyên nước khoáng, nước nóng tự nhiên - Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các rừng lịch sử sinh thái Tài nguyên sinh vật văn hóa - Một số hệ sinh thái - Các điểm tham quan sinh vật Các cảnh quan du lịch tự nhiên 10 Các cảnh quan di sản tự nhiên thế giới (Nguồn: Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, trang 37 – 38) Nhóm Hợp phần tài nguyên của tài nguyên Các yếu tố - Các di sản văn hóa thế giới - Các di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương: Tài nguyên nhân văn vật thể + Các di tích khảo cổ học + Các di tích lịch sử + Các di tích kiến trúc nghệ thuật + Các danh lam thắng cảnh - Các công trình đương đại - Vật kỷ niệm và cổ vật Tài nguyên - Các di sản văn hóa truyền miệng nhân văn và phi vật thể của nhân loại - Các giá trị văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và địa phương: Tài nguyên nhân văn + Các lễ hội phi vật thể + Nghề và làng nghề thủ công truyền thống + Nghệ thuật ẩm thực + Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học 11 + Các đối văn hóa thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện + Các giá trị thơ ca, văn học (Nguồn: Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, trang 37 – 38) 1.1.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, trong đó nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Đặc điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú của sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Thí dụ, đối với loại hình du lịch nghỉ mát, chữa bệnh nhằm mục đích phục hồi sức khỏe thì tài nguyên du lịch cần khai thác là các bãi biển đẹp, các vùng núi cao có khí hậu trong lành, các suối khoáng…đặc biệt, nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn du khách. Ví dụ : vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang …là những nơi thu hút nhiều khách du lịch trong năm. Tài nguyên du lịch là những tài nguyên không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có những giá trị vô hình. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch, khác với những loại tài nguyên khác. Giá trị hữu hình của tài nguyên du lịch là phương tiện vật chất trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch. Ví dụ, tắm biển là sản phẩm du lịch được hình thành trên cơ sở sự tồn tại của các bãi biển, nước biển. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch thể hiện thông qua những thông tin (báo chí, truyền hình, quảng cáo…) mà khách du lịch cảm nhận được, ngưỡng mộ và mong muốn được đến tận nơi để khám phá. Hầu hết tài nguyên du lịch được khai thác để phục vụ du lịch là các tài nguyên vốn đã sẵn có trong tự nhiên do tạo hóa sinh ra hoặc do con người tạo dựng nên và thường dễ khai thác. Và với tất cả những gì đã sẵn có của tài 12 nguyên du lịch, chỉ cần đầu tư nhằm tôn tạo, để vừa tôn lên vẻ đẹp và giá trị của tài nguyên, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên này. Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng khai thác quanh năm, nhưng có những tài nguyên mà việc khai thác ít nhiều lệ thuộc vào thời vụ. Sự lệ thuộc này chủ yếu dựa theo quy luật diễn biến của khí hậu. Chính đặc điểm này của tài nguyên du lịch nên đã dẫn đến tính mùa vụ của hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch, cho nên khách du lịch phải đến tận nơi tạo ra các sản phẩm du lịch đó để thưởng thức. Đây cũng là đặc điểm mà tài nguyên du lịch khác với một số tài nguyên khác. Các tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. Vấn đề chính ở đây là phải nắm bắt được quy luật của tự nhiên, lường trước được những khắc nghiệt của thời gian và những biến động thay đổi do con người gây nên. Để từ đó có những định hướng lâu dài và các biện pháp cụ thể để khai thác hiệu quả và hợp lí các nguồn tài nguyên du lịch. 1.1.4. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch ⮚ Ý nghĩa Tài nguyên du lịch là nguồn lực quan trọng để tạo ra sản phẩm du lịch. Quy mô và khả năng phát triển du lịch của một địa phương hay một Quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng và sự kết hợp của các loại tài nguyên du lịch. Nếu một địa phương hay Quốc gia mà không có tài nguyên du lịch hoặc tài nguyên du lịch quá nghèo nàn thì hoạt động du lịch ở đó khó có thể phát triển được. ⮚ Vai trò 13 Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách du lịch, các sản phẩm du lịch không thể đơn điệu, nghèo nàn, kém hấp dẫn, mà cần phải phong phú, đa dạng, đặc sắc và mới mẻ. Chính sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm cho nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên và xã hội trở thành tài nguyên du lịch. Ví dụ, nếu không có những hang động ngầm bí ẩn, những đỉnh núi cao hiểm trở …thì không thể xuất hiện loại hình du lịch thám hiểm. Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không gian của các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên nó. Các yếu tố đó là khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ công nhân viên và tổ chức điều hành, quản lý du lịch. Trong hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau, từ điểm du lịch tới trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng và vùng du lịch. Dù ở cấp vị nào thì tài nguyên du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch. 1.1.5. Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng bền vững Có thể nói mọi hoạt động phát triển kinh tế đều liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Chính vì vậy, đối với các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên là nguyên tắc quan trọng hàng đầu. Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng bền vững ở đây có nghĩa là cần phải đạt được 3 mục tiêu cơ bản: + Bền vững về kinh tế. 14 + Bền vững về môi trường. + Bền vững về văn hóa xã hội. Đối với kinh tế, sự bền vững trong trường hợp này là “sự phát triển ổn định lâu dài” của du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là người dân địa phương. Sự phát triển bền vững về môi trường có nghĩa là việc khai thác, sử dụng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không tổn tại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện ở việc sử dụng tài nguyên hợp lý, đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có những tác động đến môi trường. Đối với văn hóa xã hội thì sự khai thác tài nguyên du lịch đó phải đảm bảo những lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân bản địa, đồng thời phải bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương 1.1.6. Một số bài học kinh nghiệm khai thác tài nguyên du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng là một điểm du lịch biển hấp dẫn ở vùng du lịch Bắc Bộ. Trong những năm qua, do hệ thống đường giao thông được nâng cấp, cơ sở vật chất kĩ thuật của Sầm Sơn được xây mới và cải tạo nên lượng khách du lịch đến Sầm Sơn tăng nhanh chóng năm 1990 lượng khách du lịch đến Sầm Sơn chỉ đạt 106.168 người thì đến năm 1994 số lượng khách du lịch đã tăng lên 192.080 người. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1990- 1994 là 19%. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển các hoạt động du lịch và sự gia tăng nhanh chóng lượng khách du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn ở Sầm Sơn đang có chiều hướng xuống cấp nghiêm trọng. Bãi tắm bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt của các khu dân cư lân cận và của khách du lịch thải ra, các di tích thắng cảnh như: hòn Trống Mái, đền Độc Cước, đền Cô 15 .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 77 | Định dạng: docx | Người đăng: chipchip | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn tốt nghiệp ngành Văn hóa du lịch Thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |