THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Tiểu luận lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên Giải quyết tranh chấp giữa tổ chức A với đơn vị B ở huyện C trong lĩnh vực hoạt động Internet

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần củ

a con người. Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn

cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Văn hóa có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, đặc biệt đối với thời kỳ hiện nay, trong thời đại 4.0 với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, trong đó phải kể đến sự phát triển của Internet. Internet chính thức xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1996 và ngày càng phát triển với tốc độ khá nhanh. Ai cũng biết rằng, ngày nay Internet mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Internet giúp mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, học hỏi, trao đổi thông tin; đồng thời giúp mọi người trên toàn thế giới có thể rút ngắn khoảng cách để xích lại gần nhau hơn. Bởi vì internet được ví như là "bộ óc của toàn nhân loại". Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, cơ sở hạ tầng và mở rộng phạm vi hoạt động của internet thì các vấn đề liên quan đến Internet cũng không ngừng phát triển cả về dịch vụ lẫn về mặt nội dung. Trong số các dịch vụ internet phát triển trên mạng toàn cầu thì dịch vụ Trò chơi trực tuyến (Game online) đã và đang thu hút hàng triệu người tham gia, trong đó đối tượng nhiều nhất là thanh thiếu niên. Dịch vụ Game online tại Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển vào khoảng thời gian đầu năm 2003. Tính đến thời điểm này thì dịch vụ Game online cũng đã trải qua hơn 7 năm phát triển và hiện nay thị trường này đang là sản phẩm kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà cung cấp dịch vụ nói trên. Game 1 online là một trong những nhu cầu vui chơi, giải trí của cuộc sống hiện đại nhất là đối với giới trẻ; là một hình thức giả trí mới mang tính tư duy và công nghệ cao; đó cũng là quy luật tự nhiên trong xã hội có nền khoa học phát triển. Do đó, sự phát triển của Game online cũng là nhân tố kích thích sự sáng tạo của con người và góp phần làm phong phú thêm văn hóa giải trí trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nắm được cách vận hành và quản lý Internet nói chung và dịch vụ Game online nói riêng sao cho tốt nhất để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, trao đổi thông tin và giải trí của con người. Bên cạnh những hữu ích là một trò chơi giải trí mang tính tư duy và công nghệ cao thì hiện nay Game online cũng đang trở thành “con dao hai lưỡi”. Nó làm lãng phí thời gian, tiền bạc, làm băng hoại về đạo đức, lối sống của một số thanh thiếu niên và làm chôn vùi ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ. thậm chí lấy đi cả tính mạng của một số đối tượng do lạm dụng quá mức trò chơi giải trí này. Đây chính là hồi chuông cảnh báo, thách thức cho các nhà chức trách, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như cho toàn xã hội về vấn đề này. Trước thực trạng trên, Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã đưa ra nhiều quy định liên quan nhằm hạn chế tối đa do Game Online gây ra như: hạn chế giờ mở cửa của các điểm kinh doanh Internet công cộng, cụ thể là các nhà cung cấp dịch vụ Game Online bị giới hạn giờ chơi từ 06h đến 23h chứ không có bất cứ giới hạn nào như trước đây. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tại địa phương cũng đã thành lập Đội kiểm tra liên ngành về Internet nhằm tăng cường sự kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh và xử lý những vi phạm của các đơn vị, cá nhân trong quá trình hoạt động kinh doanh về internet. Song, trên thực tế việc quản lý trong lĩnh vực Internet hiện nay vẫn còn lỏng lẻo, đặc biệt là về giờ giấc, nội dung, xử lý hành chính chưa nghiêm minh. dẫn đến từ một trò chơi giải trí đầy tính sáng tạo lại trở nên phản tác dụng và trở thành một tệ nạn của xã hội. Chính vì các vi phạm của các đơn vị, cá nhân kinh doanh dịch vụ Game online không ngừng gia tăng và sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước thiếu chặt chẽ đã dẫn đến các vi phạm ấy ngày càng phát sinh và những hệ lụy khôn 2 lường cho xã hội ngày càng khó kiểm soát hơn, nhất là các hành vi của giới trẻ. Trước thực trạng hoạt động dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí đã và đang phát triển không ngừng, đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước phải nghiên cứu, tìm ra cách quản lý tối ưu nhất để đưa dịch vụ này đi vào hoạt động nền nếp và có hiệu quả hơn. Do vậy, tôi chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp giữa tổ chức A với đơn vị B ở huyện C trong lĩnh vực hoạt động Internet” để làm tiểu luận cuối khoá lớp “Bồi dưỡng kiến thức quản lỷ Nhà nước chương trình chuyên viên – Lớp K2A-2020”. Mặc dù bản thân tôi có nhiều cố gắng tìm hiểu, thu thập thông tin, căn cứ pháp lý để làm đề tài nói trên sao cho cụ thể và có tính khoa học nhất, song do trình độ và văn bản quy pháp luật liên quan được ban hành vẫn còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô góp ý, chỉnh sửa, bổ sung để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn cũng như bản thân tôi có thêm những kiến thức, kinh nghiệm giải quyết tốt hơn trước những vấn đề phát sinh trong thực tế công tác trong thời gian tới. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT- BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01/06/2006 của Bộ Văn hóa thông tin, Bộ Bưu chính viễn thông và Bộ Công an về quản lý Trò chơi trực tuyến (Game Online) thì: “Chỉ được cung cấp dịch vụ Trò chơi trực tuyến ở các địa điểm cách cổng ra vào của các trường học (từ mẫu giáo đến phổ thông trung học) tối thiểu 200 mét, không phân biệt trường đó thuộc địa phương nào”. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những địa điểm kinh doanh internet trong đó dịch vụ Game online không đảm bảo khoảng cách theo quy định. Thời gian gần đây, tại huyện C đã xuất hiện rất nhiều hiện tượng học sinh bỏ học, không vâng lời bố mẹ, trốn gia đình đến các tụ điểm Internet công cộng chơi Game, bỏ ăn, ngủ, học hành, sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng và thậm chí tốn khá nhiều công sức cũng như tiền bạc, gây nên các vấn đề khó khăn trong quản lý học sinh của nhiều trường học, gây trở ngại trong vấn đề dạy con của các bậc phụ huynh. Một trong những trường hợp vi phạm khoảng cách điển hình vừa xảy ra trên địa bàn huyện C thuộc thành phố D là: Tổ chức A có địa điểm kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến đã vi phạm khoảng cách so với trụ sở của đơn vị B. Trong đó, khoảng cách giữa cổng chính của tổ chức A so với cổng chính của đơn vị B là dưới 200 mét, còn tính từ cổng phụ thì khoảng cách chỉ ở mức khoảng 50 mét. Tại điểm a, khoản 2, điều 35 của Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa -thông tin thì: “Kinh doanh trò chơi điện tử ở điểm cách trường học dưới 200 mét bị phạt tiền từ 500.000 đồng (Năm trăm ngàn đồng) đến 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng)”. Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc áp dụng quy định xử lý vi phạm hành chính vào thực tế chưa thực sự hiệu quả và cũng chưa giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Như chúng ta đã biết, bản thân Game online (Trò chơi trực tuyến) chứa đựng những hoạt động của con người, bất chấp cả tuổi tác, giới tính hay địa vị 4 xã hội. Cũng như bất kỳ các hoạt động kinh doanh nào, nếu không có sự kiểm soát, hướng dẫn cụ thể theo quy định của pháp luật cũng sẽ gây sự bất ổn trong xã hội. Trò chơi trực tuyến là một dạng thức mới của vui chơi giải trí, một sự phát triển tự nhiên trong kỷ nguyên kinh tế trí thức và công nghệ thông tin, song nó có thể dẫn tới chứng nghiện nếu chúng ta lạm dụng nó. Việt Nam là một trong những đất nước trên thế giới đi sau về lĩnh vực này nên đất nước ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác. Chúng ta cần phải nắm được cách vận hành và quản lý nó theo hưởng tốt nhất để có thể đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí và học tập của con người. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài này để đưa ra một số giải pháp phù hợp giải quyết tình huống trên. II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Đối với tình huống xử lý vi phạm này, ta phải xét trường hợp: địa điểm kinh doanh dịch vụ Internet (của tổ chức A) đã được cấp phép hoạt động trước khi các quy định của pháp luật về kinh doanh trò chơi trực tuyến được ban hành. Bên cạnh đó, trước thực trạng hoạt động kinh doanh Trò chơi trực tuyến trên địa bàn thành phố D đang diễn biến phức tạp và len lỏi đến từng khu dân cư, đồng thời việc quy định việc kinh doanh Internet công cộng phải cách xa trường học là từ 200 mét trở lên cũng đang còn nhiều bất cập. Điều này chứng tỏ mức độ quan tâm và tính cấp bách trong việc giám sát sự phát triển và quản lý dịch vụ trò chơi trực tuyến. Do đó cần xác định mục tiêu cụ thể như sau: 1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước Nhằm tăng cường công tác quản lý đối với việc kinh doanh Trò chơi trực tuyến, đề ra những giải pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết phục vừa kiên quyết răn đe giúp chủ kinh doanh nhận thức, hiểu biết và chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời đáp ứng nhu cầu giải trí và học tập của con người. Giải quyết hài hòa các lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân. Với tư cách là một cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, để giải quyết các tồn tại xung quanh vấn đề địa điểm kinh doanh Trò chơi trực tuyến, trong thời gian sớm nhất. Phòng Văn hóa Thông tin và Truyền thông huyện sẽ kiến nghị, trao đổi, 5 .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 16 | Định dạng: docx | Người đăng: chipchip | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Tiểu luận lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên Giải quyết tranh chấp giữa tổ chức A với đơn vị B ở huyện C trong lĩnh vực hoạt động Internet docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024