ác phẩm phái sinh 3 1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh 5 2. Thực tiễn pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh 6 2.1. Chủ thể của quyền tác giả 6 2.2. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh 8 2.2.1. Quyền nhân thân 8 2.2.2. Quyền tài sản 9 2.3. Xâm phạm quyền tác giả đối với quyền tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh 10 2.3.1. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung 10 2.3.2. Hành vi làm tác phẩm phái sinh vi phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc 11 3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật. 12 KẾT LUẬN 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 1 MỞ ĐẦU Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển các sản phẩm trí tuệ cũng ngày càng được phát triển và thể hiện được giá trị cũng như vai trò của nó. Đặc biệt là các sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học có một vị thế quan trọng trong việc góp phần tạo dựng nên những giá trị to lớn trong xuyên suốt quá trình phát triển và hình thành của lịch sử xã hội loài người. Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu phải gia tăng mối quan tâm lớn tới việc đảm bảo quyền lợi của người sáng tạo ra các sản phẩm ấy một vấn đề được quan tâm xuyên suốt trong lĩnh vực SHTT. Việc kế thừa phát triển các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học đã tồn tại là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển và đổi mới của tài sản trí tuệ. Hơn hai mươi thế kỷ qua, chúng ta đã không ngừng kế thừa các nghiên cứu có trước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học và phát triển tạo ra các sản phẩm mới. Những cái mới được sáng tạo dựa trên tham khảo cái cũ được gọi là các tác phẩm phái sinh và là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Thông qua các tác phẩm phái sinh như tác phẩm được dịch độc giả có thể hiểu thêm về văn hóa, xã hội, chính trị và thành tựu khoa học công nghệ của nhiều đất nước, vùng miền khác nhau. Nhờ đó mà các thành tựu văn hóa, nghệ thuật và khoa học được nhiều người biết đến hơn. Bên cạnh đó, sự chuyển đổi các hình thức diễn đạt, thể loại tác phẩm mà tác phẩm cải biên hay tác phẩm chuyển thể cũng góp phần làm phong phú thêm loại hình biểu diễn và phù hợp với thị hiếu của khán giả. Trong bối cảnh gia nhập quốc tế hiện nay, quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng ngày càng được quan tâm và phát triển hơn tại Việt Nam. Mặc dù vậy, hiểu biết của con người về quyền của mình đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc do mình là chủ sở hữu còn rất hạn chế, dẫn đến rất nhiều vụ việc xâm phạm quyền tác giả vì những lý do vô tình hoặc hữu ý. Các quy định về SHTT cũng liên tục được đổi mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Chính vì thế, trong phạm vi bài viết em xin chọn đề bài: “Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lí luận chung 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tác phẩm phái sinh Khái niệm: Thay vì định nghĩa thế nào là một tác phẩm phái sinh theo ý nghĩa của luật quyền tác giả thì Công ước Berne chỉ qui định các loại hình tác phẩm thuộc các lĩnh vực này sẽ được bảo hộ quyền tác giả, cụ thể: “Các tác phẩm dịch mô phỏng chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc mà không phương hại đến quyền 2 tác giả của tác phẩm gốc1” và Điều 2.5 Công ước Berne quy định “các tuyển tập các tác phẩm văn học nghệ thuật, chẳng hạn như các bộ bách khoa từ điển và các hợp chuyển nhà phương pháp chọn lọc và kết cấu tư liệu mà tạo thành một sáng tạo khi thuê cũng được bảo hộ như một tác phẩm mà không phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp chuyển này”. Theo đó, Công ước Berne không đưa ra định nghĩa tác phẩm phái sinh mà của tác phẩm phái sinh thành hai loại dựa theo cách thức tác động của tác giả đối với tác phẩm gốc. Việc phân chia như vậy hoàn toàn phù hợp với bản chất của tác phẩm phái sinh và một số quốc gia trên thế giới cũng quy định tương đồng với Công ước Berne. Luật SHTT 2005 sửa đổi năm 2009 quy định như sau: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn” (Khoản 8 Điều 4). Theo đó, có thể hiểu rằng tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo nên từ các tác phẩm đã có từ trước nhưng được thể hiện bằng cách thức, hình thức mới. Tuy nhiên, quy định này mới chỉ mang tính chất liệt kê chứ chưa chỉ ra được các dấu hiệu cơ bản của tác phẩm phái sinh và các hình thức tạo ra tác phẩm phái sinh cùng con được giải thích rõ ràng. Đồng thời, khái niệm tác phẩm địch tác phẩm phong tác, tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyên thì cũng chưa được pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng. Tóm lại, tác phẩm phải sinh tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và được tạo ra da nên cơ sở nội dung từ tác phẩm gốc bằng các cách sáng tạo trong việc thay đổi hình thức diễn đạt loại hình biểu diễn hoặc ngôn ngữ trình bày nội dung tác phẩm. Tác phẩm phái sinh có những đặc điểm sau: Thứ nhất, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm đã tồn tại. Tác phẩm đã tồn tại có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản. Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản đối với tác phẩm, quyền này được quy định tại điểm a khoản 1 điều 20 Luật SHTT. Thứ hai, về hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh, pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Mặt khác, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Do đó, trong nhiều trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc. Thứ ba, về tính nguyên gốc, tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo nên mà không sao chép từ tác phẩm/những tác phẩm khác. Thuật ngữ “tác phẩm khác” được hiểu là kể cả tác phẩm của chính tác giả đó. Để một tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, nếu ranh giới giữa sáng tạo từng phần và sáng tạo hoàn toàn là dễ nhận biết, ranh giới giữa sáng tạo tác phẩm phái sinh và xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc là khó nhận biết. Sự xâm phạm này thường thể hiện ở việc xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển giao trong quyền tác giả. 1 Khoản 3 điều 2 Công ước Berne 3 Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, mặc dù tác phẩm phái sinh phải đảm bảo tính nguyên gốc như vừa phân tích, nhưng dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc. Phân loại tác phẩm phái sinh − Tác phẩm dịch thuật : Dựa trên tác phẩm nguyên gốc, tác giả sử dụng ngôn ngữ khác một cách sáng tạo để thể hiện về nội dung của tác phẩm đã có. − Tác phẩm phóng tác: Là tác phẩm được tạo ra dựa theo nội dung, tư tưởng của tác phẩm đã có, tác giả thể hiện tác phẩm mới theo một cách hoàn toàn riêng và độc đáo − Tác phẩm cải biên : Là tác phẩm được sáng tạo ra trên cơ sở của tác phẩm gốc bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt. − Tác phẩm chuyển thể: Là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở tác phẩm gốc bằng cách thay đổi từ loại hình này sang loại hình khác. − Tác phẩm tuyển tập: Là tác phẩm trong đó tập hợp những tác phẩm riêng rẽ một cách chọn lọc của một hoặc nhiều tác giả − Tác phẩm hợp tuyển: Là tác phẩm tập hợp các tác phẩm được tuyển chọn từ nhiều tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau theo một yêu cầu, chủ đề nhất định. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh Theo quy định tại Luật SHTT năm 2005: “Tác phẩm phái sinh chi được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”2. Theo đó, cũng như quyền tác giả đối với tác phẩm gốc, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm phái sinh cũng được hưởng quyền tài sản và quyền nhân thân nhưng tùy thuộc vào mức độ và phạm vi. Tuy nhiên quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng có những đặc thù khi đặt trong mối quan hệ với tác phẩm gốc đó là quyền tác giả của tác phẩm phái sinh sẽ hoàn toàn độc lập với quyền tác giả của các tác phẩm gốc ngay kể từ khi tác phẩm phái sinh được định hình dưới một dạng vật chất nhất định. Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả như một tác phẩm gốc nhưng không được phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Tóm lại, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được tạo ra, là quyền của tác giả đối với tác phẩm phái sinh do mình sáng tạo nên. Giống như tác phẩm gốc, quyền tác giả của tác phẩm phái sinh là quyền tự động phát sinh ngay khi tạo ra tác phẩm, được pháp luật bảo hộ mà không cần phải 2 Khoản 3 Điều 14 Luật SHTT 2005 4 .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: chipchip | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Tiểu luận cuối khóa Cử nhân Luật Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |