xã hội. Mặc dù ngân sách có thể được huy động bằng nhiều cách khác nhau như đi vay, bán tài nguyên,… nhưng không có một nguồn thu nào mang tính chất bền vững như thuế. Theo báo cáo hằng năm của Bộ Tài Chính, nguồn thu từ thuế chiếm hơn 90% ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó, thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước. Thông qua thu thuế, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất,…góp phần vào việc điều chỉnh các mặt cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, ổn định xã hội và công bằng trong phân phối. Thông qua việc ban hành và thực hiện pháp luật thuế, Nhà nước thể chế hóa và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội. Để phát huy tất cả các vai trò đó, hệ thống thuế nước ta có nhiều sắc thuế khác nhau, điều chỉnh những mục tiêu khác nhau. Căn cứ vào phương thức đánh thuế, hệ thống thuế có thể chia thành thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế tài sản là các loại thuế trực thu phổ biến nhất. Các loại thuế gián thu phổ biến là thuế giá trị gia tăng (VAT) hay thuế tiêu dùng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu. Thuế trực thu ít gây biến dạng và thường ổn định hơn nhưng thuế gián thu lại dễ thu hơn. Mỗi quốc gia có các chiến lược dựa vào một số loại thuế để đảm bảo nguồn thu. Tuy nhiên, khuynh hướng chung là các nước muốn gia tăng tỷ lệ thuế trực thu và giảm tỷ lệ phần thuế gián thu. Ở nước ta hiện nay do nhiều nguyên nhân như: trình độ nhận thức thuế chưa cao, chưa có niềm tin vào sự công bằng của thuế hay sự quản lý về thu thuế của cơ quan thuế chưa chặt chẽ, người nộp thuế chưa thực sự tiếp cận được với luật thuế[5],… nên khi một sắc thuế được ban hành, phần lớn những người chịu thuế thường có phản ứng tiêu cực như gian lận thuế, trốn thuế, tránh thuế hoặc lách thuế, đặc biệt đối với những sắc thuế thuộc loại thuế trực thu, bởi lẽ thuế trực thu này đánh trực tiếp vào phần thu nhập của người chịu thuế, người chịu thuế cũng là người nộp thuế, phải nộp thuế trực tiếp cho Nhà nước, không thể chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác nên họ cảm nhận gánh nặng về thuế lớn do đó thường dẫn tới những phản ứng từ chối hoặc tìm mọi cách để trốn lậu thuế. Theo thống kê của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, số thu từ thuế TNCN chiếm tỷ lệ gần 4% tổng thu ngân sách nhà nước nhưng với tốc độ tăng trưởng, hội nhập kinh tế nhanh và mạnh như hiện nay, các nhà kinh tế trong nước dự báo con số này chắc chắn sẽ tăng trong các năm tới. Nhưng song hành với đó thì các hiện tượng như trốn, tránh, lách thuế và gian lận thuế cũng không ngừng gia tăng, và càng ngày càng tinh vi hơn gây ra những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý thuế TNCN. Để tránh thất thu thuế, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải tìm ra hướng để ngăn chặn các hành vi trốn tránh thuế, khuyến khích mọi công dân tuân thủ thuế. Muốn vậy, trước tiên cần phải xác định nguyên nhân, nhân tố nào tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế làm giảm thuế TNCN của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 70 | Định dạng: docx | Người đăng: chipchip | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |