THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Tiểu luận Lịch sử Đảng Thành tựu, khuyết điểm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-1975

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………1 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC………………

………………………………………………….2 1. HOÀN CẢNH………………………………………………………….2 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC…………………………………………3 CHƯƠNG 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO VÀ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ Ti NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1954-1975)…………………………….9 ểu 1. BƯỚC ĐẦU KHÔI PHỤC KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH (1954 – lu 1957)………………………………………………………………….9 ận 2. CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN KINH Ki TẾ, VĂN HOÁ Ở MIỀN BẮC (1958 – 1960)……………………….11 nh 3. KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT (1961 – 1965)……………15 4. GIAI ĐOẠN 1965-1975…………………………………………….20 tế 4.1 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng chuyển hướng xây dựng miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lần thứ nhất (1965-1968)20 4.2 Đảng lãnh đạo xây dựng miền Bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1969-1973)……………………………………23 4.3 Đảng lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, ra sức chi viện cho miền Nam (1973-1975)……………26 CHƯƠNG 3. THÀNH TỰU, KHUYẾT ĐIỂM TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1954-1975). TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY………………………………………….29 1. THÀNH TỰU……………………………………………………….29 2. KHUYẾT ĐIỂM…………………………………………………….31 3. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY……………………….32 KẾT LUẬN…………………………………………………………………35 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………36 ểu Ti ận lu nh Ki tế LỜI NÓI ĐẦU Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương được ký kết, nước ta tạm thời chia làm hai miền, với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau. Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, lập nên những kỳ tích vĩ đại, góp phần to lớn quyết định thắng lợi đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của cả nước. ểu Ti ận lu nh Ki tế 1 CHƯƠNG 1: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC 1. HOÀN CẢNH Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh thế giới và trong nước có những thuận lợi to lớn, nhưng cũng gặp những khó khăn không nhỏ. Nét nổi bật của tình hình thế giới là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang lớn mạnh về mọi mặt, quyết định chiều hướng phát triển của thời đại mới. Sức mạnh đó là kết quả chung về sự phát triển toàn diện của các nước xã hội chủ nghĩa bao gồm các mặt: kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật, ểu Ti trong đó Liên Xô là trung tâm, trụ cột của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã thức tỉnh, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân ận lu các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam đứng lên chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và hoà bình thế giới. nh Ki Sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa, đặc biệt sau chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tế tộc, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới không ngừng phát triển mạnh trên khắp các châu lục. Tình hình trên làm cho lực lượng của chủ nghĩa đế quốc ngày càng suy yếu nghiêm trọng. Biểu hiện trước hết ở sự tan rã của hệ thống thuộc địa, tiếp đến là sự suy thoái của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa và sự gia tăng mâu thuẫn trong nội bộ, làm cho chủ nghĩa đế quốc đứng trớc vực thẩm của tổng khủng khoảng. Từ sau Hiệp định Giơnevơ, với sự can thiệp và xâm lược của đế quốc Mỹ, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền, mỗi miền có chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Nhân dân miền Nam đang còn phải sống dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai, tiếp tục đấu tranh với kẻ thù mới là đế quốc Mỹ vô cùng tàn 2 bạo và nham hiểm. Tình hình trên đặt ra cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nhiều khó khăn gian khổ. Sau ngày giải phóng, nhân dân miền Bắc vô cùng phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng say lao động sản xuất xây dựng chế độ mới, đó là điều kiện chính trị – xã hội thuận lợi cơ bản để miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng bên cạnh đó, miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội có nhiều khó khăn phức tạp, trong đó đặc điểm lớn nhất là từ sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, sự phá hoại của các thế lực thù địch trước và sau khi thực dân Pháp rút quân và hậu quả của chiến tranh; hàng ểu Ti chục vạn người bị thất nghiệp, tàn dư của nền văn hóa nô dịch và tệ nạn xã hội chưa cải tạo xong. Đó là những cản trở lớn gây ảnh hưởng không nhỏ ận lu đến cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. nh Ki 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC tế Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa II họp từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 7 năm 1954, tại Việt Bắc. Hội nghị đã xem xét, đánh giá tình hình mới và vạch ra sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng: Tranh thủ và củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước, kiên quyết chống đế quốc Mỹ xâm lợc. Với miền Bắc, tiếp tục thực hiện người cày có ruộng, ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết nước nhà. Để chỉ đạo kịp thời mọi hoạt động của Đảng trong thời kỳ mới, ngày 5 tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết về: “Tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách của Đảng”. Nghị quyết nêu rõ tình hình mới của đất nước tạm thời phân thành hai miền, chỉ ra 3 kẻ thù chủ yếu của cách mạng nước ta là đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, đề ra nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước. Về nhiệm vụ xây dựng miền Bắc, Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9 năm 1954 vạch rõ: trước mắt là ổn định xã hội, ổn định vật giá, ổn định thị trường, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, phục hồi sản xuất, mở rộng hoạt động quốc tế nhằm tạo cơ sở ban đầu thuận lợi để chuẩn bị tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hội nghị lần thứ bảy (3-1955) và lần thứ tám (8-1955) của Ban Chấp hành Trung ương (khóa II), Đảng ta đề ra nhiệm vụ củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, Đặc biệt ểu Ti Hội nghị lần thứ tám của Đảng đã chủ trương đưa miền Bắc tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội, củng cố miền Bắc phải luôn luôn chiếu cố miền ận lu Nam, đó là hai nhiệm vụ không tách rời nhau. Việc xác định đường lối đưa miền Bắc tiến dần từng bước lên chủ nghĩa nh Ki xã hội hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thích ứng với điểm xuất phát thấp của thực tiễn kinh tế – xã hội tế và con người miền Bắc. Cụ thể hóa Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám, tháng 1 năm 1956, trong tài liệu “Mấy vấn đề về đường lối cách mạng Việt Nam”, Bộ Chính trị nhận định: “Từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta đã chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, bất kể tình hình như thế nào, miền Bắc cũng phải được củng cố và phải tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Đến đây, nhận thức của Đảng ngày càng thể hiện rõ quyết tâm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Quyết tâm đó hoàn toàn có cơ sở khoa học, bởi vì miền Bắc đã được giải phóng, thế lực đế quốc và phong kiến đã bị đánh đổ, nhân dân phấn khởi tin tưởng, khối liên minh công nông được củng cố, sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, chính quyền nhân dân được xây dựng 4 ngày càng vững mạnh và đang chuyển sang làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản, sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em ngày càng có hiệu lực. Vì vậy, chủ trương của Đảng đa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và nguyện vọng thiết tha của toàn dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóng miền Nam, bước chuẩn bị cần thiết cho chiến lược cách mạng lâu dài đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội sau này. Để cụ thể hóa và phát triển đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (tháng 12-1957), hội nghị lần thứ mời ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II), họp bàn nhiệm vụ soạn thảo đường lối cách mạng trong ểu Ti giai đoạn mới. Hội nghị tổng kết nhiệm vụ khôi phục kinh tế miền Bắc; bàn phương hướng phát triển chủ nghĩa xã hội trong những năm tiếp theo; thông ận lu qua cải tiến chế độ tiền lương cho cán bộ, công nhân viên; đề ra chủ trương xây dựng Đảng, kiện toàn bộ máy Nhà nước đủ sức lãnh đạo cách mạng cả nh Ki nước nói chung và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nói riêng. Hội nghị tập trung thảo luận và thông qua kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội tế miền Bắc, theo phương hướng tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội; trọng tâm là phát triển nền kinh tế quốc dân, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa; đề ra phương hướng công tác tư tưởng – lý luận nhằm đẩy lùi tư tưởng tiểu tư sản và ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại, làm cho hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa chiếm vị trí thống trị tuyệt đối trong đời sống tinh thần của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Thực hiện quan điểm đa miền Bắc tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội, tháng 11 năm 1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ mười bốn, vạch ra những nhiệm vụ trước mắt của cách mạng xã hội chủ nghĩa, đề ra kế hoạch ba năm (1958 – 1960) cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa, tăng cường lực lượng 5 của chủ nghĩa xã hội cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, quân đội, văn hóa tư tưởng… Trước xu thế phát triển của cách mạng cả nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới, tháng 1 năm 1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ mười lăm. Hội nghị có nhiệm vụ tổng kết cách mạng hai miền từ năm 1954 đến năm 1958, đề ra đường lối cách mạng cho cả nước và cho mỗi miền, trong đó tập trung chủ yếu bàn về đường lối cách mạng miền Nam. Đối với cách mạng miền Bắc, hội nghị thống nhất chủ trương củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa vững mạnh toàn diện. ểu Ti Cụ thể hóa Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ mười lăm, tháng 4 năm 1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ ận lu mười sáu. Hội nghị thông qua hai nghị quyết quan trọng bàn về cách mạng miền Bắc: Nghị quyết về hợp tác hóa nông nghiệp và nghị quyết về vấn đề cải nh Ki tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh nhằm thực hiện từng phần cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Sau hơn 5 năm tiến hành lãnh đạo cách mạng xã tế hội chủ nghĩa, đến thời điểm năm 1960, Đảng ta đã tích lũy đợc nhiều kiến thức, kinh nghiệm về xác lập đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, ngày 5 tháng 9 năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã khai mạc tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời khai mạc Đại hội và nêu rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.Nội dung cơ bản của đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng thông qua là: Về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: Xây dựng đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, 6 góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam á và thế giới. Con đường để đạt mục tiêu trên: Sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản, để cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh ; phát triển thành phần kinh tế quốc doanh ; thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật. Về nhịp độ, bước đi của cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc: Tiến ểu Ti nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Yêu cầu cần đạt đến của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là biến ận lu nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa, khoa học tiên tiến. nh Ki Điều kiện để thực hiện thắng lợi đường lối trên là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường vai trò của Nhà nước dân chủ nhân dân; củng cố sự tế nhất trí về chính trị, tinh thần của nhân dân; tăng cường sự đoàn kết, hợp tác với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa; mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước có chế độ chính trị khác nhau, với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Cùng với việc xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Đại hội còn xác định vị trí, vai trò của cách mạng miền Bắc có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Đồng thời, Đại hội đã cụ thể hóa đường lối chung bằng việc đề ra nhiệm vụ và phương hướng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965), nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. 7 Như vậy, qua quá trình tích cực tìm kiếm, vừa nghiên cứu lí luận, vừa tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã từng bước hình thành đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa về cơ bản đã được hình thành. Qua đó, thể hiện rõ bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong việc vận dụng lý luận Mác – Lênin, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước anh em để hình thành nên đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phù hợp với lịch sử đất nước và con người Việt Nam. Đường lối cơ bản đó tiếp tục được bổ sung, phát triển thể hiện qua các ểu Ti nghị quyết Trung ương lần thứ 10 (1963), lần thứ 11, 12 (1965), lần thứ 19 (1971). Trong đó nghị quyết Trung ương lần thứ 19 được đánh giá là bước ận lu phát triển tương đối hoàn chỉnh về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Nghị quyết nhấn mạnh: Phải nắm vững chuyên chính vô sản phát nh Ki huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học tế và cách mạng tư tưởng, văn hóa); khẳng định thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội lâu dài, phân ra nhiều bước quá độ nhỏ hơn và chỉ ra miền Bắc đang ở bước ban đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Kết hợp chặt chẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 8 CHƯƠNG 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO VÀ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1954-1975) 1. BƯỚC ĐẦU KHÔI PHỤC KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH (1954 – 1957) Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hiẹp dịnh Giơnevơ bàn về lập lại hòa bình ở Việt nam và Đông Dương được các bên tham dự hội nghị kí kết (7 1954), miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, đó là điều kịên chính trị – xã hội hết sức thuận lợi. Nhưng bên cạnh đó miền Bắc gặp vô vàn khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại: ở nông thôn hàng vạn héc-ta ruộng đất bị bỏ hoang, nhân lực lao động, nông cụ, sức kéo đều thiếu nghiêm trọng. Ở thành ểu Ti thị, nhiều cơ sở công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp bị địch tháo gỡ thiết bị hoặc phá hoại trớc khi rút đi, công nhân thất nghiệp phổ biến; thương nghiệp và thủ ận lu công nghiệp cũng rơi vào tình trạng tê liệt không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1953 cũng chỉ nh Ki mới thực hiện được ở một số địa phương thuộc vùng tự do. Đời sống các tầng lớp nhân dân vô cùng khó khăn, có nhiều vùng xuất hiện tình trạng thiếu ăn, tế đói kém nghiêm trọng. Nhận thức sâu sắc những thuận lợi và khó khăn của miền Bắc, đồng thời để tạo tiền đề kinh tế - xã hội mở đường đa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng đã mở các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu, lần thứ bảy, lần thứ tám và lần thứ mười (khoá II), bàn nhiều vấn đề quan trọng liên quan đế sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: Trong giai đoạn mới, toàn Đảng, toàn dân cần tập trung mọi nỗ lực kinh tế đó là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và khâu chính là nông nghiệp; tiến hành cải cách ruộng đất ,thực hiện người cày có ruộng là nhiêm vụ trọng yếu; đồng thời phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, củng cố Đảng và chính quyền dân chủ nhân dân, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản; củng cố quốc 9 phòng, xây dựng quân đội, tạo điều kiện đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Triển khai thực hiện nhiệm vụ trên, trong khôi phục kinh tế ở miền Bắc sau chiến tranh, Đảng ta đã chỉ đạo toàn dân thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ. Trước hết là nhiệm vụ khôi phục sản xuất nông nghiệp và bước đầu xây dựng bộ phân kinh tế tập thể. Giai cấp nông dân đang phấn khởi bởi được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến, lại được Đảng, chính phủ chia ruộng đất nên đã hăng hái vượt mọi khó khăn, ra sức khai hoang phục hóa, chống hạn, đẩy mạnh sản xuất,tăng nhanh sản lượng lương thực. Tính đến năm 1957, sản lượng lương thực ở miền Bắc đạt 4,2 triệu tấn, ểu Ti vượt mức trước chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939) là 2,4 triệu tấn. Đời sống của nhân dân mà chủ yếu là nông dân dần dần đi vào ổn định, đẩy lùi ận lu nạn đói. Về khôi phục sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, Đảng chủ trơng phải tập trung khôi phục và phát triển công nghiệp trong phạm vi cần nh Ki thiết và có khả năng phục vụ cho nông nghiệp. Do đó trong các năm 1955 đến năm 1957 hầu hết các cơ sở công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp quan trọng tế như: Mỏ than Hồng Gai, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy điện Hà Nội, đi vào hoạt động có hiệu quả, công nhân phấn khởi trở thành người làm chủ cơ sở sản xuất của mình. Đồng thời, Đảng và Nhà nước chỉ đạo xây dựng thêm một số nhà máy mới. Đến cuối 1957, miền Bắc có tất cả 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lý, thương nghiệp miền Bắc đã tăng tổng mức bán lẻ lên 70,6%, doanh số gấp 2 lần so với năm 1955. Về khôi phục và phát triển giao thông vận tải, Đảng và Nhà nước chỉ đạo nhanh chóng khôi phục đường xe lửa, đường ôtô, đường thủy, bưu điện, nạo vét và mở rộng các bến cảng: Long Biên, Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy; khai thông đường hàng không quốc tế. Các ngành văn hóa, giáo dục, y tế phát triển nhanh chóng theo tính chất xã hội chủ nghĩa. Hệ thống 10 giáo dục phổ thông theo chương trình 10 năm được xác lập, giáo dục đại học được chú ý phát triển. Hệ thống y tế và chữa bệnh miễn phí đợc phát triển rộng trên miền Bắc. Hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở được xây dựng và củng cố, đã phát huy hiệu lực trong lãnh đạo và chỉ đạo nhiệm vụ khôi phục kinh tế, đập tan mọi âm mưu và hành động của bọn phản động chống đối chế độ mới. Trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cải cách ruộng đất, Đảng chủ trương thực hiện đợt 6 giảm tô thuế, đợt 2 cải cách ruộng đất đem ruộng đất về cho dân cày và từng bước đưa họ vào con đường làm ăn tập thể. Trong hơn 2 năm (1954 - 1956), cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tiến hành tiếp 4 đợt còn lại ểu Ti (từ đợt 2 đến đợt 5) với tổng cộng 3.314 xã. Trải qua 5 đợt cải cách ruộng đất, khoảng 81 vạn ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay giai cấp ận lu địa chủ được chia cho trên 2 triệu nông dân. Giai cấp địa chủ bị xóa bỏ, quan hệ sản xuất mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành. nh Ki Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, chúng ta đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm và tế nhiệt tình cách mạng của nhân dân. Nhận thức rõ điều đó, Đảng đã kịp thời sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Như vậy, công cuộc khôi phục kinh tế và hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân từ năm 1954 đến 1957 do Đảng lãnh đạo, thực chất là quá trình san nền, xây móng, mở đường để bắt tay triển khai thực hiện từng bước cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. 2. CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HOÁ Ở MIỀN BẮC (1958 – 1960). 11 Công cuộc khôi phục kinh tế thắng lợi đã tạo cơ sở thuận lợi cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc vững bước tiến lên. Tháng 4 năm 1958, Hội nghị lần thứ mười bốn Ban Chấp hành Trung ương Đảng bàn về kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, thành phần kinh tế tư bản tư doanh, người buôn bán nhỏ, đồng thời mở mang xây dựng cơ bản, tăng cường lực lượng của thành phần kinh tế quốc doanh. Đảng chủ trương tập trung sự lãnh đạo cải tạo toàn diện nền kinh tế xã hội, khâu chính là cải tạo nông nghiệp bằng cách hợp tác hóa toàn bộ nông nghiệp, thực hiện hợp tác hóa trớc khi cơ giới hóa, từ hợp tác hóa trong nông ểu Ti nghiệp làm đòn bẩy thúc đẩy và phát triển các ngành kinh tế khác. Mục đích cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa là để xác ận lu lập chế độ công hữu về tư hiệu sản xuất, dưới hai hình thức chủ yếu: sở hữu nhà nước (toàn dân) và sở hữu tập thể, nhằm hình thành quan hệ sản xuất mới nh Ki xã hội chủ nghĩa, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Quan điểm chỉ đạo của Đảng trong khi lấy cải tạo là trọng tâm, phải tiến tế hành đồng thời với xây dựng cải tạo để xây dựng và xây dựng phải kết hợp với cải tạo, thúc đẩy cải tạo nhanh chóng hoàn thành. Hướng phấn đấu đến năm 1960, nhân dân miền Bắc sẽ có đủ lương thực, có thêm rau, thịt, cá, đường; tự cung cấp phần lớn hàng tiêu dùng, chủ yếu là vấn đề ăn, mặc, học tập, đồ dùng gia đình; trình độ văn hóa và kỹ thuật được nâng dần; nạn thấp nghiệp do chế độ cũ để lại sẽ được giải quyết căn bản. Cụ thể hóa Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ mười bốn, Đảng ta đã có các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cải cách xã hội chủ nghĩa toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tạo nên phong trào sản xuất sôi nổi trên toàn miền Bắc. Trong xu thế phát triển đó, tháng 4 năm 1959 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 12 lần thứ mời sáu (khóa II) họp, tập trung bàn về vấn đề hợp tác hóa trong nông nghiệp và cải tạo xã hội chủ nghĩa với công thương nghiệp tư bản tư doanh. Về hợp tác hóa nông nghiệp, hội nghị chỉ rõ nhiệm vụ của Đảng lúc này là chuẩn bị mọi mặt về đường lối, chính sách, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kế hoạch để phát triển tổ đổi công, mở mang hợp tác xã nông nghiệp một cách tích cực, vững chắc tiến tới cao trào cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Nguyên tắc chỉ đạo xây dựng hợp tác xã là: tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Phương châm tiến hành cải tạo là tích cực, vững chắc, quy hoạch về mọi mặt, sát với từng vùng. Về cải tạo đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, Đảng đề ra chủ ểu Ti trương cải tạo hòa bình, hai bên cùng có lợi, đi đôi với sắp xếp công ăn việc làm cho các nhà tư bản và giai cấp tư sản. ận lu Thực hiện chủ trương của Đảng, phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh chóng trở thành cao trào trên toàn nh Ki miền Bắc. Cuộc vận động hợp tác hóa trong nông nghiệp thu nhiều thành tựu to lớn; tính đến cuối năm 1960, miền Bắc có hơn 85% hộ nông dân, với 68% tế diện tích ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp. Đối với cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tính đến cuối năm 1960, miền Bắc có 783 hộ tư sản công nghiệp (100%), 826 hộ tư sản thương nghiệp (97,1%) và 319 hộ tư sản vận tải cơ giới (99%) đã được cải tạo. Hàng vạn công nhân được giải phóng khỏi ách bóc lột của giai cấp tư sản. Ngành thủ công nghiệp từng bước được phục hồi và đi vào con đường làm ăn tập thể thông qua các hình thức tổ chức hợp tác như: hợp tác xã cung tiêu, hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp. Tính đến cuối năm 1960, miền Bắc có 87,9% số thợ thủ công tham gia cải tạo và đi vào làm ăn tập thể. Về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng tiến hành chỉ đạo chú trọng phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Tính đến năm 1960, miền Bắc có 13 .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 38 | Định dạng: pdf | Người đăng: minhnhat08 nguyen | Ngày: 23/10/2023

Tên tài liệu Định dạng
Tiểu luận Lịch sử Đảng Thành tựu, khuyết điểm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-1975 docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024