y ngắn hạn từ các định chế tài chính hay những chủ nợ khác. o Các khoản phải trả: là số tiền mà doanh nghiệp nợ người bán (người cung cấp) do Kh chính sách bán hàng trả chậm hoặc do doanh nghiệp cố tình chiếm dụng vốn trong quá trình mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. o Nợ tích lũy: là các khoản phải nộp, phải trả nhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán, óa như: nợ lương của công nhân, nợ thuế của nhà nước, tiền điện, nước, điện thoại,. • Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian thanh toán từ hơn 12 tháng trở lên, bao gồm: nợ vay từ các định chế trung gian tài chính, hay phát hành trái phiếu công ty. • Vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn ban đầu (vốn điều lệ, vốn tự có, vốn góp), vốn bổ sung (là vốn huy động được từ việc bán cổ phần, hoặc được bổ sung từ lợi nhuận giữ lại qua các năm tích lũy). Như vậy ta có thể thấy rằng cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một khái niệm phản ảnh một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính doanh nghiệp trên hai mặt là cơ cấu nguồn vốn gắn liền với quá trình huy động vốn, phản ảnh chính sách tài trợ của doanh nghiệp và cơ cấu tài sản gắn liền với quá trình sử dụng vốn, phản ảnh và chịu sự tác động của những đặc điểm và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác nó cũng thể hiện mối liên hệ và sự vận động của các yếu tố nguồn vốn và tài sản nhằm hướng đến mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. ận lu p iệ gh tn tố 1.2 Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc tài chính 1.1.1 Tỷ suất nợ/Tổng tài sản: Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công thức tính như sau: óa Kh Tỷ số nợ trên tài sản = 100% x Tổng nợ Tổng tài sản Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. 1.1.2 Tỷ suất nợ/Vốn chủ sở hữu Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công thức tính như sau: lu Tổng nợ Giá trị vốn chủ sở hữu Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. ận Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = 100% p iệ gh tn tố 1.1.3 Tỷ suất vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tồng tài sản= 100% Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Chỉ số này phản ánh khả năng tài trợ tổng tài sản từ vốn tự có của doanh nghiệp. Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều. 9 . 1.3 Cấu trúc vốn 1.1.4 Lý thuyết về cấu trúc vốn Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh. Nói một cách đơn giản, cấu trúc vốn là cơ cấu hỗn hợp giữa nợ dài hạn (trái phiếu công ty và các khoản nợ trung dài hạn), vốn chủ sở hữu và lợi nhuận. Hay nói cách khác, cấu trúc vốn là cấu trúc tài chính không tính đến những khoản nợ ngắn hạn. óa Kh Nguồn vốn + Nợ ngắn hạn + Nợ trung dài hạn + Vốn chủ sở hữu Cấu trúc vốn + Lợi nhuận Cấu trúc vốn cũng xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán. Trong Bảng cân đối kế toán, cấu trúc vốn sẽ chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ (thông qua các khoản nợ khác nhau). 1.1.5 Lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu 1.1.5.1Khái niệm Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn mà tại đó tối thiểu hoá được chi phí sử dụng vốn và tối thiểu hoá rủi ro nhưng tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.Mặt khác, do cấu trúc vốn ảnh hưởng đến cổ tức của cổ đông, nên doanh nghiệp cần hoạch định cấu trúc vốn mục tiêu. Trong thực tế, cấu trúc vốn mục tiêu là tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu theo mục tiêu hướng tới. Đây chính là sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, vì sử dụng nợ nhiều sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) nhưng cũng đồng thời làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp. ROE tăng sẽ làm tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp, ngược lại rủi ro tăng sẽ làm giảm giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải xác định được cấu trúc vốn tối ưu, là cấu trúc vốn có thể tối đa hoá giá trị doanh nghiệp trên cơ sở cân đối được giữa lợi nhuận và rủi ro. 1.1.5.2Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu • Rủi ro doanh nghiệp: Doanh nghiệp có rủi ro càng cao thì càng hạ thấp tỷ lệ nợ tối ưu. • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Lãi vay là chi phí trước thuế nên việc sử dụng nợ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế. Tuy nhiên, điều này sẽ không còn ý nghĩa nếu doanh nghiệp đang được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức rất thấp. • Sự chủ động về tài chính: sử dụng nợ nhiều làm giảm sự chủ động về tài chính; đồng thời làm cho các nhà cung ứng vốn ngại cho vay, các nhà đầu tư ngại đầu tư vào doanh nghiệp. • Phong cách, thái độ của nhà quản trị doanh nghiệp: các nhà quản trị doanh nghiệp thận trọng thường ít sử dụng nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. 1.1.5.3Lý do phải xây dựng cấu trúc vốn hợp lý óa Kh • Cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, khi áp dụng cấu trúc vốn khác nhau sẽ tạo ra giá trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro khác nhau. • Sử dụng cấu trúc vốn tối ưu giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán, đạt được hiệu quả cao cho việc sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp tạo được uy tín đối với các nhà cung cấp vốn và nhà đầu tư tham gia góp vốn. • Cấu trúc vốn hợp lý trong từng giai đoạn kinh doanh mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. • Khi nhà quản trị tài chính quyết định thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp, các thông tin từ sự thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp sẽ được truyền ngay ra thị trường. • Do các khoản nợ được giảm trừ khi tính thuế nên công cụ nợ còn được cho là tấm chắn thuế. Như vậy, tấm chắn thuế làm gia tăng giá trị doanh nghiệp; đặc biệt là trong hoàn cảnh tình hình tài chính khó khăn Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp. Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, ận lu p iệ gh tn tố 11 . đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư). Gánh nặng nợ, mặt khác, tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp. Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp. Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý. 1.1.5.4Lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp Lý thuyết về cấu trúc tài chính của Modigliani và Miller Lý thuyết M&M dựa trên những giả định quan trọng sau đây: • Giả định về thuế • Giả định về chi phí giao dịch Kh • Giả định về chi phí kiệt quệ tài chính • Giả định về thị trường hoàn hảo. óa ận lu Về nội dung, lý thuyết M&M được phát biểu thành hai mệnh đề quan trọng. Mệnh đề thứ nhất (I) nói về giá trị công ty, mệnh đề thứ hai (II) nói về chi phí sử dụng vốn. Các mệnh đền này lần lượt sẽ được xem xét trong hai trường hợp ứng với hai giả định chính: có thuế và không có thuế. iệ gh tn tố p Lý thuyết M&M trong trường hợp không có thuế Đây là trường hợp đơn giản nhất khi xem xét lý thuyết M&M. Trong trường hợp này tất cả các giả định của M&M đều được tuân thủ nhằm đơn giản hóa vấn đề cần nghiên cứu. Các giả định đầy đủ của lý thuyết M&M bao gồm: • • • • • Không có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân Không có chi phí giao dịch Không có chi phí phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính Cá nhân và công ty đều có thể vay tiền ở mức lãi suất như nhau Thị trường vốn là thị trường hoàn hảo. Mệnh đề I: Giá trị công ty Trong điều kiện không có thuế, giá trị công ty có vay nợ (V L) bằng giá trị của công ty không có vay nợ (VU), nghĩa là VU = VL. 12 . óa Kh Trong đó: EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay k: chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC) Mệnh đề này có thể phát biểu theo cách khác là trong điều kiện không có thuế, giá trị công ty có vay nợ và không vay nợ là như nhau, do đó, cơ cấu nợ/vốn (D/E) không có ảnh hưởng gì đến giá trị công ty. Vì vậy, không có cơ cấu vốn nào là tối ưu và công ty cũng không thể nào tăng giá trị bằng thay đổi cơ cấu vốn. Mệnh đề II: chi phí sử dụng vốn Theo M&M, doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhiều thì lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần càng lớn để bù đắp rủi ro mà đòn bẩy tài chính có thể mang lại cho vốn cổ phần và ngược lại. Trong điều kiện không có thuế, dù thay đổi cơ cấu vốn hay tỷ số nợ thì chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp cũng không thay đổi. Nghĩa là, khi đó chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp có vay nợ bằng chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp không có vay nợ. Do đó, trong thị trường hoàn hảo không có chi phí giao dịch, các nhà đầu tư sẽ không để doanh nghiệp hưởng lợi bằng cách tăng nợ. Các cổ đông có thể thay đổi cấu trúc vốn chủ sở hữu và nợ của riêng họ mà không tốn chi phí để nhận được cùng một mức lợi nhuận. Về mặt toán học, mệnh đề M&M số II có thể được biểu diễn bởi công thức: ận lu iệ gh tn tố p Trong đó: rE= lợi nhuận yêu cầu hay lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần rD = lãi suất vay hay chi phí sử dụng nợ rU = chi phí sử dụng vốn nếu công ty sử dụng 100% vốn cổ phần D = giá trị của nợ hay trái phiếu của công ty phát hành E = giá trị của vốn cổ phần của công ty. Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế Mệnh đề I: Giá trị công ty trong trường hợp có thuế Mệnh đề M&M số I xem xét xem giá trị công ty sẽ thay đổi thế nào khi thay đổi tỷ số nợ trên vốn (D/E) hay còn gọi là tỷ số đòn bẩy.
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 48 | Định dạng: pdf | Người đăng: minhnhat08 nguyen | Ngày: 23/10/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Tiểu luận môn học Tài chính - Tiền tệ Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |