g của đề tài: . Cơ sở lý thuyết: Cơ sở số liệu: Phương pháp giải quyết các vấn đề: Hình thức của đề tài: Hình thức trình bày: . Kết cấu của đề tài: Những nhận xét khác: II. Đánh giá và cho điểm: - Tiến trình làm đề tài: - Nội dung của đề tài: . - Hình thức của đề tài: Tổng cộng điểm của đề tài: Ngàytháng. năm 2016 Giáo viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh II. Hình thức của đề tài: - Hình thức trình bày: . - Kết cấu của đề tài: III. Những nhận xét khác: IV. Đánh giá và cho điểm: - Nội dung của đề tài: . - Hình thức của đề tài: Tổng cộng điểm của đề tài: Ngàytháng. năm 2016 Giáo viên phản biện DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP. 3 1.1. HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ Ý NGHĨA HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP. 3 1.1.1. Khái niệm và hình thức biểu hiện của hiệu quả kinh doanh, phân biệt kết quả và hiệu quả.3 1.1.1.1. Khái niệm. 3 1.1.1.2. Hình thức biểu hiện của hiệu quả kinh doanh 3 1.1.1.3. Phân biệt kết quả và hiệu quả.5 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh 5 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH 6 1.2.1. Phương pháp so sánh. 6 1.2.1.1. Đặc điểm 6 1.2.1.2. Các nội dung cần phải đảm bảo khi sử dụng phương pháp6 1.2.1.3. Ưu, nhược điểm của phương pháp.8 1.2.2. Phương pháp loại trừ. 8 1.2.2.1. Đặc điểm 8 1.2.2.2. Các nội dung cần phải đảm bảo khi sử dụng phương pháp9 1.2.2.3. Phân loại 9 1.2.2.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp. 11 1.3. 1.2.3. Phương pháp Dupont. 12 1.2.4. Các phương pháp khác 13 NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP. 13 1.3.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh. 13 1.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản. 13 1.3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. 13 1.3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.16 1.3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 17 1.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 18 1.4. NGUỒN TÀI LIỆU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH 19 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH AN TRƯỜNG20 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH AN TRƯỜNG. 20 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH An Trường. 20 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20 2.1.1.2. Quy mô hiện tại của Công ty20 2.1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây .2 1 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 22 2.1.2.1. Chức năng 22 2.1.2.2. Nhiệm vụ.23 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 23 2.1.3.1. Lĩnh vực hoạt động của Công ty23 2.1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty. 23 2.1.3.3. Vốn kinh doanh của công ty 24 2.1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty. 24 2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý tại Công ty. 26 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty:.26 2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty27 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty. 28 2.1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty. 28 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán nghiệp vụ.29 2.1.5.3. Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng. 30 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH AN TRƯỜNG. 32 2.2.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh:. 32 2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản:38 2.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:.38 2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn: 52 2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản:57 2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu:.63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH AN TRƯỜNG 70 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH AN TRƯỜNG. 70 3.1.1. Thành tựu đạt được70 3.1.2. Một số nhược điểm: 72 3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH AN TRƯỜNG72 3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản: 73 3.2.1.1. Quản lý và sử dụng hiệu quả hàng tồn kho:.73 3.2.1.2. Giảm khoản phải thu74 3.2.2. 3.3. Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý:77 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH AN TRƯỜNG 81 KẾT LUẬN83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 TỪ VIẾT TẮT CNH, HĐH SXKD TSNH DTT HTK PthuNH TSDH tài sản cố định TS VCSH TTT TNDN PGĐ Bảo hiểm xã hội TT- BTC GTGT VNĐ GVHB GTCL LNST BCĐKT BCKQKD CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Sản xuất kinh doanh Tài sản ngắn hạn Doanh thu thuần Hàng tồn kho Phải thu ngắn hạn Tài sản dài hạn Tài sản cố định Tài sản Vốn chủ sở hữu Tự tài trợ Thu nhập doanh nghiệp Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Thông tư- Bộ tài chính Gía trị gia tăng Việt Nam Đồng Gía vốn hàng bán Giá trị còn lại Lợi nhuận sau thuế Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU BẢNG: Bảng 2.1: Bảng phản ánh quy mô của Công ty trách nhiệm hữu hạn An Trường năm 2015 21 Bảng 2.2: Bảng phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu han An Trường năm 2013 – 2015 21 Bảng 2.3: Bảng thể hiện cơ cấu tài sản cố định của Công ty trách nhiệm hữu hạn An Trường năm 2015 24 Bảng 2.4: Bảng cơ cấu lao động của Công ty trách nhiệm hữu hạn An Trường từ năm 2013 – 2015 25 Bảng 2.5: Bảng phân tích khái quát kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm 34 Bảng 2.6: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty qua 3 năm 39 Bảng 2.7: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty qua 3 năm 53 Bảng 2.8: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty qua 3 năm 58 Bảng 2.9: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty qua 3 năm .64 SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1: Khái quát quy trình sản xuất kinh doanh 26 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH An Trường 28 Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán 29 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 31 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Với chính sách đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập hiện nay, nước ta đang thực hiện CNH, HĐH để trở thành một nước công nghiệp. Chính điều đó đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn. Cạnh tranh trên thị trường vừa là động lực, vừa là thách thức đối với mỗi doanh nghiệp. Vì thế, để có được kết quả trên, các doanh nghiệp trong nước đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh, góp phần đưa nền kinh tế phát triển. Để đạt được kết quả kinh doanh tốt và bền vững, doanh nghiệp cần biết được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng tạo ra lợi nhuận của những nguồn lực mình đang nắm giữ trong tay, từ đó mới có thể đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt và đúng đắn. Và phân tích hiệu quả kinh doanh là một công cụ đắc lực của mỗi doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH An Trường”. Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, sẽ giúp cho em có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả kinh doanh của Công ty, cũng như củng cố và nâng cao về khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề kinh tế một cách toàn diện. 2. Mục đích nghiên cứu Tổng hợp một cách khái quát về nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty. Từ cơ sở lý luận trên, áp dụng vào thực tiễn Công ty, tiến hành phân tích. Sau khi phân tích các số liệu thực tế tại Công ty, đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Giới hạn nghiên cứu lý luận và thực trạng hiệu quả kinh doanh. Về không gian: Giới hạn tại Công ty TNHH An Trường. Về thời gian: Chuyên đề này được thực hiện trong thời gian từ 18/01/2016 đến ngày 3/4/2016. Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, số liệu được sử dụng trong chuyên đề thực tập là số liệu được lấy trong báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất từ 2013-2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các báo cáo tài chính trong khoản thời gian nói trên, cùng một số thông tin khác của Công ty, em đã sử dụng các phương pháp phân tích sau để làm rõ vấn đề: phương pháp thu thập và xử lý số liệu thực tế, phương pháp phân tích và tổng hợp. 5. Dự kiến những đóng góp của đề tài Đóng góp về mặt lý luận: Xây dựng các hệ thống chỉ tiêu về phân tích hiệu quả kinh doanh. Làm rõ tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp hiện nay. Đóng góp về mặt thực tiễn: Thấy rõ được thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty, những ưu điểm và nhược điểm trong kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. 6. Kết cấu của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH An Trường. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH An Trường. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ Ý NGHĨA HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm và hình thức biểu hiện của hiệu quả kinh doanh, phân biệt kết quả và hiệu quả 1.1.1.1. Khái niệm Mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp khi tham gia quá trình sản xuất kinh doanh là nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh, thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế; bởi vì suy cho cùng, quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất của mọi quá trình, mọi giai đoạn, mọi hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập kinh tế, một doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì trước hết kinh doanh phải mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất. [1] Hiệu quả kinh doanh càng cao càng giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, bền vững, có nhiều cơ hội đầu tư mới, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, từ đó tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường, thúc đẩy hiệu quả kinh tế của toàn xã hội. Hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được phải gắn liền với hiệu quả của toàn xã hội. Chỉ khi nào gắn kết được chúng với nhau thì hoạt động của doanh nghiệp mới thực sự được xem là có hiệu quả. 1.1.1.2. Hình thức biểu hiện của hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp được biểu hiện qua các cấp độ khác nhau, từ thấp đến cao, phản ánh trình độ sử dụng chi phí hay sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh để tạo ra các kết quả đầu ra. Biểu hiện đầu tiên của hiệu quả kinh doanh là hiệu suất (hay năng suất), thứ hai là hiệu năng và cuối cùng là hiệu quả sử dụng chi phí, các yếu tố đầu vào của kinh doanh. [2] - Hiệu suất (hay năng suất) sử dụng chi phí đầu vào, các yếu tố đầu vào phản ánh cường độ hoạt động của doanh nghiệp, cho biết tương quan giữa kết quả sản xuất đầu ra với lượng chi phí hay yếu tố đầu vào được sử dụng để tiến hành hoạt động SXKD. Thông qua hiệu suất sử dụng, các nhà quản lý biết được một đơn vị chi phí hay một yếu tố đầu vào mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả sản xuất. Kết quả thu được trên một đơn vị chi phí hay một đơn vị yếu tố đầu vào càng lớn, hiệu suất hay năng suất sử dụng chi phí, sử dụng các yếu tố đầu vào càng cao và ngược lại. Mặt khác, hiệu suất sử dụng cũng cho biết để thu được một đơn vị kết quả đầu ra, doanh nghiệp đã phải hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào. Mức hao phí bỏ ra trên một đơn vị kết quả sản xuất càng lớn thì hiệu suất sử dụng càng thấp và ngược lại. - Hiệu năng sử dụng chi phí, sử dụng các yếu tố đầu vào phản ánh khả năng sử dụng chi phí, sử dụng các yếu tố đầu vào hay khả năng tiến hành từng hoạt động mà doanh nghiệp có thể đạt được. Hiệu năng sử dụng hay hiệu năng hoạt động được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh tốc độ quay vòng (số vòng quay) của các yếu tố đầu vào hay số vòng quay của từng hoạt động và thời gian một vòng quay của từng đối tượng. Số vòng quay từng đối tượng càng lớn, thời gian một vòng quay của từng đối tượng càng nhỏ, hiệu năng sử dụng hay hiệu năng hoạt động càng cao và ngược lại. - Hiệu quả sử dụng chi phí, sử dụng các yếu tố đầu vào phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, là biểu hiện cao nhất của hiệu quả kinh doanh. Thông qua hiệu quả sử dụng chi phí, sử dụng yếu tố đầu vào, các nhà quản lý nắm được một đơn vị chi phí hay một đơn vị yếu tố đầu vào hoặc một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng lớn, hiệu quả sử dụng chi phí, các yếu tố đầu vào càng cao, từ đó hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng chi phí, sử dụng các yếu tố đầu vào còn cho biết: để thu được một đơn vị lợi nhuận thì doanh nghiệp phải hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí, yếu tố đầu vào. Mức hao phí bỏ ra trên một đơn vị lợi nhuận càng lớn, hiệu quả sử dụng chi phí, yếu tố đầu vào càng thấp, từ đó, hiệu quả kinh doanh kém và ngược lại. Hiệu quả sử dụng chi phí, sử dụng các yếu tố đầu vào chỉ có thể có được khi doanh nghiệp có hiệu suất và hiệu năng sử dụng chi phí, sử dụng các yếu tố đầu vào cao. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng: hiệu suất và hiệu năng chỉ là điều kiện cần thiết chứ chưa đủ cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. 1.1.1.3. Phân biệt kết quả và hiệu quả Kết quả là những thành quả doanh nghiệp đạt được trong quá trình hoạt động của mình, bao gồm: kết quả trung gian như: khối lượng sản phẩm sản xuất, giá trị sản xuất, khối lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ và kết quả cuối cùng như: lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế…[4] Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh kết quả thu được trong mối liên hệ với nguồn lực đã sử dụng (tài sản, nguồn vốn, lao động, chi phí…).[4] Kết quả đầu ra Hiệu quả = Nguồn lực đầu vào Như vậy, để xác định được các chỉ tiêu phân tích hiệu quả cần có các tài liệu về các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra và nguồn lực đầu vào. 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh Phân tích hiệu quả kinh doanh là quá trình tính toán, xem xét, đưa ra các nhận định, đánh giá về toàn bộ quá trình hoạt động SXKD, nhằm có được cái nhìn đúng đắn về chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nắm được điểm mạnh, điểm yếu của quá trình SXKD và đề ra các phương hướng, các giải pháp để khắc phục, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kết quả của quá trình kinh doanh sẽ tác động đến nhiều đối tượng có liên quan, tùy thuộc vào mục đích của từng đối tượng sử dụng mà giá trị của kết quả phân tích được thể hiện ở các khía cạnh khác nhau. - Mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cao nhất, bền vững với chi phí thấp nhất, đảm bảo khả năng tồn tại, cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà quản trị còn quan tâm đến mục tiêu như: tạo việc làm, nguồn thu nhập cho người lao động, mang lại các sản phẩm đảm bảo chất lượng cho bà con nông dân, sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường,… và điều này chỉ được thực hiện khi kinh doanh có lãi và đảm bảo thanh toán được nợ. Chiến lược kinh doanh là những định hướng kinh doanh, sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dài hạn dựa trên những tiềm lực sẵn có của doanh nghiệp, kết hợp với các yếu tố khác để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển bền vững. Vì vậy, khi thường xuyên thực hiện phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp nắm được đầy đủ các thông tin về sức sản xuất, khả năng sinh lợi của các nguồn lực sẵn có, khả năng thanh toán,… của doanh nghiệp, từ đó dễ dàng nắm bắt được điểm mạnh cũng như điểm yếu trong quá trình SXKD, đưa ra giải pháp khắc phục và ngày càng hoàn thiện, phát triển bền vững. - Các tài liệu phân tích hiệu quả kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp, mà còn hữu dụng đối với các đối tượng bên ngoài có mối quan hệ về nguồn lợi đối với doanh nghiệp. Ví dụ: họ có thể xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư, cho vay… - Tổ chức quá trình phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính xác sẽ là cơ sở quan trọng cho các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước xác định nguy cơ tiềm ẩn, giá trị tiềm năng, từ đó dễ dàng xây dựng các chiến lược kinh tế vĩ mô cho sự phát triển kinh tế của ngành nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung. 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.2.1. Phương pháp so sánh 1.2.1.1. Đặc điểm Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá kết quả, chỉ ra sự khác biệt, xác định nhịp điệu, tốc độ và xu hướng biến động khái quát của từng chỉ tiêu trong khoảng thời gian ngắn nhất về tình hình hoạt động của doanh nghiệp giữa các kỳ kinh doanh khác nhau, phục vụ việc ra quyết định kinh doanh. 1.2.1.2. Các nội dung cần phải đảm bảo khi sử dụng phương pháp a. Xác định gốc so sánh .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 121 | Định dạng: docx | Người đăng: chipchip | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH An Trường | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |