óa: 35 Tên đề tài: HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN APROVIC Tính chất của đề tài: I. Nội dung nhận xét: 1. Tình hình thực hiện: 2. Nội dung của đề tài: - Cơ sở lý thuyết: . - Cơ sở số liệu: - Phương pháp giải quyết các vấn đề: . 3. Hình thức của đề tài: - Hình thức trình bày: - Kết cấu của đề tài: . 4. Những nhận xét khác: . . II. Đánh giá cho điểm : - Tiến trình làm đề tài : - Nội dung đề tài : - Hình thức đề tài : Tổng cộng: . Ngày tháng năm Giáo viên hướng dẫn ThS. Trần Thị Quanh Lớp: Kế toán D Khóa: 35 Tên đề tài: HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN APROVIC Tính chất của đề tài: . I. Nội dung nhận xét: II. Hình thức trình bày: - Hình thức trình bày: - Kết cấu của đề tài: . III. Những nhận xét khác: . . . IV. Đánh giá cho điểm: - Nội dung đề tài : - Hình thức đề tài : Tổng cộng: . Ngày tháng năm Giáo viên phản biện MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP 4 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 4 1.1.1. Định nghĩa kiểm soát nội bộ. 4 1.1.2. Vai trò của kiểm soát nội bộ 6 1.1.3. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ 6 1.1.4. Các bộ phận hợp thành kiểm soát nội bộ 7 1.1.4.1. Môi trường kiểm soát. 7 1.1.4.2. Đánh giá rủi ro.9 1.1.4.3. Hoạt động kiểm soát.10 1.1.4.4. Thông tin và truyền thông 11 1.1.4.5. Giám sát. 12 1.1.5. Hạn chế tiềm tàng của kiểm soát nội bộ19 1.1.6. Trách nhiệm của những người có liên quan đến kiểm soát nội bộ 19 1.2. ĐẶC ĐIỂM CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP.21 1.2.1. Sự cần thiết và lợi ích của kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền. 23 1.2.2. Mục tiêu kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền 24 1.2.3. Nguyên tắc kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền 25 1.2.4. Các thủ tục kiểm soát chủ yếu đối với chu trình bán hàng – thu tiền. 26 1.2.4.1. Những thủ tục kiểm soát chung 26 1.2.4.2. Những thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng giai đoạn 28 1.2 5. Tổ chức thông tin phục vụ chu trình bán hàng – thu tiền trong doanh nghiệp 34 1.2.5.1. Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu.34 1.2.5.2. Tổ chức tài khoản kế toán, sổ sách, báo cáo kế toán 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN APROVIC 36 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN APROVIC 36 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 36 2.1.1.1. Tên và địa chỉ Công ty 36 2.1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng 36 2.1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty 37 2.1.1.4. Kết quả kinh doanh của Công ty 37 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 38 2.1.2.1. Chức năng của Công ty 38 2.1.2.2. Nhiệm cụ của Công ty 38 2.1.3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Aprovic39 2.1.3.1. Loại hình kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu 39 2.1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty 40 2.1.3.3. Đặc điểm vốn kinh doanh của Công ty 40 2.1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty 41 2.1.4.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty 42 2.1.4.1. Quy trình công nghệ sản xuất 42 2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty 45 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty 47 2.1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán 47 2.1.5.2. Bộ máy kế toán của Công ty 48 2.1.5.3. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 48 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN APROVIC 52 2.2.1. Đặc điểm chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần Aprovic 52 2.2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần Aprovic 53 2.2.2.1. Môi trường kiểm soát 54 2.2.2.2. Đánh giá rủi ro 2.2.2.3. Hoạt động kiểm soát 57 59 2.2.2.4. Thông tin và truyền thông 2.2.2.5. Giám sát 74 76 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN APROVIC 78 3.1. NHẬN XÉT KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN APROVIC 78 3.2. GIảI PHÁP HOÀN THIệN KIểM SOÁT NộI Bộ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIềN TạI CÔNG TY Cổ PHầN APROVIC 81 3.2.1. Môi trường kiểm soát 81 3.2.2. Đánh giá rủi ro 3.2.3. Hoạt động kiểm soát 3.2.4. Thông tin và truyền thông 3.2.5. Giám sát 83 84 90 90 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CHƯƠNG 2: MỘT SỐ MẪU HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN APROVIC Từ viết tắt Từ viết đầy đủ BH Bán hàng CTGS Chứng từ ghi sổ DPPTKĐ Dự phòng phải thu khó đòi DTT Doanh thu thuần ĐĐH Đơn đặt hàng ĐVT Đơn vị tính GĐ Giám đốc GTGT Giá trị gia tăng HĐ Hóa đơn HTK Hàng tồn kho KD Kinh doanh KH Khách hàng KSNB Kiểm soát nội bộ KTT Kế toán trưởng LNKTTT Lợi nhuận kế toán trước LNST thuế Lợi nhuận sau thuế NVL Nguyên vật liệu SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn XK Xuất kho XNĐĐH Xác nhận đơn đặt hàng tài sản cố định Tài sản cố định Bảng 1.2: Thủ tục và mục tiêu kiểm soát của chu trình bán hàng – thu tiền Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2014 2015 . Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của Công ty tính đến ngày 31/12/2015 . Bảng 2.3: Tình hình lao động của Công ty qua hai năm 2014 – 2015 . Bảng 2.4: Tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty năm 2015 Bảng 2.5: Bảng câu hỏi về môi trường kiểm soát trong kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền Bảng 2.6: Bảng câu hỏi về đánh giá rủi ro trong kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền Bảng 2.7: Bảng câu hỏi về hoạt động kiểm soát trong kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền Bảng 2.8: Bảng câu hỏi về thông tin và truyền thông trong kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền. Bảng 2.9: Bảng câu hỏi về giám sát trong kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền Trang Sơ đồ 1.1: Chu trình bán hàng – thu tiền Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ chế biến thức ăn đậm đặc Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ chế biến thức ăn hỗn hợp. Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất của Công ty . Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Sơ đồ 2.5: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Sơ đồ 2.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Sơ đồ 2.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy Sơ đồ 2.8: Trình tự của chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty . PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn tình hình sản xuất kinh doanh của mình ngày càng phát triển và giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Để đạt được những điều này, doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống kiểm soát nội bộ như một công cụ hữu hiệu nhằm kiểm tra, kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp sao cho đảm bảo được các mục tiêu đã đề ra. Kiểm soát nội bộ là một bộ phận rất quan trọng trong việc giúp cho nhà quản lý có thể kiểm tra giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, dựa vào kiểm soát nội bộ doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả các nguồn lực kinh tế của mình góp phần hạn chế các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh, cũng như giúp cho doanh nghiệp có một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau hơn 8 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Aprovic đã dần đứng vững trên thị trường, trở thành doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, từng bước ổn định và nâng cao thu nhập cho các cán bộ công nhân viên cũng như đóng góp vào sự phát triển của cả nước. Hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường buộc Công ty phải có những chính sách và biện pháp nhằm gia tăng phần lợi nhuận và cũng làm giảm thiểu các rủi ro, gian lận để có thể cạnh tranh với các đối thủ. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Aprovic, em nhận thấy rằng hiện nay Công ty đang có rất nhiều khách hàng là đại lý, các cửa hàng bán lẻ, tình hình bán hàng hằng ngày xảy ra thường xuyên và liên tục nên rất dễ xảy ra gian lận và nhầm lẫn. Việc kiểm soát các hoạt động này là điều quan trọng để giúp bảo vệ tài sản và tăng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty đang còn một số vấn đề bất cập, còn nhiều thiếu sót đòi hỏi phải hoàn thiện để có thể đảm bảo doanh thu được tính đúng, tiền bán hàng được thu đủ cũng như hàng hóa không bị thất thoát. Từ những vấn đề trên em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty Cổ phần Aprovic” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng về kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty Cổ phần Aprovic với mục đích chỉ ra được những vấn đề còn bất cập, thiếu sót cần được khắc phục và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty Cổ phần Aprovic. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty Cổ phần Aprovic. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực tiêu thụ các sản phẩm thức ăn cho gia súc và gia cầm thương hiệu “Con Heo Vàng” phục vụ cho chăn nuôi của Công ty Cổ phần Aprovic 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn, quan sát thực tế để thu thập thông tin về kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty Cổ phần Aprovic. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã khảo sát thực trạng kiểm soát nội bộ về chu trình bán hàng – thu tiền đối với hoạt động tiêu thụ các sản phẩm thức ăn cho gia súc và gia cầm thương hiệu “Con Heo Vàng” phục vụ cho chăn nuôi thông qua quá trình làm việc thực tế, trực tiếp theo giõi tình trạng luân chuyển chứng từ phục vụ cho việc bán hàng, quan sát cách giải quyết công việc của nhân viên trong Công ty và phỏng vấn khi cần thiết. 5. Dự kiến những đóng góp của đề tài Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Công ty, khóa luận đã đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của chu trình này tại Công ty, những rủi ro có thể xảy ra trong chu trình, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền, giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của chu trình này trong chuỗi hoạt động kinh doanh các sản phẩm thức ăn cho gia súc và gia cầm thương hiệu “Con Heo Vàng” phục vụ cho chăn nuôi. Đề tài sẽ giúp chúng ta chúng ta hiểu hơn về kiểm soát nội bộ, sự cần thiết và tác dụng của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, đặc biệt là kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng như chính Công ty Cổ phần Aprovic sẽ có thể nhìn nhận được những vấn đề còn bất cập trong kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền trong doanh nghiệp mình. Từ đó dần hoàn thiện và đảm bảo hiệu quả hoạt động của chu trình bán hàng – thu tiền, hạn chế tối đa gian lận, nhầm lẫn. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty Cổ phần Aprovic. Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty Cổ phần Aprovic. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Định nghĩa kiểm soát nội bộ Dưới góc độ quản lý, quá trình nhận thức và nghiên cứu kiểm soát nội bộ đã dẫn đến sự hình thành nhiều định nghĩa khác nhau. Đến nay, định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của COSO [1,2]: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: - Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động - Sự tin cậy của báo cáo tài chính - Sự tuân thủ pháp luật và các quy định Trong định nghĩa trên, có 4 khái niệm quan trọng cần lưu ý, đó là quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu. - Kiểm soát nội bộ là một quá trình Các hoạt động của đơn vị được thực hiện thông qua quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. Để đạt được mục tiêu mong muốn, đơn vị cần kiểm soát các hoạt động của mình, kiểm soát nội bộ chính là quá trình này. Kiểm soát nội bộ không phải là sự kiện hay tình huống mà là một chuỗi các hoạt động hiện diện trong một bộ phận, quyện chặt vào hoạt động của tổ chức và là một nội dung cơ bản trong các hoạt động của tổ chức. Kiểm soát nội bộ sẽ hữu hiệu khi nó là một bộ phận không tách rời chứ không phải chức năng bổ sung cho các hoạt động của một tổ chức. - Con người Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người, đó là Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị. Kiểm soát nội bộ là một công cụ được nhà quản lý sử dụng chứ không thay thế được cho nhà quản lý. Nói cách khác, nó được thực hiện bởi những con người trong tổ chức, bởi suy nghĩ và hành động của họ. Chính họ sẽ vạch ra mục tiêu, đưa ra biện pháp kiểm soát và vận hành chúng. Tuy nhiên, không phải lúc nào con người cũng hiểu rõ, trao đổi và hành động một cách nhất quán. Mỗi thành viên tham gia vào tổ chức với khả năng, kiến thức, kinh nghiệm, và nhu cầu khác nhau. Một hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có thể hữu hiệu khi từng thành viên trong tổ chức hiểu rõ về trách nhiệm và quyền hạn của mình, chúng cần được giới hạn ở một mức độ nhất định. Do vậy, để kiểm soát nội bộ hữu hiệu cần phải xác định mối liên hệ, nhiệm vụ và cách thức thực hiện chúng của từng thành viên để đạt được các mục tiêu của tổ chức. - Đảm bảo hợp lý Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức chứ không thể đảm bảo tuyệt đối. Điều này xuất phát từ những hạn chế tiềm tàng trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ, đó là do những sai lầm của con người khi đưa ra các quyết định, sự thông đồng của các cá nhân hay sự lạm quyền của nhà quản lý có thể vượt khỏi kiểm soát nội bộ… Hơn nữa, một nguyên tắc cơ bản trong quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Tất cả các điều đó dẫn đến, trong mọi tổ chức, dù có thể đã đầu tư rất nhiều cho việc thiết kế và vận hành hệ thống nhưng vẫn không có hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn hảo. - Các mục tiêu Mỗi đơn vị cần có các mục tiêu kiểm soát cần đạt được để từ đó xác định các chiến lược cần thực hiện. Có thể chia các mục tiêu kiểm soát đơn vị cần thiết lập thành ba nhóm: + Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. + Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: nhấn mạnh đến tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính mà tổ chức cung cấp. + Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định. .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 109 | Định dạng: docx | Người đăng: chipchip | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty Cổ phần Aprovic | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |