Thị Ngọc Liên LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học TS. Bùi Thị Thanh Thuý đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến khoa học trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban quản lý đào tạosau đại học cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Sự động viên giúp đỡ của thầy, cô giáo, cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp là nguồn động viên quý báu cho tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày…….tháng….….năm 2021 Người cam đoan Lê Thị Ngọc Liên MỤC LỤC MỞ ĐẦU. 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC GIÁO DỤC TIỂU HỌC. 9 1.1. Quan niệm tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học 9 1.1.1. Quan niệm viên chức và viên chức giáo dục tiểu học 9 1.1.2. Quan niệm quản lý viên chức giáo dục tiểu học 13 1.1.3. Quan niệm tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học 17 1.2. Pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học và nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học 18 1.2.1. Pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học 18 1.2.2. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học 22 1.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học. 26 1.3.1. Xu hướng đổi mới tổ chức, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập . 26 1.3.2. Mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập. 27 Tiểu kết chương 1. 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 30 2.1. Tổng quan về huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội và đội ngũ viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 30 2.1.1. Khái quát tình hình tự nhiên - xã hội huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 30 2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội . 32 2.2. Khái quát tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 36 2.2.1. Lập kế hoạch, ban hành văn bản, chính sách để triển khai pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục 36 2.2.2. Xây dựng tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học. 39 2.2.3. Triển khai thực hiện các nội dung quản lý viên chức giáo dục tiểu học. 41 2.2.4. Tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của các viên chức giáo dục tiểu học 45 2.2.5. Tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm về quản lý viên chức giáo dục tiểu học 47 2.2.6. Sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật quản lý viên chức giáo dục tiểu học 47 2.3. Đánh giá chung. 48 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân 48 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 49 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 57 3.1. Bối cảnh và quan điểm tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 57 3.1.1. Bối cảnh tác động đến việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học . 57 3.1.2. Quan điểm tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học 59 3.2. Giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 61 3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức thực hiện pháp luật quản lý viên chức giáo dục tiểu học 61 3.2.2. Đổi mới về tổ chức, nhân sự 73 3.2.3. Nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức thực hiện quản lý viên chức giáo dục tiểu học. 78 Tiểu kết chương 3. 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 83 PHỤ LỤC 876 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng đội ngũ viên chức giáo dục Huyện Thanh Trì 43 DANH MỤC VIẾT TẮT UBND :Uỷ ban nhân dân HĐND :Hội đồng nhân dân GD & DT :Giáo dục và Đào tạo QLNN : Quản lý nhà nước VC : Viên chức MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến công tác cán bộ, tư tưởng của Người về công tác cán bộ là di sản vô cùng quý báu của Đảng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá vai trò quan trọng của cán bộ trong thực hiện công việc cách mạng. Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [5;tr.452], “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [5;tr.487]. Viên chức nói chung và viên chức ngành giáo dục Việt Nam nói riêng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo các nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển đất nước. Trong đời sống xã hội của bất kỳ một quốc gia nào, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng. Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Để có một nền kinh tế tri thức tiên tiến hiện đại, để có nguồn nhân lực chất lượng cao do rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó trước hết phụ thuộc vào chất lượng viên chức ngành giáo dục - nhân tố trồng người. Từ nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của viên chức ngành giáo dục, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật để quản lý viên chức. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”; “ Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào 1 dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [4]. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Trong chiến lược phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, vấn đề đầu tiên bao giờ cũng nói tới giáo dục tiểu học, vì đó là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học đầu tiên, đặt cơ sở cho sự phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông cũng như toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và chính nó sẽ là cơ sở đem đến chất lượng cho cả hệ thống giáo dục. Vì vậy quản lí viên chức giáo dục tiểu học chính là nhân tố quan trọng góp phần quyết định trong việc thực hiện hoạt động dạy và học có chất lượng, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. Như vậy, với mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục tiểu học, trước hết chúng ta cần phải tập trung chăm lo, nâng cao chất lượng viên chức giáo dục tiểu học. Thực tế cho thấy, việc tổ chức thực hiện chính sách, quy định pháp luật quản lý viên chức ngành giáo dục tiểu học thời gian qua trong cả nước nói chung, ở huyện Thanh Trì nói riêng đã đạt được các thành tựu, các kết quả đáng ghi nhận. Huyện Thanh Trì là một huyện thuộc Thành phố Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng. Phía Đông giáp sông Hồng, phía Nam giáp huyện Thương Tín, phía Tây giáp quận Hà Đông, phía Bắc giáp quận Hoàng Mai.Huyện Thanh Trì có diện tích tự nhiên 6.317,27 ha diện tích tự nhiên và 274.347 nhân khẩu. Với điều kiện thuận lợi là một trong những huyện được thành lập từ lâu thuộc thủ đô Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hoá, giáo dục, kinh tế của cả nước, đội ngũ viên chức giáo dục tiểu học huyện Thanh Trìcó trình độ chuyên môn, chuyên môn sâu được quản lý một cách khoa học đã đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Song bên cạnh các thành tựu, kết quả đã thu được còn bộc lộ các hạn chế 2 bất cập như vị trí việc làm chưa phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo, chế độ, chính sách với đội ngũ viên chức chưa đảm bảo, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhiều khi mang tính hình thức… Nguyên nhân của các hạn chế bất cập có nhiều nhưng chủ yếu do quy định và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục còn có những hạn chế bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, động lực làm việc của viên chức giáo dục nói chung trong đó có viên chức ngành giáo dục huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Xuất phát từ những lý do đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” để triển khai nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ Quản lý công. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập với các góc độ khác nhau. Có thể xem xét: Một là,những công trình nghiên cứu về tổ chức thực hiện pháp luật ở các lĩnh vực khác nhau: Nguyễn Hữu Tiến (2017), Tổ chức thực hiện pháp luật về tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, kiến nghị phản ánh – từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội[19]. Nguyễn Văn Quảng (2018), Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị - từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp - Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia [16]. Phạm Thị Liên (2018), Tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyên Kim Động tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp - Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia [9]. Hai là, những công trình nghiên cứu về viên chức và quản lý viên chức Nguyễn Thu Hằng (2013), Quản lý nhà nước đối với viên chức y tế 3 ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính [6]. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về VC y tế nói chung và VC y tế ngành xây dựng nói riêng: Sự cần thiết, nội dung, phương pháp, công cụ của QLNN đối với VC y tế; Tổng kết kinh nghiệm của ngành khác trong quản lý VC y tế đưa ra những bài học cho ngành xây dựng. Trên cơ sở lý luận và những phân tích về thực trạng QLNN đối với đội ngũ VC y tế ngành xây dựng từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của công tác quản lý đội ngũ VC y tế và đề ra phương hướng và hệ thống giải pháp tăng cường QLNN đối với VC y tế ngành xây dựng trong giai đoạn tiếp theo. Nguyễn Ngọc Thuý (2018), Quản lý viên chức ngành y tế - từ thực tiễn bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia [17]. Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường quản lý viên chức ngành y tế tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Qua việc nghiên cứu luận văn giúp đề tài công cụ lý luận về viên chức và quản lý viên chức. Ba là, những công trình nghiên cứu về quản lý viên chức giáo dục và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục "Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện" của tác giả Hoàng Thị Tú Oanh (Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, 2007)[12]. Luận văn đã nêu các vấn đề lý luận về giáo dục và đào tạo, nói lên thực trạng giáo dục Việt Nam. Sau đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện GD&ĐT nước ta. Khắc Thị Chi (2013): “Quản lý đội ngũgiáo viên trường tiểu học Uy Nỗ -Đông Anh dựa vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học”, trường Đại học giáo dục, Đại họcQuốc gia Hà Nội[2]. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý đội ngũ giáo viên dựa vào chuẩn, hai là khảo sát, 4 phân tích, đánh giá thực trạng quá trình quản lý đội ngũ giáo viên dựa vào chuẩn ở trường tiểu học Uy Nỗ - Đông Anh từ năm 2010 đến nay, ba là đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Uy Nỗ - Đông Anh dựa vào chuẩn trong giai đoạn hiện nay. Trần Văn Long (2018), Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp – Luật Hành chính, Học viện Khoa học xã hội[10]. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đế lý luận và thực tiễn về QLNN về viên chức giáo dục quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về viên chức giáo dục. Lê Thị Mai Lam (2019) “Quản lý nhà nước về giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk” Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quôc gia[7]. Luận văn đã xác định những thành tựu và hạn chế trong QLNN về giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hơn nữa công tác QLNN về giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện. Luận văn chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia: “Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu họctrên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn ThịHuyền Trang [20]. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng QLNN về phát triển ĐNGV các trường tiểu học trên địa bàn, tác giả đã xác định được hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN về phát triển ĐNGV các trường tiểu học trên địa bàn. Căn cứ vào đó, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển ĐNGV tiểu học tại huyện Đan Phượng. Nguyễn Thị Thuý (2019), Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục – từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, 5 Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia[18]. Luận văn đã phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng của tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Luận văn đề xuất các giải pháp về bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Mặc dù khác biệt về địa bàn, nhưng khung lý thuyết của luận văn là một trong những cơ sở để đề tài tham khảo. Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đều có giá trị tham khảo nhất định đối với tác giả luận văn ở các nội dung có liên quan đến đề tài. Tuy nhiên qua khảo sát, nghiên cứu trực diện về tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội dưới góc độ Luận văn thạc sỹ Quản lý côngthì lại không có công trình nào kể trên đề cập đến. 3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1.Mục đích của luận văn Từ sự phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng củatổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất các giải pháp về bảo đảmtổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. 3.2.Nhiệm vụ của luận văn -Phân tích khung lý thuyết liên quan đến đề tài thông qua việc giải mã các khái niệm, đặc điểm viên chức và viên chức ngành giáo dục; Phân tích và đưa ra khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục . -Nghiên cứu, đánh giáthực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; 6 chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. -Phân tích các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảmtổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1.Đối tượng nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian:Trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội + Phạm vi thời gian: Từ năm 2017 đến nay + Phạm vi nội dung: Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tiểu học gắn với thẩm quyền của UBND huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận của luận văn Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lý luận chung về nhà nước và pháp luật nói chung và vấn đề viên chức nói riêng. 5.2.Phương pháp nghiên cứu của luận văn Các phương pháp tác giả sử dụng trong luận văn gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn -Kết quả nghiên cứu của luận văn bổ sung quan trọng vào sự phát triển của khoa học quản lý công, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo 7 .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 98 | Định dạng: pdf | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |