THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Thực thi chính sách thi đua khen thưởng tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM BÍCH HỒNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THI ĐUA KHEN THƯỞ

NG TẠI VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM BÍCH HỒNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THI ĐUA KHEN THƯỞNG TẠI VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THANH THỦY LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày……tháng năm 202… Tác giả luận văn Phạm Bích Hồng LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới cô giáo chủ nhiệm, các thầy, cô giáo tại Học viện hành chính quốc gia, đặc biệt là TS.Nguyễn Thị Thanh Thủy – Phó trưởng khoa Khoa khoa học hành chính và tổ chức nhân sự đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện, hoàn thiện luận văn cao học về nội dung “Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường”. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng năm 202… Tác giả luận văn Phạm Bích Hồng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.i LỜI CẢM ƠN. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTvi DANH MỤC BẢNG.vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vii MỞ ĐẦU.1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THI ĐUA KHEN THƯỞNG.13 1.1. Một số khái niệm cơ bản 13 1.1.1. Thi đua, khen thưởng 13 1.1.2. Chính sách thi đua, khen thưởng. 18 1.1.3. Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng.20 1.2. Mối quan hệ giữa thi đua với khen thưởng và vai trò của thi đua khen thưởng21 1.2.1. Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng.21 1.2.2. Vai trò của chính sách thi đua khen thưởng và thực hiện chính sách thi đua khen thưởng 24 1.3. Công cụ thực hiện chính sách thi đua khen thưởng. 25 1.4. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách thi đua khen thưởng.28 1.4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thi đua khen thưởng 28 1.4.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách thi đua khen thưởng 30 1.4.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách thi đua khen thưởng.32 1.4.4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách thi đua khen thưởng32 1.4.5. Đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách thi đua khen thưởng. 33 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách thi đua khen thưởng35 1.5.1. Yếu tố bên ngoài cơ quan, đơn vị. 35 1.5.1.1. Pháp luật về thi đua khen thưởng.35 1.5.1.2. Vai trò điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước 36 1.5.2. Yếu tố bên trong cơ quan, đơn vị37 1.5.2.1. Năng lực lãnh đạo của người đứng đầu37 1.5.2.2. Năng lực của người trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách thi đua khen thưởng.37 1.5.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật.38 1.5.2.4. Sự tham gia của người lao động trong phong trào thi đua. 38 1.5.2.5. Yếu tố văn hóa, tư tưởng của những cán bộ thực hiện chính sách thi đua khen thưởng.39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THI ĐUA KHEN THƯỞNG TẠI VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG. 41 2.1. Khái quát chung về Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.41 2.2. Căn cứ pháp lý tổ chức thực hiện chính sách thi đua khen thưởng 44 2.3. Phân tích quá trình thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường 44 2.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thi đua khen thưởng 44 2.3.2. Công tác phổ biến tuyên truyền thực hiện chính sách thi đua khen thưởng47 2.3.3. Tình hình phân công, phối hợp thực hiện chính sách thi đua khen thưởng51 2.3.4. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách thi đua khen thưởng54 2.1.5. Đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách thi đua khen thưởng.57 2.4. Đánh giá quá trình thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường 60 2.4.1. Ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện chính sách thi đua khen thưởng 64 2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế70 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THI ĐUA KHEN THƯỞNG TẠI VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG 75 3.1. Quan điểm thực hiện chính sách thi đua khen thưởng. 75 3.1.1. Công tác thi đua khen thưởng tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành 75 3.1.2. Tổ chức thực hiện chính sách thi đua khen thưởng phù hợp với nguồn lực của Viện. 76 3.1.3. Đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong thực hiện chính sách thi đua khen thưởng. 77 3.2. Giải pháp hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách thi đua khen thưởng. 79 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về thực hiện chính sách thi đua khen thưởng 79 3.2.2. Nâng cao vai trò của người đứng đầu81 3.2.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác thi đua khen thưởng.83 3.2.4. Nâng cao nhân thức của viên chức, người lao động trong công thi đua khen thưởng.85 3.2.5. Tăng cường hệ thống cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua khen thưởng tại Viện. 86 3.2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng88 3.2.7. Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách thi đua khen thưởng90 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC 98 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TĐKT Thi đua khen thưởng VC Viên chức DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng kê nhân sự của Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường 43 Bảng 2.2. Kết quả kháo sát công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thi đua khen thưởng 45 Bảng 2.3. Kết quả kháo sát công tác phổ biến tuyên truyền thực hiện chính sách thi đua khen thưởng 48 Bảng 2.4. Kết quả kháo sát tình hình phân công, phối hợp thực hiện chính sách thi đua khen thưởng 52 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát công tác theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc 55 thực hiện chính sách thi đua khen thưởng 55 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát công tác đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách thi đua khen thưởng 58 Bảng 2.7. Thống kê các danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể của Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường giai đoạn 2015-2019 61 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường 42 Biểu đồ 2.1. Giải thưởng/danh hiệu thi đua cá nhân 62 Biểu đồ 2.2. Giải thưởng/danh hiệu thi đua tập thể 63 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động khác, vì vậy ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong hoàn cảnh đất nước vô cùng khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. Trung ương Đảng đã thành lập Ban vận động thi đua ái quốc từ Trung ương đến địa phương và phát động phong trào thi đua để động viên mọi lực lượng tham gia kháng chiến, kiến quốc, Bác nhấn mạnh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, hưởng ứng lời kêu gọi của Người toàn Đảng toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết một lòng, đem hết sức mình tham gia kháng chiến và kiến quốc thành công, từ đó phong trào thi đua đã phát triển và ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng qua các thời kì và trong tất cả các tầng lớp nhân dân, các lực lượng vũ trang với nhiều nội dung phong phú, hình thức sinh động, góp phần quan trọng vào việc động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhằm tạo động lực, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước; năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vì vậy công tác TĐKT có vai trò quan trọng và cần thiết không thể thiếu, thi đua gắn liền với lao động, sản xuất, chiến đấu. Đảng ta rất chú trọng đến công tác TĐKT, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về công tác TĐKT, đề ra những chủ trương, chính sách khen thưởng phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn phát triển đất nước, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về công tác TĐKT làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị từng bước hoàn thiện chính sách TĐKT. Công tác TĐKT là một nội dung quan trọng của công tác Đảng, công tác Chính trị được duy trì ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn dân. Thông qua TĐKT mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy phong trào phát triển đi lên. TĐKT là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, chiến sỹ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấp trên giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”. Trong thời gian qua, hầu hết các cơ quan, đơn vị trong toàn quốc đã duy trì nghiêm túc, phát huy được vai trò của công tác TĐKT vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, góp phần quan trọng xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Thi đua, khen thưởng đã trở thành nguồn khích lệ, cổ vũ, động viên to lớn đối với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn hệ thống nhằm hoàn thành công tác, nhiệm vụ chính trị. Thông qua Thi đua khen thưởng mà phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của con người và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy phong trào phát triển đi lên. Việc khen thưởng chính xác, kịp thời có tác dụng rất lớn, động viên và cổ vũ người lao động trong cơ quan, tổ chức cống hiến hết sức lực của họ thúc đẩy sự phát triển của đơn vị. Thực hiện Chỉ thị 39 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua khen thường thời kỳ mới, Luật TĐKT, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật TĐKT, các văn bản chỉ đạo của Ban Thi đua-Khen thưởng TW, Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã phát động nhiều đợt thi đua đặc biệt, thiết thực lập thành tích chào mừng những ngày kỷ niệm lớn của đất nước và của Ngành thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của đất nước. Công tác TĐKT đã thực sự động viên cán bộ, công chức, VC, người lao động góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành. Là một VC hiện nay đang công tác tại Viện Sức khỏe và nghề nghiệp môi trường, kết thúc khóa học này học viên chọn đề tài “Thực thi chính sách TĐKT tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường” với mong muốn kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần vào hoàn thiện quá trình thực hiện công tác TĐKT tại cơ quan em đang công tác. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Về TĐKT nói chung và chính sách TĐKT nói riêng đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận, nhiều quan điểm, cách đánh giá khác nhau. Một số công trình nghiên cứu đáng chú ý sau: 2.1. Các công trình về vai trò của chính sách thi đua khen thưởng Đàm Thị Thương (2008), “Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác TĐKT”, Nhà xuất bản chính trị Hà Nội. Từ những phong trào thi đua yêu nước tác giả đua ra nhận định thi đua yêu nước là một phương thức vận động cách mạng thiết thực và hiệu quả, nhằm phát huy năng lực và trí tuệ của mỗi người dân, tạo ra sức mạnh dời non, lấp biển của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cho thấy sự cần thiết trong công tác TĐKT trên cả nước. Nguyễn Đình Châu (2014), Tăng cường làm tốt công tác TĐKT góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược xây dựng con người của Đảng trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 213 (tháng 5). Trong bài viết tác giả đã nêu khái quát về tình hình thực hiện công tác TĐKT, vai trò của chính sách thi đua trong chiến lược xây dựng con người của Đảng trong giai đoạn hiên nay. 2.2. Các công trình về nội dung, quy trình thực hiện chính sách thi đua khen thưởng Lê Văn Phong (2014), Công tác TĐKT ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2009-2014), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 9. Trong bài viết tác giả nêu ra những điểm sáng trong các hoạt động TĐKT của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, bên cạnh những mặt tích cực tác giả cũng nêu ra một số điểm hạn chế và bất cập trong công tác TĐKT, từ đó đưa ra quy trình thực hiện chính sách TĐKT phù hợp hơn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, tiếp tục phát huy truyền thống thi đua ái quốc với chủ đề “Đoàn kết - Kỷ cương - Gương mẫu - Sáng tạo - Hiệu quả”. Phối hợp làm tốt công tác TĐKT – Báo Hải Dương (2015). Qua bài viết tác giả đã nêu những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phối hợp thực hiện việc TĐKT trong công nhân, VC, lao động đó là phối hợp vận động CNVCLĐ trong toàn tỉnh tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về công tác TĐKT cho đội ngũ cán bộ công đoàn chủ chốt ở tất cả các công đoàn cấp trên cơ sở; tổ chức hội thảo tham gia vào dự thảo báo cáo phục vụ cho việc nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, kịp thời biểu dương những cá nhân, đơn vị làm tốt; đổi mới hình thức khen thưởng trực tiếp cho người lao động. 2.3. Các công trình về công tác thi đua khen thưởng và thực hiện chính sách thi đua khen thưởng Nguyễn Thế Thắng (2012), Những vấn đề lý luận chung về TĐKT, đề tài khoa học cấp nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong đề tài tác giả đã đưa ra những lý luận về công tác TĐKT, từ đó đề ra quan điểm, chính sách, giải pháp chung nhất nhằm tăng cường hoạt động thực hiện chính sách TĐKT trong thời gian tới. Trần Thị Hà (2013), Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới TĐKT trong giai đoạn hiện nay, đề tại khoa học cấp Nhà nước, Ban TĐKT Trung ương. Trong đề tài tác giả đã nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách TĐKT, từ đó đưa ra quan điểm, chính sách, giải pháp đổi mới công tác TĐKT Nguyễn Minh Mẫn (2010), Quy định của Pháp luật về TĐKT và tổ chức làm công tác TĐKT, đề tài khoa học cấp Nhà nước, Bộ Nội vụ. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận của Pháp luật về TĐKT và đánh giá thực trạng pháp luật về TĐKT, đề tài nghiên cứu khoa học đã đưa ra những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về công tác TĐKT trong thời gian tới. Nguyễn Viết Vượng (2006), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản lao động Hà Nội. Cuốn sách tập trung nhấn mạnh vai trò then chốt của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về TĐKT trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, một số hạn chế trong quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh; Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về TĐKT trong phát triển kinh tế. Phùng Ngọc Tấn (2014), Giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về TĐKT, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10. Trong bài viết tác giả nêu ra đối tượng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật về TĐKT, hệ thống pháp luật hiện hành về công tác TĐKT tại Việt Nam; đưa ra những vấn đề chưa hợp lý trong pháp luật từ đó xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật về TĐKT. Nguyễn Mạnh Cường (2019), Nâng cao chất lượng công tác TĐKT: Phải bắt đầu từ công tác cán bộ - trong Tạp chí của Ban tuyên giáo Trung ương. Tại bài viết, tác giả đi thẳng vào vấn đề nâng cao năng lực của cán bộ đội ngũ, công chức làm công tác TĐKT, tuy nhiên công tác này vấp phải một số hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách trong công tác TĐKT. Trần Thu Hà (2015), Đổi mới công tác TĐKT theo tư tưởng Hồ Chí Minh – Tạp chí Ban tuyên giáo trung ương. Tác giả nêu ra thực trạng trong công tác TĐKT, từ đó đề ra quan điểm, giải pháp đổi mới công tác TĐKT theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm tạo thêm động lực cho toàn dân lao động và làm việc trong điều kiện hiện nay. Mai Thảo (2020), Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến trong cán bộ VC người lao động giai đoạn 2020-2025 – trong Tạp chí TĐKT của Ban TĐKT trung ương. Qua bài viết tác giả đã cho thấy mục đích của việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, và phát hiện khen thưởng đối với người lao động. Tác giả đưa ra các giải pháp giúp đẩy mạnh phong trào TĐKT như: về mặt thông tin, tuyên truyền; về tổ chức, phát động các phong trào TĐKT; về công tác phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, khen thưởng… Phương Thanh (2020), Nâng cao chất lượng công tác TĐKT, Tạp chí TĐKT của Ban TĐKT trung ương. Trong bài viết tác giả nêu ra các nội dung để phong trào thi đua yêu nước và khen thưởng tiếp tục góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng Bộ, ban, ngành, địa phương,… theo công văn số 39/BTĐKT-VI ngày 20 tháng 1 năm 2020 .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 119 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Thực thi chính sách thi đua khen thưởng tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024